Dương phú hiến là ai

Hỏi thông tin về việc này, một thuyết trình viên của bảo tàng cho biết: Bộ sưu tập của ông Dương Phú Hiến hiện tại không còn được bảo tàng trưng bày tại phòng thông tin nữa. Còn nguyên nhân vì sao thì nhân viên này không trả lời được mà yêu cầu phóng viên phải hỏi cấp cao hơn.

Trước đó, tại buổi khai mạc trưng bày chuyên đề Sưu tập hiện vật của nhà sưu tập Dương Phú Hiến, bộ sưu tập được giới thiệu là sẽ trưng bày từ ngày 21.4 đến 21.10. Lý giải về nguyên nhân không tiếp tục trưng bày cổ vật của ông Dương Phú Hiến, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết lâu nay bảo tàng vẫn thực hiện kế hoạch trưng bày luân phiên các bộ sưu tập khác nhau.

Đối với bộ sưu tập hiện vật của nhà sưu tầm Dương Phú Hiến, chúng tôi vẫn sẽ thực hiện trưng bày luân phiên như dự kiến theo kế hoạch đến 21.10.

Bùi Ngọc Long

>> Bảo tàng Chứng tích chiến tranh vào top 5 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á
>> Hơn 28 tỉ đồng đầu tư cho trưng bày tại Bảo tàng Hội An
>> Oprah Winfrey góp 12 triệu USD xây bảo tàng Mỹ Phi
>> Nghiên cứu lập bảo tàng ngoài trời tại Cù Lao Chàm
>> HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam

Ông Dương Phú Hiến và cặp bình Bát Tràng mà theo ông được làm khoảng thế kỷ 18, 19.

 

Nếu mang trưng bày “gia tài” rồng Dương Phú Hiến cần diện tích 500 m2 trở lên. Nên ông đã phải để các hiện vật rải rác từ nhà tới quê. Trong số đó, ông đặc biệt thích thú với 500 hiện vật cổ của Việt Nam [nhà sưu tập nói, chúng có niên đại rải rác qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...].

Lý do Dương Phú Hiến mê rồng Việt rất đơn giản: “Bởi tôi là người Việt Nam. Rồng Trung Quốc nhìn dữ hơn, loè loẹt hơn, thiên về tính trang trí, rồng Việt mềm mại, hiền lành nhưng vẫn uy nghi”. Ông chỉ hai con rồng đá ngự trị hai bên lối vào nhà: “Đấy, rồng Việt Nam nhìn có sướng không, mềm mại đúng hồn “sau luỹ tre làng”.

Mâm đồng gò bằng tay, đường kính 50 cm được làm dưới triều Lê.

 

Rồng Việt trông hiền bởi nó đi vào đời sống hiện thân của văn hoá Việt. “Không ở nơi đâu như ở nước mình, vua cũng xuống ruộng mùa xuân, mình rồng hạ xuống đất, thế nên rồng mình bình dị là phải”, Dương Phú Hiến giải thích.

Vốn là “dân” sử học, nhà sưu tầm khá am hiểu về rồng: “Rồng là hội tụ của nhiều con vật: đầu mang dáng dấp của sư tử thể hiện sức mạnh, cánh của chim, móng vuốt của đại bàng, mình của rắn giúp uốn lượn mềm dẻo, vây của cá, có thể bơi… Tất cả thể hiện sức mạnh tổng hợp, dưới nước, trên cạn, trên không”. Rồng trên hiện vật cổ có in dấu của giai đoạn lịch sử, ngắm rồng có thể biết sự hưng vong của thời đại.

Rồng bằng đồng thời Lê, dài 90 cm, nặng 70 kg. Ảnh trong bài: Hồng Diệu.

 

Theo Dương Phú Hiến, rồng Việt đẹp nhất ở thời Lê, tổng hoà được ưu điểm của các thời kỳ lịch sử đã qua. Rồng thời Lý mỏng mình, còn gọi là rồng giun hay được đục tượng tròn hoặc phù điêu trên đá, được chạm khắc ở đầu đao đình, chùa.

Thời Trần là giai đoạn lịch sử hưng thịnh với nhiều chiến công hiển hách nên rồng mập hơn, mạnh hơn thể hiện uy quyền. Rồng thời Lê, kết hợp cả thời Lý, thời Trần, là một đỉnh cao, trông thon thả, nuột nà, bắt mắt hơn hẳn. Ông giới thiệu hiện vật bình vôi thời đầu Lê và những con rồng vẽ trên nậm ở thời kỳ này, đều đẹp một cách viên mãn.

Người biết chơi rồng là người biết sử dụng uy lực của rồng. Trong nhà có thể cùng lúc bày nhiều đồ vật có hình rồng. Nhưng phải tuân thủ nguyên tắc: Để ở những nơi sạch sẽ, đẹp đẽ, linh thiêng, tránh nơi kỵ khí, tối, ẩm thấp, xú uế…

 

Rồng được chạm khắc, vẽ trên nhiều chất liệu: gốm, đồng, ngọc… Dương Phú Hiến cho rằng thể hiện rồng trên chất liệu ngọc là thách thức lớn nhất với nghệ nhân ngày xưa. Vì chất liệu ngọc có vẻ ngoài quyến rũ nhưng lại cứng. 500 hiện vật rồng của Dương Phú Hiến phong phú về kích thước, có loại khá lớn nhưng cũng có loại nhỏ xinh. Nổi bật là rồng bằng chất liệu đồng tinh xảo nặng 70kg, đế đúc liền.

Đôi chân đèn có chữ do vợ chồng người Bát Tràng làm năm 1784 là tác phẩm mỹ mãn nhất trong mắt Dương Phú Hiến. Chum rồng đuổi, lu chè rồng ẩn mây chèn, mâm đồng song long chầu ngọc và vô số rồng trên những vật dụng bằng sứ khác.

Rồng trên hiện vật cổ được vẽ với nhiều màu: xanh, đen... Nhưng màu chủ đạo vẫn là đỏ thể hiện tâm linh, màu của ánh dương chiếu vào.

Xưa, chỉ có bậc tôn quý dòng dõi quyền uy mới được chơi rồng còn nay thì rồng hiện diện trong mọi gia đình, nhất là trong những vật dụng thờ cúng. Người biết chơi rồng là người biết sử dụng uy lực của rồng. Trong nhà có thể cùng lúc bày nhiều đồ vật có hình rồng. Nhưng phải tuân thủ nguyên tắc: Để ở những nơi sạch sẽ, đẹp đẽ, linh thiêng, tránh nơi kỵ khí, tối, ẩm thấp, xú uế…

Năm rồng, nhiều “đại gia” gõ cửa muốn mua một vài vật quý của Dương Phú Hiến. Nhưng ông từ chối, vì với đồ cổ ông yêu như máu thịt: “Tôi không muốn bán đi một mảnh vỡ, chứ đừng nói một món đồ”. Nhưng ông dự định sẽ mở triển lãm về rồng trên hiện vật cổ tại 93 Đinh Tiên Hoàng [Hà Nội] vào 20 tháng chạp âm lịch để mừng đón xuân Nhâm Thìn.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ông là người quá nổi tiếng trong giới chơi đồ cổ đất Hà thành. Bởi lẽ ông có một căn nhà 4 tầng chất đầy cổ vật, mà toàn loại quý hiếm, độc nhất vô nhị. Và bởi một lẽ nữa, ông được thừa kế gia tài vô giá này từ đời cụ kỵ, và đang sở hữu trong tay một khối tài sản khổng lồ, nhưng chưa bao giờ bán một đồ vật nào, dù chỉ là một mảnh sành vỡ.

Yêu cổ vật như một phần không thể thiếu của đời sống, Dương Phú Hiến bảo, cổ vật cũng có thần thái, linh hồn, người chơi đạt đến độ là người phải nắm giữ được cái thần sắc đó, và biết trò chuyện với từng cổ vật, bởi mỗi cổ vật đều có một câu chuyện riêng. 

Nếu ai đó, từng quan tâm đến thú chơi này của người Hà thành xưa, hẳn cũng sẽ điểm mặt đặt tên những cây đa cây đề trong làng đồ cổ, những Huệ "muối", Đức Minh, Can "đường", Lương Quang phố Bà Triệu. Dương Phú Hiến, bậc hậu sinh khả úy này cũng đang tiếp nối dòng chảy đó.

Ông là cháu đời thứ 4 của dòng họ Dương, từng có kỵ nội là Dương Phú Hữu, làm quan Bộ lại trong triều nhà Lê. Dòng họ Dương nhà ông cũng có đến 21 văn bia được đặt trang trọng trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nhưng điều quan trọng nhất ông được thừa kế từ các cụ kỵ, đó là một gia tài vô giá của những cổ vật, một dòng chảy văn hóa, được nối liền trong mạch sống tâm linh của người Việt. Thế nên, Dương Phú Hiến không coi đồ cổ là một món hàng, bán mua, trao đổi, mà với ông là một thú chơi.

Với gia sản bây giờ lên tới hàng triệu đô la, nhưng ngay cả thời xa xưa nghèo khó, nhìn thấy một cổ vật quý, Dương Phú Hiến không ngần ngại, xúc cả những thúng gạo, lúa cuối cùng đi để đổi cho bằng được, khi chỉ là một mảnh sành vỡ có niên đại xa xưa, khi là cả một chum tiền cổ, chả có giá trị gì đối với người dân lao động, nhưng lại vô giá đối với người sành đồ cổ như ông. Đó là những giá trị vô giá của văn hóa, và lịch sử.

Ông Dương Phú Hiến và cổ vật sưu tầm được.

Ông đang sở hữu những bộ sưu tập độc đáo, đó là hàng trăm pho tượng Phật giáo, cả bộ kiếm cổ truyền đời, mà nhiều thanh kiếm chỉ được biết qua những huyền thoại, hay hàng ngàn những bình gốm cổ, có những chiếc trị giá cả triệu đô, chất đầy cả mấy gian phòng nhà ông, địa chỉ quen thuộc của hội chơi đồ cổ không chỉ ở đất Hà Nội và từ khắp nơi trên thế giới tìm về.

Những pho tượng huyền bí

Không hiểu có một mối lương duyên nào mà Dương Phú Hiến biết rất nhiều về những pho tượng. Từ bé, ông vẫn thường theo mẹ lên chùa, và sau này đi bộ đội, nhiều lần bị thương, ông cũng được các nhà sư cứu giúp, và nương mình nơi cửa Phật. Phật giáo, đặc biệt là các pho tượng, đối với ông có sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, và trở thành một phần đời sống gần gũi trong tâm linh của người Việt. Vì thế, các pho tượng Phật ở Việt Nam cũng rất nhiều, nhưng có một thời, chúng đã bị đốt và phá bỏ đi rất nhiều bức tượng quý, nhiều bức bị vùi lấp trong lớp bụi của thời gian. Dương Phú Hiến chính trong thời kỳ đó, lại may mắn mua được rất nhiều pho tượng quý, cả những bức tượng gỗ thả trôi sông rất đẹp.

Người xưa từng nói, "nhất tượng, nhì tranh, tam sành, tứ sứ". Có những pho tượng mà bây giờ, dù có rất nhiều tiền cũng không mua được. Đó là bức Tượng chuẩn đề, được đúc liền khối bằng đồng đen 4.5 tấn, có lịch sử hàng ngàn năm từ đời nhà Lý, thế kỷ X - XI. Hồi đó, ông đã mua bằng một tạ gạo, vào cái thời kỳ, gạo còn là sự sống còn, thì một tạ gạo quả là khủng khiếp. Bức tượng thể hiện sự biến thể trong biến pháp của nhà Phât. Sự biến hình của Phật tùy vào từng thời điểm cụ thể, người xem linh nghiệm một điều rằng, ở đâu cũng có Phật, và Phật ở trong tâm mỗi người. Bức tượng thể hiện sự tinh xảo trong công nghệ chế tác của người xưa, và là một trong những bức hiếm hoi còn lại về một thời kỳ thịnh của Phật giáo Việt Nam.

Bức tượng Phật trăm tay nghìn mắt trong bộ sưu tập của ông cũng rất đặc biệt. Ở Việt Nam, có rất nhiều biến thể của bức tượng này, thể hiện quyền lực, quyền uy của nhà Phật. Nhưng với những bức tượng đồng đen của Dương Phú Hiến, vẫn có những giá trị riêng, từ những đường nét chạm khắc, đến những chạm trổ tinh luyện, thể hiện văn hóa tín ngưỡng của người Việt xưa.

Ông quan niệm, đàn ông có 4 cái dưỡng, chơi cây để dưỡng tâm, chơi cá, chim thì dưỡng trí, chơi cổ vật thì dưỡng thần, và thờ Phật dưỡng tâm linh. Mỗi cổ vật đều có một đời sống tâm linh riêng, và điều quan trọng là người chơi phải nắm được cái thần thái, hồn cốt của nó.

Và bộ kiếm độc nhất vô nhị

Trong một lần tổ chức triển lãm ở Bảo tàng Lịch sử, Dương Phú Hiến đã có dịp "khoe" với bạn bè về một trong những bộ sưu tập tâm huyết nhất của mình. Đó là bộ kiếm hơn 100 chiếc, mà có những chiếc đến nay chỉ còn độc nhất vô nhị. Vốn là con nhà võ, ông mê kiếm từ bé, giữ kiếm còn hơn cả mạng sống của mình. Đây là bộ sưu tập gia truyền được để lại từ mấy trăm năm trước của các đời cụ kỵ, và chủ yếu của Trung Quốc và Nhật. Có những thời kỳ, vì lý do khách quan, gia đình ông đã phải bọc lại chôn xuống đất.

Trong bộ sưu tập kiếm của Dương Phú Hiến có rất nhiều thanh kiếm báu, đó là bộ Song trùng kiếm, dài 22m, chuôi được làm bằng da cá, nặng 18kg, cho thấy kỹ nghệ luyện thép công phu, cả một dòng tộc chỉ có một thanh kiếm, chém sắt như chém tàu chuối. Gia tộc Dương Phú Hiến mua tìm được thanh kiếm này từ đội quân Quan Đông trốn trại. Bộ song trùng kiếm trong sưu tập của ông có 2 thanh gươm, được coi là kiếm vợ, kiếm chồng.

Thư hùng kiếm, một loại kiếm đặc biệt chỉ có một chiếc duy nhất, không lặp lại, được dùng cho một dòng tộc quyền thế, thân vương. Thanh kiếm độc này được một nhà tư bản mua lại từ tay quân cờ đen Lưu Vinh Phúc, khi chúng đi qua Việt Nam. Và may mắn cũng có trong bộ sưu tập của nhà ông.

Ngoài ra trong bộ sưu tập hơn 100 chiếc kiếm của gia tộc họ Dương nhà ông còn có những thanh gia bảo kiếm, kiếm của những dòng họ danh gia, được dùng mang tính chất giáo dục nên nếp trật tự của con cái trong gia đình, và chí khí của một kẻ trượng phu, Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Thanh kiếm báu của từng gia tộc thể hiện quyền uy, gia pháp của gia tộc đó.

Trong bộ sưu tập kiếm độc đáo của ông, chỉ có duy nhất một chiếc kiếm ngắn của vua Hàm Nghi, vỏ làm bằng ngà voi. Phía trên vỏ có triện khắc chữ của vua Hàm Nghi. Thanh kiếm này thực sự có ý nghĩa trong bộ sưu tập của ông, bởi, văn hóa kiếm của người Việt, xét về bề dày lịch sử không thể so sánh được với Trung Quốc và Nhật Bản về công nghệ tôi luyện thép, cũng như những bí kíp truyền đời của người dụng kiếm. Nhưng kiếm là biểu tượng của sự uy quyền và vương pháp của các triều đại phong kiến. Bộ sưu tập kiếm này đã đồng hành cũng dòng tộc họ Dương nhà ông từ 300 - 400 trăm năm trước.

Sống chung với cổ vật, trò chuyện với chúng từng ngày, người đàn ông này vẫn ấp ủ nhiều ước nguyện, và trăn trở. Ông bảo, Việt Nam có một thời đã từng chảy máu cổ vật, khi ta chưa hiểu hết những giá trị của nó. Nhưng hiện nay, có một dòng chảy ngược đang trở về. Chưa bao giờ, người chơi cổ vật lại đông như lúc này, chỉ riêng đất Hà thành đã có đến hai ngàn người chơi. Có một dòng chảy cổ vật từ nước ngoài đang vào Việt Nam, khiến cho người chơi năm châu bốn bể,  đặc biệt là Nhật, Trung Quốc đều tìm về. Nhưng cũng có một thực tế khác, là thị trường cổ vật ở Việt Nam chưa được điều tiết bởi pháp luật, mạnh ai nấy chơi, những cổ vật vô giá vẫn chỉ nằm trong tay các cá nhân, chứ chưa có sự bảo trợ của Nhà nước.

Ở các nước văn minh, các cổ vật được đóng dấu bảo hiểm và có một sàn cổ vật minh bạch cho người chơi, điều đó hạn chế nạn chảy máu cổ vật. Nếu được sự bảo trợ của Nhà nước, thị trường cổ vật Việt Nam sẽ minh bạch hơn, và vì thế, giá trị của các cổ vật cũng được nâng tầm.

Dương Phú Hiến vẫn mơ ước về một bảo tàng của tư nhân, để ông được đem những cổ vật của mình trưng bày cho mọi người xem. Bởi với ông, mỗi cổ vật đều có linh hồn và những giá trị của lịch sử, và đó là những giá trị chung của nhân loại, cần để được mọi người chia sẻ và thưởng lãm

Khánh Linh

Video liên quan

Chủ Đề