Dự báo kinh tế thế giới 2023

Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] công bố hạ cấp triển vọng của nền kinh tế thế giới năm 2023 cùng một danh sách các "mối đe doạ" bao gồm mối quan hệ giữa Nga và Ukraine, áp lực lạm phát, lãi suất tăng cao và hậu quả kéo dài của đại dịch toàn cầu.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, IMF cho rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế cho năm 2022 vẫn không thay đổi so với dự báo tháng 7/2022 ở mức khiêm tốn 3,2%, giảm mạnh so với mức tăng 6% của năm ngoái.

Tuy nhiên, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 xuống còn 2,7%, giảm so với mức 2,9% từng được ước tính vào tháng 7/2022.

Trước đó, một lãnh đạo của IMF cho biết định chế này dự báo sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ mất 4.000 tỷ USD từ nay đến năm 2026.

Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF cho biết: "Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Ba nền kinh tế lớn gồm Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu đang chững lại. Các quốc gia chiếm một phần ba sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ thu hẹp vào năm tới, cho thấy rằng năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái đối với nhiều người trên thế giới".

Trong ước tính mới nhất của mình, IMF đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng ở Mỹ xuống 1,6% trong năm nay, giảm so với mức dự báo hồi tháng 7 là 2,3%. Cùng với đó, IMF cho rằng tại Mỹ, việc thắt chặt các điều kiện tài chính và tiền tệ sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống 1% trong năm tới. 

Tại Trung Quốc, IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, giảm mạnh so với mức 8,1% của năm ngoái và hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2023 xuống 4,4%.

Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ trải qua đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng nhất, trong bối cảnh quay cuồng với cuộc khủng hoảng năng lượng do mối quan hệ Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow. IMF dự báo mức tăng trưởng dự kiến của khu vực này chỉ đạt 0,5% vào năm 2023.

Trong quá trình phục hồi sao đại dịch Covid-19, các nhà máy, cảng và bãi vận chuyển hàng hóa đã bị choáng ngợp bởi nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ đối với hàng hóa sản xuất, đặc biệt là ở Mỹ, dẫn đến sự chậm trễ, thiếu hụt và giá cả cao hơn.

IMF dự kiến ​​giá tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ tăng 8,8% trong năm nay, tăng từ 4,7% vào năm 2021.

Đáp lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] và các ngân hàng trung ương khác đã đảo ngược hướng đi và bắt đầu tăng lãi suất đáng kể, gây nguy cơ giảm tốc mạnh và có khả năng xảy ra suy thoái. Trong năm nay, Fed đã tăng lãi suất ngắn hạn chuẩn 5 lần liên tiếp.

Ông Maurice obsfeld, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của IMF đưa ra cảnh báo rằng một Fed quá "hung hăng" có thể "đẩy nền kinh tế thế giới vào một sự co thắt khắc nghiệt không cần thiết. 

IMF: Cuộc xung đột với Nga có thể khiến kinh tế Ukraine suy thoái trầm trọng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong bối cảnh các nước chịu tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF công bố ngày 11-10, 1/3 nền kinh tế trên thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Những quốc gia này có thể có mức tăng trưởng âm trong quý cuối cùng của năm 2022 và quý đầu của năm 2023. Thiệt hại toàn cầu do suy thoái kinh tế có thể lên tới 4.000 tỷ USD vào năm 2026, tương đương với quy mô GDP của Đức.

Cũng theo IMF, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 sẽ giảm xuống 2,7% so với dự báo 2,9% IMF đưa ra hồi tháng 7. Nguyên nhân là lãi suất tăng làm chậm đà tăng trưởng kinh tế Mỹ trong khi châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng. Tuy nhiên, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 ở mức 3,2%, sau mức tăng trưởng toàn cầu 6% năm 2021.

Trước đó, ngày 10-10, Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng JP Morgan Chase, ông Jamie Dimon cảnh báo, sự kết hợp của “những yếu tố rất nghiêm trọng” có thể đẩy cả nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào suy thoái từ giữa năm 2023, nhất là trong khoảng 6 - 9 tháng tới. Trong khi đó, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva kêu gọi các nhà hoạch định chính sách không để lạm phát trở thành một “đoàn tàu mất phanh” mà không thực hiện các biện pháp kiềm chế.

NGHI VĂN

Tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt khoảng 7-7,5%, dự báo tăng trưởng năm 2023 đạt khoảng 6,5-7%, CPI bình quân tăng không quá 4,5%, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là phương án khả thi để phấn đấu.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế.  Ảnh: Đ.T

GDP năm 2022 ước tăng 7 - 7,5%

Trong phiên họp toàn thể lần thứ 9 diễn ra tại Quảng Ninh, sáng nay [30/9], Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành thẩm tra kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến Kế hoạch năm 2023.

Báo cáo nội dung này, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khái quát, trong năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đồng thời giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn, có nhiều chuyển biến tích cực về thể chế, môi trường đầu tư - kinh doanh, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp.

Kết quả tích cực của năm 2022 còn thể hiện qua việc làm tốt công tác chăm lo phát triển văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; cơ bản đảm bảo việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin cho người dân, góp phần từng bước nâng cao phúc lợi, đảm bảo cuộc sống an toàn và hạnh phúc của nhân dân.

Ước thực hiện cả năm, có 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt mục tiêu kế hoạch được Quốc hội giao, 1 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội [ước thực hiện 3,8 - 4,3%, kế hoạch là 5,5%].

Trong các chỉ tiêu vượt, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 7 - 7,5%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%; khu vực dịch vụ tăng 6,6%. Sự phục hồi và phát triển kinh tế giữa các địa phương khá đồng đều, 44/63 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng trên 6%.

Các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch còn có GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 4.075/3.900 USD; Chỉ số Giá tiêu dùng [CPI] ước đạt 4%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...

Bên cạnh kết quả, nhìn nhận hạn chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm trễ, chưa đạt được kết quả như mong đợi. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt; tuy nhiên, có 42/51 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước [39,15%], trong đó, có 12 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Một khó khăn nữa được nêu tại báo cáo là triển khai tín dụng đối với một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro gặp nhiều khó khăn, như đối với tín dụng bất động sản, thời gian gần đây, thị trường chứng khoán có biến động lớn, các mã cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giảm mạnh, ảnh hưởng tới giá trị tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp tại một số tổ chức tín dụng.

Thị trường bất động sản biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, tình trạng đấu giá đất với giá cao bất thường... ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng. Cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là đầu tư dài hạn, trong khi đó, nguồn vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn. Chênh lệch kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn và cho vay đối với lĩnh vực này là rủi ro lớn đối với các ngân hàng. Số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản trong những năm gần đây có xu hướng tăng dần.

Ba phương án tăng GDP

Dự báo bối cảnh năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới là rất lớn, khó khăn, thách thức phải đối mặt rất nhiều, mang tính chất nhanh, mạnh, khó lường, tác động lớn và khá toàn diện.

Trong bối cảnh đó, quan điểm chỉ đạo điều hành được xác định theo hướng bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định, giữ thế chủ động trước những diễn biến phức tạp, khó lường.

Đối với mục tiêu tăng trưởng GDP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến 3 phương án tăng trưởng.

Phương án 1: Trường hợp tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt khoảng 6,5%, dự báo tăng trưởng năm 2023 đạt khoảng 7 - 7,5%, CPI bình quân tăng không quá 5%. Đây là phương án khi tình hình có thuận lợi hơn, các tác động, khó khăn, thách thức từ tình hình quốc tế cơ bản được hạn chế và tình hình trong nước được kiểm soát.

Phương án 2: Trường hợp tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt khoảng 7 - 7,5%, dự báo tăng trưởng năm 2023 đạt khoảng 6,5 - 7%, CPI bình quân tăng không quá 4,5%. Đây là phương án khả thi để phấn đấu thực hiện với dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế năm 2023. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn phương án này.

Phương án 3: Trường hợp tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt cao hơn 7,5%, dự báo tăng trưởng năm 2023 đạt khoảng 6 - 6,5%, CPI bình quân tăng khoảng trên, dưới 4%. Đây là phương án khi tình hình bất lợi hơn, xung đột Nga - Ukraine tiếp tục căng thẳng, chuỗi cung ứng toàn cầu gặp khó khăn, kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng mạnh từ lạm phát cao và suy giảm tăng trưởng, suy thoái kinh tế ở một số nước.

Mở rộng hợp lý chính sách tiền tệ

Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn là nhiệm vụ đầu tiên được xác định cho năm 2023.

Đáng chú ý, theo báo cáo, giải pháp về chính sách tiền tệ vẫn là thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, song có yếu tố “phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả và các chính sách khác, khai thác dư địa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để ứng phó kịp thời với biến động của tình hình thế giới, trong nước”.

Nêu rõ thời gian còn lại để triển khai Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội không nhiều, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập sự cần thiết đẩy nhanh việc giải ngân các chính sách, đặc biệt là các chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ 2% lãi suất đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh trục lợi chính sách. Cùng với đó, bảo đảm nguồn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Chương trình.

“Đối với danh mục nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục đầu tư cần thiết; chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt bằng, mỏ vật liệu, nhân công… để sớm thực hiện ngay sau khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn; nếu đến năm 2023 vẫn còn hoàn thiện các thủ tục đầu tư, thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện Chương trình”, báo cáo nêu rõ.

Sau khi được Ủy ban Kinh tế thẩm tra, kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến Kế hoạch năm 2023 sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp tháng 10/2022, trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư [khai mạc ngày 20/10/2022].

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 đạt 1.612,96 ngàn tỷ đồng

Bên cạnh một số chỉ tiêu, các cân đối lớn năm 2023 cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến. Trong đó, cân đối tích lũy - tiêu dùng: quy mô GDP đạt khoảng 10,30 - 10,41 triệu tỷ đồng, tiêu dùng cuối cùng bằng khoảng 66,2% GDP, tỷ lệ tích lũy tài sản bằng khoảng 33,8% GDP.

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 đạt 1.612,96 ngàn tỷ đồng, dự toán chi ngân sách nhà nước đạt 2.073,46 ngàn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 33,6%. Bội chi ngân sách nhà nước 460,5 ngàn tỷ đồng, bằng khoảng 4,47% GDP, tăng khoảng 87,6 ngàn tỷ đồng so với dự toán năm 2022.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 đạt khoảng 795 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2022, dự kiến xuất siêu khoảng 1 tỷ USD.

Tổng công suất nguồn điện năm 2023 [không bao gồm điện mặt trời mái nhà] dự kiến đạt 76.139 MW, tăng 3,99% so với năm 2022.

Sản lượng lúa cả năm 2023 đạt khoảng 43,19 triệu tấn, tăng 0,36% so với năm 2022.

Chủ Đề