Dưới mấy độ học sinh được nghỉ

Trên đây là thông tin chính thức của Sở GDĐT Hà Nội giải đáp những băn khoăn của phụ huynh học sinh những giờ qua.

Trên một diễn đàn của phụ huynh Hà Nội, sáng nay 9.1, phụ huynh nháo nhác vào hỏi nhau xem con có được nghỉ học không. Vì theo dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, tại Hà Nội, từ nay đến 14.1 trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 10-12 độ C.

Vì không thấy nhà trường thông báo, nên nhiều phụ huynh băn khoăn không biết con em mình đi học hay nghỉ ở nhà trong những ngày rét đậm.

Nhiều phụ huynh, dù chưa có thông báo chính thức của trường vẫn quyết định cho con nghỉ học để đảm bảo sức khỏe cho các bé.

Về điều này, Sở GDĐT Hà Nội vừa có văn bản số 64/SGDDT-VP gửi các phòng giáo dục quận, huyện, các đơn vị trực thuộc.

Theo đó, Sở GDĐT Hà Nội có quy định: Khi nhiệt độ từ 10 độ C trở xuống, học sinh tiểu học và mầm non sẽ được nghỉ học; từ 7 độ C trở xuống học sinh THCS được nghỉ học. Nhiệt độ chuẩn được xác định theo bản tin dự báo thời tiết trên Đài truyền hình Việt Nam lúc 6h15. Căn cứ vào thông tin này, Phòng GDĐT quận, huyện, thị xã và các trường được phép quyết định cho học sinh nghỉ học.

Đồng thời, cần thông tin rõ quy định nghỉ rét tới tất cả học sinh và phụ huynh thông qua các phương tiện: Cổng thông tin điện tử của đơn vị, qua hệ thống tin nhắn, sổ liên lạc điện tử, qua loa truyền thanh của nhà trường, của phương, hoặc dán thông báo ở cổng trường.

Ngoài ra, trong thời gian thời tiết rét đậm, rét hại, Sở GDĐT Hà Nội đề nghị các Phòng GDĐT kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn… đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.

Đối với các trường mầm non, cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ các cháu. Đối với những trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm đảm bảo đủ suất ăn và thực phẩm sạch sẽ, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng, chỗ nghỉ trưa ấm áp, chuẩn bị các loại thuốc men phục vụ công tác y tế học đường.

Đồng thời, không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời, cần đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi tổ chức các giờ học thể dục ngoài trời; nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm và không bắt buộc học sinh mặc đồng phục trong những ngày giá rét.

Trong thời gian học sinh nghỉ rét, các nhà trường có hướng dẫn cho học sinh tự học, ôn tập tại nhà. Trường hợp học sinh vẫn đến trường, nhà trường phải bố trí cho các cháu vào một phòng để giữ ấm và quản lý cho đến khi phụ huynh đón về.

Sở Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] Hà Nội vừa có định hướng, hướng dẫn các phòng GDĐT, nhà trường trong việc tổ chức dạy học trực tiếp.

Sở GDĐT Hà Nội thống nhất với Đài Truyền hình Việt Nam về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong những ngày rét đậm, rét hại; phụ huynh cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời tại khu vực Hà Nội được phát tại bản tin dự báo thời tiết trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Căn cứ thông tin này, Trưởng phòng GDĐT và thủ trưởng trường trực thuộc có trách nhiệm quyết định cho học sinh nghỉ học trực tiếp chuyển sang trực tuyến. Cụ thể:

- Theo đó, khi trời lạnh dưới 10 độ C, các đơn vị được phép quyết định cho học sinh tiểu học nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến. 

- Khi trời khi trời lạnh dưới 7 độ C, các đơn vị cho học sinh trung học cơ sở nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến. 

Trong những ngày trời rét đậm, rét hại có thể diễn ra trong những ngày tới, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường lưu ý kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng chức năng...đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.

Các nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời những ngày rét đậm, rét hại; phối hợp với cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét.

Căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, Sở GDĐT Hà Nội cho phép các đơn vị, nhà trường có thể điều chỉnh thời gian học trực tiếp sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, nhà trường cần giải quyết kịp thời để học sinh không phải nghỉ học và được vào lớp học tập bình thường.

Về phương án dạy học, Sở GDĐT Hà Nội thông báo tới các đơn vị, nhà trường tạm dừng phương án cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 quận trở lại trường học trực tiếp [theo kế hoạch là vào ngày 21.2] cho đến khi có thông báo mới của thành phố.

Học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc 18 huyện, thị xã và học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 thuộc 12 quận tiếp tục học trực tiếp theo kế hoạch. Trẻ mầm non trên địa bàn toàn thành phố tiếp tục nghỉ tại nhà.

Miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm nhất từ đầu mùa. Trong ảnh: khách du lịch co ro trong mưa rét 2-3 độ C ở Sa Pa sáng 20-2 - Ảnh: NAM TRẦN

Sáng 20-2, Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng đã có văn bản số 314/SGDĐT-VP về việc đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh.

Theo đó, hiện nay khu vực Bắc Bộ đang đón một đợt không khí lạnh mạnh và được đánh giá là mạnh nhất từ đầu mùa đông. Để đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh, Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng yêu cầu cho học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C; học sinh trung học cơ sở được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.

Đối với học sinh độ tuổi trung học phổ thông không quy định, cha mẹ học sinh, thủ trưởng các đơn vị giáo dục chủ động theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời khu vực thành phố Hải Phòng, căn cứ nhiệt độ được dự báo để quyết định cho học sinh nghỉ học theo quy định trên.

Trong thời gian thời tiết rét đậm, rét hại, Sở Giáo dục và đào tạo đề nghị chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; thủ trưởng các đơn vị giáo dục thực hiện tốt việc kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.

Các trường mầm non, tiểu học đặc biệt lưu ý đảm bảo có nước ấm để chăm sóc, phục vụ học sinh.

Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý; đồ ăn, uống nóng; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị đầy đủ thuốc men phục vụ công tác y tế học đường, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Các trường học không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời; đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi tổ chức các giờ thể dục ngoài trời; nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét. 

Đồng thời, thông báo rõ quy định nghỉ học do rét tới tất cả học sinh và cha mẹ học sinh qua các kênh thông tin: cổng thông tin điện tử của đơn vị; hệ thống eNetViet; mạng xã hội [Zalo, Facebook...]; loa truyền thanh của nhà trường, của phường, xã; niêm yết thông báo ngoài cổng trường.

Các nhà trường tổ chức học trực tuyến hoặc hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ học do rét. Trường hợp học sinh vẫn đến trường, nhà trường phải phân công, bố trí giáo viên, nhân viên quản lý, chăm sóc học sinh chu đáo, an toàn...

Trước đó, ngày 19-2, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng thông báo cho học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở chuyển trạng thái từ học tập trực tiếp sang trực tuyến từ ngày 21-2, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và tình hình thời tiết rét đậm, rét hại.

Cuối tuần này miền Bắc đón đợt rét tê tái, mạnh nhất từ đầu mùa

TTXVN

Nhiệt độ dưới 10 độ C, học sinh mầm non, tiểu học tại một số địa phương sẽ được nghỉ học. Ảnh minh họa: Q.Anh

Học sinh được nghỉ học vì nhiệt độ xuống thấp

Những ngày vừa qua, miền Bắc chịu đợt không khí lạnh mạnh gây rét đậm ở nhiều nơi. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, nhiều tỉnh, thành đã có chỉ đạo các trường học tăng cường các biện pháp phòng, chống rét cho học sinh. Cụ thể, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị trường học cho học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt. Theo đó, các đơn vị, trường học căn cứ vào dự báo thời tiết và thực tế tại địa phương, cho học sinh nghỉ học theo đúng quy định: Mầm non, học sinh tiểu học nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt dưới 10 độ C. Học sinh THCS nghỉ học khi thời tiết dưới 7 độ C.

Cũng theo quy định của Sở GD&ĐT Hòa Bình, trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết tại mỗi vùng, các trường chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng muộn hơn so với thời gian quy định để tránh thời tiết giá rét vào thời điểm sáng sớm. Trong những ngày rét đậm, rét hại, các trường không được yêu cầu học sinh mặc đồng phục. Các trường cho phép học sinh nghỉ học từ 3 ngày trở lên phải báo cáo Phòng GD&ĐT bằng văn bản kèm theo kế hoạch dạy bù để đảm bảo kế hoạch thời gian năm học. Không được dạy dồn tiết hoặc rút ngắn chương trình.

Ở một số địa phương miền núi cao, nhiệt độ tại một số nơi xuống dưới 7 độ C nên các trường học đã cho học sinh nghỉ học tránh rét. Cụ thể, tại Lạng Sơn, vào sáng 17/12, một số huyện của tỉnh Lạng Sơn đã cho học sinh nghỉ học [chủ yếu là trường mầm non và tiểu học]. Cụ thể, huyện Bắc Sơn có 18 trường, Lộc Bình có 17 trường, Văn Lãng có 16 trường, Đình Lập có 2 trường và Tràng Định có 1 trường. Trước đó, từ 16/12, tại hai huyện Văn Quan và Đình Lập có 9 trường cho học sinh nghỉ học. Còn tại Lào Cai, do nhiệt độ khu vực giảm sâu, từ sáng 18/12, một số trường học tại Sa Pa, Bắc Hà [Lào Cai] cho học sinh nghỉ học tránh rét.

Còn tại Hà Nội, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị, trường học, đặc biệt là các trường học vùng nông thôn, miền núi và các lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống rét, đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để phòng, chống rét, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.

Căn cứ vào thời tiết lúc 6h15 sáng có thể chưa phù hợp?

Nhằm tạo điều kiện cho học sinh đi học trong những ngày rét đậm, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: "Các trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; phối hợp cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét. Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm [theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT]. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần giải quyết để học sinh không phải nghỉ học".

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có quy định nếu thời tiết dưới 10 độ C học sinh mầm non, tiểu học sẽ nghỉ học; nhiệt độ dưới 7 độ C học sinh THCS sẽ được nghỉ. Phụ huynh căn cứ vào bản tin thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam lúc 6h15 phút để có thể biết được con có được nghỉ hay không. Trường hợp phụ huynh vẫn đưa con đến trường, nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, chăm sóc học sinh. Tuy nhiên, theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, mùa đông năm nay, Sở sẽ nghiên cứu để điều chỉnh lại bởi nhiệt độ vào lúc 6h15 thấp nhưng thường là sẽ được nâng lên vài độ sau 7 - 8 giờ, các trường sẽ điều chỉnh giờ học muộn hơn…

Trên thực tế, trong các đợt nghỉ vì rét tại Hà Nội trước đây [ví dụ như các năm 2013, 2016, 2018] mặc dù theo quy định được nghỉ, song nhiều trường mầm non, tiểu học tại Hà Nội khá "lúng túng" bởi thời điểm này khó có thể thông báo cho phụ huynh học sinh mà chỉ viết thông báo ở cổng trường. Nhiều phụ huynh đưa con đến trường lại phải vội vã trở về, cũng có nhiều phụ huynh do không bố trí được người trông con nên vẫn đành đưa con đến trường học như bình thường…

Theo ghi nhận, nhiều trường mầm non, tiểu học tại Hà Nội cũng như phụ huynh cho rằng, phương án nếu trời rét dưới 10 độ mà không có mưa, điều chỉnh giờ học muộn hơn là hợp lý chứ không nên cho đồng loạt nghỉ. "Nhiệt độ dưới 10 độ ở thành phố nếu không có mưa thì cũng không rét lắm, ngày này bố mẹ vẫn phải đi làm nên cho con nghỉ cũng khó. Vì thế, nếu như nhiệt độ ở mức khoảng 10 độ và không mưa thì cũng không nên cho học sinh nghỉ học. Thay vào đó, học sinh có thể cắt giờ học môn phụ để học sinh vào muộn hơn và ra về cũng sớm hơn bình thường để đảm bảo an toàn", chị Thu Hương có con học lớp 4 tại quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ.

Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT có quy định, Giám đốc Sở GD&ĐT được quyền quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.

Nguồn: //giadinh.net.vn/giao-duc/lanh-duoi-10-do-c-hoc-sinh-duoc-nghi-hoc-co-hop-ly-2020122114391...Nguồn: //giadinh.net.vn/giao-duc/lanh-duoi-10-do-c-hoc-sinh-duoc-nghi-hoc-co-hop-ly-20201221143911072.htm

Video liên quan

Chủ Đề