Đường đời là chiếc thang không nấc chót việc học là quyển sách không trang cuối cùng (kalinin)

như kalinin đã từng viết "Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng". Học hỏi là quyển sách không trang cuối cùng, đồng thời là một việc rất quan trọng đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Chính vì vậy con người đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân, trong đó tự học là cách học tốt nhất đem lại lợi ích và là 1 hành trang cho chúng ta sau này

chị viết dần e cứ làm từ từ nha

tự học là gì? Tự học là việc con người tự mình tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm.

vậy tự học đem lại cho chúng ta những gì ?tại sao chúng ta phải tự học trong khi những cuốn sách trên lớp đã có ngay đáp án ở đó ?chắc chắn vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi giây phút trôi qua, trên hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng.Ởbất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo mộtkhung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khì không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không kiến thức của chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn.“Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.[Đác-uyn]Vì sao tự học lại hứng thú? Bởi vì cũng giống như V. Huy-gô từng ca tụng thú di chơi bộ: “Người ta được tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại di, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản”. Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Tóm lại, tự học là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta thấy như tự bắc được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn của các danh nhân trong muôn thuở.

trái lại vơiz người tự học ta cũng bắt gặp trong xã hội những người lười học hỏi ,tìm hiểu và có thái độ ỷ lại ,trốn tránh học không cố gắng chăm lo học tập mà thay vào đó là lối kiêu căng khi mình đạt được mức mà không vươn lên cao hay là lối học vẹt học tủ ...

vì vậy chúng ta cần phải nâng cao ý thức tự học để trau dồi kiến thức và đó cũng là cách để hoàn thiện bản thân mình hơn.Nghĩa là việc học tập không chỉ là công việc ở nhà trường. Nhà trường chỉ cho ta chiếc chìa khoá đểta có học thức. Học ở ngoài trường là một việc suốt đời! Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thèm”.

nhớ không được cách dòng nha

chị ơi cái này viết đoạn văn khoảng 200 chữ à

em tự lược bỏ phần không cần thiết là đc

miễn sao đủ ý :giải thích kais niệm ,phân tích lợi ích mặt trái của nó thôi nha

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Văn

Để giúp các em học sinh lớp 12 có nhiều ý tưởng hay khi viết văn. Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Bài văn mẫu: Nghị luận câu nói Học tập là cuốn vở không có trang cuối.

Đây là tài liệu vô cùng bổ ích, bao gồm dàn ý chi tiết kèm theo bài văn mẫu được chúng tôi tổng hợp từ những bài văn mẫu hay nhất của các bạn học sinh trên toàn quốc. Hi vọng qua tài liệu này các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn trong các bài kiểm tra đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Dàn ý nghị luận Học tập là cuốn vở không có trang cuối

1. Giải thích

- Học tập: Học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng.

- Cuốn vở: Ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập.

- Ý cả câu: Học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ.

2. Phân tích – chứng minh

- Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức - kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.

- Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập: Lê - nin: "Học, học nữa, học mãi". Đắc – uyn: "Bác học không có nghĩa là ngừng học"

- Thời đại ngày nay, con người có thể học tập bằng nhiều hình thức.

3. Đánh giá – mở rộng

- Học tập là cuốn vở không trang cuối: Đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự.

- Phê phán những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập...

- Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống bản thân và những người quanh ta.

4. Bài học

- Nhận thức

+ Coi học tập là niềm vui và hạnh phúc của đời mình.

+ Muốn học tập suốt đời có kết quả cần có ý thức và rèn luyện khả năng tự học [chìa khóa để học tập suốt đời]

+ Học để mở mang kiến thức, nâng cao tầm nhìn và để có trình độ, khả năng phục vụ cho đất nước, cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu của thời đại [điều cần thiết ở người lao động mới]

- Hành động

+ Cần nắm vững kiến thức cơ bản trong học tập ở trường, lớp để có cơ sở học nâng cao.

+ Học tập với ý thức tự giác, chủ động, học đi đôi với hành

+ Có kế hoạch học tập và ý thức thực hiện kế hoạch đó, ứng dụng những điều đại học vào cuộc sống.

+ Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất [học ở trường lớp, thầy cô, bạn bè, sách vở, báo chí, Internet...]

Nghị luận Học tập là cuốn vở không có trang cuối - Mẫu 1

Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó.

Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.

Ta nói "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.

Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,... được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.

Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ "Học, học nữa, học mãi", học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,... để tồn tại, để chung sống và để phát triển.

"Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự "đào mồ chôn mình", nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại

Nghị luận Học tập là cuốn vở không có trang cuối - Mẫu 2

Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế nên có ý kiến cho rằng: "Học tập là cuốn vở không có trang cuối".

Thật vậy! Học tập là một công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức, học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và ở bất cứ ai. Ai đó đã nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiến thức của nhân loại là biển cả mênh mông, còn những gì mà chúng ta biết và tiếp thu được chỉ là những hạt cát. "Học tập là cuốn vở không trang cuối" là một cách nói ẩn dụ. "Cuốn vở không trang cuối" là hình ảnh tượng trưng cho sự rộng lớn, mênh mông của tri thức. Cuộc sống luôn vận động, mỗi ngày lại có thêm vô số những phát minh mới, kiến thức mới... làm cho chân trời tri thức càng thêm rộng mở. Câu nói "Học tập là cuốn vở không trang cuối" vừa khẳng định tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức.

Học tập là một công việc phải làm suốt đời không ngừng nghỉ. "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Chúng ta không chỉ học từ trường lớp, thầy cô, bạn bè, qua sách báo, tivi, internet... mà còn qua mỗi người mà chúng ta gặp. Học ở họ cách sống và cả tri thức, những vốn sống cần có, quý giá của mỗi con người. Học để tồn tại, để khẳng định chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn không thôi ngưỡng mộ những tấm gương say mê và thành công trên con đường học vấn, nhưng học chưa bao giờ dừng lại.

Chúng ta hãnh diện và tự hào, ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu – người Việt Nam được vinh danh thế giới với giải thưởng toán học Fields danh giá, chứng minh bộ đề cơ bản Langland. Không dừng ở đó, ông còn cố gắng học tập, nghiên cứu để vươn cao, vươn xa hơn, cống hiến cho đất nước, cho nhân loại.

Chúng ta có thể tự hào về một chàng trai người Việt được vinh danh tại Úc - Nguyễn Trọng Nghĩa. Từ học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá "sinh viên quốc tế của năm". Nhưng không dừng lại ở đó, bạn còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện.

"Học tập là cuốn vở không có trang cuối". Lênin cũng đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Học tập là một quá trình vận động không ngừng, là một công việc phải làm suốt đời. Thế nhưng "học phải đi đôi với hành" và học phải có chọn lọc. Chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức. Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng, sẽ có lắm khó khăn và thử thách. Ngay từ bây giờ, cần tạo cho mình một động lực phấn đấu, xác định ước mơ và vạch định kế hoạch để phấn đấu không ngừng. Những kẻ sống mà không biết phấn đấu, chỉ nói không làm hay gặp khó khăn mà chùn bước sẽ mãi là những kẻ vô danh, bị thời gian làm cho quên lãng. Nhất là tuổi trẻ: "Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí".

"Học tập là cuốn vở không có trang cuối" là một câu nói vô cùng đúng đắn. Như là một chiếc kim chỉ nam cho mọi chúng ta, câu nói đã khẳng định một cách rõ nét vai trò quan trọng của học vấn và nhắc nhở chúng ta phải phấn đấu không ngừng để tiếp thu và vươn lên đến đỉnh cao tri thức nhân loại. Câu nói ấy chẳng khác gì một châm ngôn sống cho mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ thời đại @. Trong thời buổi hội nhập này, câu nói càng thêm phần ý nghĩa.

Cập nhật: 09/05/2019

Video liên quan

Chủ Đề