Đường cầu tiền dịch chuyển sang phải khi nào

MACRO_2_P5_81: Giả sử NHTW giảm cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính phủ cần: ○ Giảm chi tiêu chính phủ. ● Giảm thuế. ○ Yêu cầu NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở.

○ Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.

MACRO_2_P5_82: Giả sử NHTW tăng cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính phủ cần: ○ Tăng chi tiêu chính phủ. ○ Giảm thuế. ○ Yêu cầu NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở.

● Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.

MACRO_2_P5_83: Giả sử NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau đối với tổng cầu. Nếu chính phủ giảm thuế, thì NHTW cần: ○ Mua trái phiếu chính phủ. ○ Yêu cầu chính phủ tăng chi tiêu. ○ Giảm lãi suất cơ bản.

● Bán trái phiếu chính phủ.

MACRO_2_P5_84: Giả sử NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau đối với tổng cầu. Nếu chính phủ tăng thuế, thì NHTW cần: ● Mua trái phiếu chính phủ. ○ Yêu cầu chính phủ tăng chi tiêu. ○ Giảm lãi suất cơ bản.

○ Bán trái phiếu chính phủ.

MACRO_2_P5_85: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Sau đó, làn sóng bi quan của các nhà đầu tư và người tiêu dùng làm giảm chi tiêu. Nếu quyết định áp dụng chính sách bình ổn chủ động, thì NHNW sẽ: ○ Tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế. ○ Giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế. ● Tăng cung tiền và giảm lãi suất.

○ Giảm cung tiền và tăng lãi suất.

MACRO_2_P5_86: Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất sự gia tăng của cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu? ○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. ● Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá tăng, chi tiêu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.

○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá sụt giảm, chi tiêu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.

MACRO_2_P5_87: Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất sự cắt giảm cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu? ● Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. ○ Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, giá cả giảm, chi tiêu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.

○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá cả giảm, chi tiêu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.

MACRO_2_P5_88: NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau nhằm tác động đến tổng cầu. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thì NHTW phải (chọn 2 đáp án đúng): ○ Mua trái phiếu chính phủ. ● Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc. ● Bán trái phiếu chính phủ.

○ Mua trái phiếu chính phủ

MACRO_2_P5_89: Nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở thì đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang: ○ Trái và lãi suất sẽ tăng lên. ○ Trái và lãi suất sẽ giảm xuống. ○ Phải và lãi suất sẽ tăng lên.

● Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.

MACRO_2_P5_90: Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang: ○ Trái và lãi suất sẽ tăng lên. ○ Trái và lãi suất sẽ giảm đi. ● Phải và lãi suất sẽ tăng lên.

○ Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.

MACRO_2_P5_91: Vị trí của đường cung tiền được xác định bởi: ○ Mức độ phảnứng của cầu tiền với lãi suất. ○ Mức độ phản ứng của cầu tiền với thu nhập. ○ Mức độ phản ứng của đầu tư với lãi suất.

● Hành vi chính sách của NHTW.

MACRO_2_P5_92: Nhân tố nào sau đây không xác định vị trí của đường cung tiền danh nghĩa? ○ Hành vi chính sách của NHTW. ● Lãi suất. ○ Chính sách cho vay của các ngân hàng thươngmại.

○ Hành vi giữ tiền của người dân.

MACRO_2_P5_93: Nhân tố nào sau đây xác định vị trí của đường cung tiền danh nghĩa? ○ Hành vi chính sách của NHTW. ○ Chính sách cho vay của các NHTM. ○ Hành vi giữ tiền của người dân.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P5_94: Nếu lãi suất tăng lên: ○ Đường cầu đầu tư sẽ dịch sang trái. ● Lượng cầu về đầu tư sẽ giảm. ○ Đường cầu tiền sẽ dịch sang phải.

○ Đường cầu tiền sẽ dịch sang trái.

MACRO_2_P5_95: Lãi suất thay đổi gây ra sự thay đổi của tổng cầu thông qua một trong các quá trình sau đây: ○ Cả đường cầu tiền và đường cầu đầu tư cùng dịch chuyển. ○ Cả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu cùng dịch chuyển . ○ Có sự di chuyển dọccả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu.

● Có sự di chuyển dọc đường cầu đầu tư, còn đường tổng cầu dịch chuyển.

MACRO_2_P5_96: Lượng cầu tiền thực tế giảm xuống khi lãi suất tăng lên là vì: ○ Bộ Tài chính vay tiền nhiều hơn ở mức lãi suất cao hơn. ○ Giá của trái phiếu tăng khi lãi suất tăng. ● Chi phí cơ hội của việc giữ tiền với vai trò là một tài sản tăng lên khi lãi suất tăng.

○ Khi lãi suất tăng lên, các nhà ngân hàng lo sợ rằng mức lãi suất đó lại giảm nên họ không muốn cho vay.

MACRO_2_P5_97: Chuỗi sự kiện nào dưới đây là một phần trong các kết quả do tác động của NHTW nhằm hạn chế tổng cầu? ○ Cung tiền giảm, lãi suất giảm, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm. ○ Hàng tồn kho không dự kiến tăng, GDP thực tế bắt đầu giảm, cầu tiền tăng lên. ● Cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.

○ Cung tiền tăng, lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.

MACRO_2_P5_98: Cung tiền giảm có thể làm: ○ Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu cùng tăng. ● Lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng cầu giảm. ○ Lãi suất giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng.

○ Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu đều giảm.

MACRO_2_P5_99: Trật tự chính xác của chuỗi sự kiện khi NHTW áp dụng chính sách tiền tệ để làm thay đổi GDP thực tế là: ○ C + I + G + NX, cung tiền, lãi suất, đầu tư. ○ C + I + G + NX, đầu tư, cung tiền, lãi suất. ● Cung tiền, lãi suất, đầu tư, C + I + G + NX.

○ Lãi suất và cầu tiền, đầu tư, C + I + G + NX.

Đường cầu tiền tệ là đường biểu thị trong tọa độ. Sự dịch chuyển của đường cầu tiền tệ? MD trong kinh tế vĩ mô là gì?

Đường cầu tiền tệ là đường biểu thị được thực hiện trong đồ thị. Với các thể hiện mối liên hệ với các tính chất khác trong quan hệ tiền tệ. Kể đến là các tác động qua lại giữa mức lãi suất và thu nhập quốc dân. Mang đến các biểu thị hay tính chất dịch chuyển. Qua những dịch chuyển đó, có thể đưa ra phân tích về ý nghĩa hay những kết luận trong chất lượng phản ánh đời sống. Bởi các hoạt động kinh tế phải hướng đến các giá trị cuối cùng trong cải thiện chất lượng sống cho mỗi người dân. Đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của họ được đáp ứng. Bên cạnh những nhu cầu lớn hơn trong khả năng kinh tế.

1. Đường cầu tiền tệ là gì?

Đường cầu tiền tệ là đường biểu thị trong tọa độ. Với các biểu diễn theo tính chất và gắn với các mối quan hệ với các trục tọa độ. Mang đến mối quan hệ thể hiện giữa lượng cầu tiền MD tại mức lãi suất (i) và thu nhập quốc dân (Y). MD được biểu diễn là đường, trong khi hai đại lượng còn lại là các trục tọa độ. Có những phụ thuộc nhất định đối với hai đại lượng được thể hiện ở trên. Khi đó:

– Mức lãi suất i thể hiện cho các giá trị của tiền tệ tham gia vào các hoạt động có lãi. Việc thực hiện thanh toán phải đảm bảo cho mức lãi suất đó. Điều này giúp cho thu nhập có những ảnh hưởng. Khi mà lãi suất có mối quan hệ nhất định với thu nhập thực tế nhận về.

– Thu nhập quốc dân biểu thị cho các giá trị tìm kiếm thực tế. Là giá trị nhận về, cho nên phản ánh được qua tính toán các giá trị. Phần gắn với thu nhập cũng thể hiện lợi ích tìm kiếm được trong hoạt động kinh doanh hay các nhu cầu khác của nền kinh tế. Đảm bảo cho thu nhập này cũng mang đến ý nghĩa đối với đánh giá đường cầu tiền tệ.

2. Sự dịch chuyển của đường cầu tiền tệ:

Sự thay đổi của đường cầu tiền xảy ra với các phản ánh của hai đại lượng còn lại. Thực hiện khi có sự thay đổi trong bất kỳ yếu tố ảnh hưởng không phải giá, điều đó dẫn đến một đường cầu mới. Mang đến các tính chất phản ánh khác đối với nhiều yếu tố khác nhau. Và trên thực tế chỉ cần một trong số các yếu tố thay đổi, sẽ dẫn đến thay đổi về đường cầu tiền tệ.

Các yếu tố quyết định không phải giá sẽ mang đến thay đổi tương ứng. Cụ thể, chúng là những thay đổi khiến nhu cầu thay đổi ngay cả khi giá vẫn giữ nguyên. Và điều đó tác động đến các triển khai cho nhu cầu thực tế. Điều này mang đến tác động có thể nhận thấy rõ rệt đến yếu tố đang được quan tâm phản ánh.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đường cầu tiền tệ:

– Thay đổi về thu nhập giữ lại. Phần thu nhập này khiến cho các tính chất chi tiêu không được đảm bảo ổn định. Mặc dù đã được phản ánh và hình thành cụ thể qua doanh thu. Nhưng khi thay đổi với phần giữ lại, chắc chắn phải điều chỉnh các nhu cầu chi tiêu lại cho phù hợp. Khi đó, đường cầu tiền tệ sẽ phản ánh khác đi.

– Thay đổi sở thích và thói quen tiêu dùng. Các tính chất này cũng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thực tế bị thay đổi. Khi đó, việc phản ánh nhu cầu này như thế nào sẽ không được đảm bảo ổn định. Phải cân đối chuyển sang các nhu cầu khác phù hợp và đảm bảo hơn. Dẫn đến tính chất trong giá trị chi tiêu cũng thay đổi tương ứng.

– Thay đổi về kỳ vọng. Các kỳ vọng này có thể cao hay thấp. Nhưng vẫn phản ánh với sự quá tin tưởng hoặc mất niềm tin đối với các sản phẩm. Nhu cầu đương nhiên sẽ không được đảm bảo thể hiện như ban đầu. Điều này khiến cho đường cầu thay đổi. Nó không phụ thuộc vào phần thu nhập vẫn đang ổn định trên thực tế.

– Thay đổi giá của hàng hóa liên quan, quy mô dân số. Các tác động đến từ bên ngoài dẫn đến không đảm bảo các nhu cầu nhu trước. Khi giá cả hàng hóa thay đổi, dẫn đến hai sự thể hiện. Với giá cả cao hơn, một người chỉ có thể thực hiện được ít nhu cầu hơn với khoản tiền cố định và ngược lại. Với quy mô dân số cũng mang đến phản ánh nhu cầu thay đổi. Nếu dân số tăng, khiến các nhu cầu không được đáp ứng kịp thời, hiệu quả và ngược lại.

Xem thêm: Lưu thông tiền tệ là gì? Tìm hiểu quy luật lưu thông tiền tệ?

Tất cả điểm chung của những nguyên nhân này đều tác động đến nhu cầu. Từ đó làm thay đổi đối với các phản ánh của đường cầu tiền tệ.

Các yếu tố làm thay đổi nhu cầu bao gồm:

– Giảm giá hàng hóa thay thế, tăng giá hàng hóa bổ sung. Các điều chỉnh và thay đổi đối với giá hàng hóa. Từ đó tác động đến các nhu cầu phải được điều chỉnh phù hợp.

– Giảm thu nhập của người tiêu dùng nếu hàng hóa là hàng hóa thông thường. Các nhu cầu cơ bản cần được thực hiện bằng nhiều vật chất hơn các giai đoạn trước. Mang đến khó khăn nếu không thể điều chỉnh các nhu cầu chi tiêu cơ bản.

– Tăng thu nhập của người tiêu dùng nếu hàng hóa là hàng hóa kém. Các hàng hóa kém chất lượng nhanh chóng được thay thế. Điều đó phải đảm bảo thực hiện bằng giá trị của thu nhập cao hơn.

Nhu cầu tiền cũng thay đổi khi mức sản lượng danh nghĩa tăng lên và thay đổi theo lãi suất danh nghĩa.

Đường cầu tiền tệ trong tiếng Anh gọi là Money Demand Curve.

4. MD trong kinh tế vĩ mô là gì?

4.1. Biểu diễn đường cầu tiền tệ:

Đường cầu tiền tệ dưới dạng hàm tổng quát:

Xem thêm: Cung ứng tiền tệ là gì? Money Supply M0, M1, M2, M3 là gì?

MD = k.Y – h.i = L(i,Y)

Trong đó:

Y: thu nhập quốc dân (thu nhập thực tế). Phản ánh cho tính cố định tìm kiếm đối với giá trị thu nhập.

i: mức lãi suất.

k: độ nhạy cảm (hệ số) phản ánh mối quan hệ của cầu tiền và thu nhập.

h: độ nhạy cảm (hệ số) phản ánh mối quan hệ của cầu tiền và lãi suất.

Các độ nhạy cảm này mang đến các phản ánh tính tương quan cho hai đại lượng được thể hiện. Thông qua các phản ánh, tác động cũng như điều chỉnh hợp lý.

Tính chất:

Xem thêm: Cung tiền tệ là gì? Các khối tiền tệ và hàm cung tiền tệ?

Nếu lãi suất giảm, nhu cầu đầu cơ về tiền tăng. Bởi các tính chất trong khả năng thực hiện các nhu cầu là dễ dàng hơn. Có thể thực hiện đối với các hoạt động vay để đầu tư, thực hiện hoạt động kinh doanh,… Đây là số tiền mà mọi người muốn nắm giữ khi họ dự kiến có sự giảm giá tài sản, chẳng hạn trái phiếu. Hướng đến các an toàn nhất định trong thực hiện các nhu cầu ổn định trong tương lai.

Do lãi suất biến động tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu. Nên lãi suất càng thấp, giá trái phiếu càng cao và ngược lại. Khi đó, các giá trị có khả năng nhận về trong lãi suất không được đảm bảo. Các hoạt động đi vay với tính chất của trái phiếu mang đến giá trị thể hiện cao hơn. Điều này được xem là tác động kéo theo trong thời điểm thị trường đó.

Sự gia tăng thu nhập quốc dân có các tác động nhất định. Làm tăng nhu cầu về tiền để giao dịch và dự phòng tại mọi mức lãi suất. Hướng đến các nhu cầu đối với tính an toàn. Bên cạnh các tiếp cận cho phát triển và thực hiện hiệu quả các nhu cầu mới. Điều này có thể giúp mang đến thành công cho tìm kiếm lợi ích và cơ hội mới trong kinh doanh.

Vì vậy, đường cầu tiền dịch chuyển ra phía ngoài khi thu nhập tăng. Thể hiện tính chất biểu thị hiệu quả. Đây là thông tin giúp các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động trong phân tích. Cũng như mang đến các đánh giá tốt trong lựa chọn, thực hiện chiến lược thông minh. Đường cầu tiền tác động qua lại với đường cung tiền. Để từ đó xác định mức lãi suất và khối lượng tiền tệ cân bằng.

Tóm lại:

Phương trình này cho biết yếu tố chủ yếu quyết định số dư tiền tệ thực tế mà dân cư muốn giữ. Tức là thể hiện với các nhu cầu an toàn trong nắm giữ các giá trị nhất định. Đồng thời cũng nói lên số dư tiền tệ thực tế tỉ lệ thuận với thu nhập quốc dân (thu nhập thực tế) và tỉ lệ nghịch với lãi suất. Các lãi suất càng cao thì các số dư càng ít. Người cho vay muốn thực hiện các khoản vay. Trong khi người có nhu cầu vay phải suy nghĩ lại với các nghĩa vụ tương ứng.

Trong trường hợp đặc biệt, hàm cầu tiền có dạng:

MD = M0 + k.Y – h.i

Xem thêm: Tiền ảo là gì? Thị trường tiền ảo là gì? Ưu nhược điểm của tiền ảo

Trong đó:

M0 là cầu tiền tự định.

Trong đó có thể thấy được tính chất và các nhân tố ảnh hưởng đến đường cầu tiền tệ:

– Khi lãi suất tăng từ i0 -> i1 thì lượng cầu tiền giảm từ M1 -> M0.

– Giả sử thu nhập quốc dân tăng lên. Đường cầu tiền tệ sẽ dịch chuyển từ MD0 đến MD1. Ngược lại khi thu nhập quốc dân giảm, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD1 đến MD0.

4.2. Đặc trưng:

Giống như cầu về hàng hóa bất kì nào khác, cầu về tiền cũng phụ thuộc vào giá cả. Cầu xảy ra với các giá cả thể hợp lý trong khả năng chi tiêu. Điều đó cũng phản ánh trong tương quan với thu nhập. Lãi suất mà cá nhân có thể nhận được từ trái phiếu có thể coi là giá của tiền. Bởi vì nó đo lường chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Từ đó người thực hiện giữ tiền tính toán các khả năng tìm kiếm lợi ích chắc chắn và đảm bảo. Thay vì thực hiện các cơ hội cho vay với lãi suất không nhiều.

Khi lãi suất tăng, chi phí của việc giữ tiền tăng. Các nhu cầu bị cản trở do nghĩa vụ phải thực hiện lớn hơn. Trong cân đối nhu cầu với lợi ích, do đó lượng cầu về tiền giảm.

Ngược lại, khi lãi suất giảm, chi phí cơ hội của việc giữ tiền giảm. Các nhu cầu đi vay để thực hiện hoạt động khác nhau tăng lên. Do đó lượng cầu về tiền tăng. Và điều đó cũng thể hiện với các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay đầu tư được thúc đẩy.

Xem thêm: Nâng giá tiền tệ là gì? Mục đích và tác động của chính sách nâng giá tiền tệ

Kết luận: Đường cầu tiền dốc xuống vì lãi suất là chi phí của việc giữ tiền. Nên lãi suất cao làm giảm cầu về số dư tiền tệ thực tế và ngược lại. Các ý nghĩa đối với tương quan của lãi suất và thu nhập được phản ánh. Điều này mang đến ý nghĩa phân tích đối với đường cầu tiền dịch chuyển trên thực tế.