Vì sao nứt gót chân

Hầu hết chúng ta đều rất quan tâm rất nhiều đến việc chăm sóc da mặt. Nhưng dường như các cô nàng đã quên mất đôi chân của mình. Vì thế, da chân của bạn sẽ vô tình xảy ra những vấn đề về da, phổ biến nhất là nứt da ở gót chân.Vậy nguyên nhân từ đâu nên nỗi và làm sao để trị gót chân nứt nẻ

4 Nguyên nhân bị nứt gót chân & cách khắc phục

1. Cơ thể thiếu nước

Nếu bất kì vùng nào trên da bạn đột nhiên bắt đầu khô đi thì nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ đến là mất nước. Da chân của chúng ta cũng thế, khi cơ thể bị thiếu nước cùng nhiệt khô, thiếu ẩm sẽ khiến da gót chân dễ cứng lại, tạo nên các vết nứt ở gót chân.

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân làm gót chân bị nứt [Nguồn: Pinterest]

Cách khắc phục:

  • Uống thật nhiều nước: Thời tiết càng lạnh, hanh khô, các nàng càng chú trọng vào việc uống nhiều nước. Nhưng hãy nhớ chỉ cần cung cấp đủ lượng nước đối với trọng lượng cơ thể thôi nhé.
  • Ăn nhiều loại rau xanh và trái cây: Rau và trái cây giúp cung cấp hàm lượng nước, vitamin từ tự nhiên và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để có thể chống lại các tác nhân từ môi trường.

2. Đi đứng lâu, da chân không được bảo vệ

Việc thường xuyên mang giày cao gót khiến vùng da gót chân bị sưng phồng và dễ rạn nứt. Một số nghiên cứu cho rằng, khi đứng quá lâu, chân và gót chân phải chịu áp lực rất lớn từ cơ thể dồn xuống, về lâu dài có thể khiến cho da chân dần chai, khô và gây ra các vết nứt ở chân.

Thường xuyên mang giày cao gót sẽ khiến chân phồng rộp và nứt nẻ [Nguồn: Pinterest]

Cách khắc phục:

  • Sử dụng miếng lót giày cao gót: Nếu thường xuyên đi trên giày cao gót, các sử dụng thêm miếng lót giày thật mềm ở cả bàn chân, và cả sau cổ chân. Như vậy, sẽ giúp đôi chân bạn di chuyển thoải mái và êm ái hơn, giảm được ma sát chân với đôi giày.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm gót chân: Nếu bạn thường xuyên đứng và đi nhiều, bôi thêm lớp dưỡng ẩm cho cùng gót chân, giúp để tránh gót chân bị khô.

3. Mang giày không đúng cách

Những đôi giày có kích thước quá nhỏ có thể làm đôi chân bị cọ xát quá nhiều, khiến mạch không được lưu thông tốt và vùng da chân bị yếu hơn. Từ đó, da bắt đầu xuất hiện những vết nứt không mong muốn.

Da gót chân sẽ bị nứt nếu thường xuyên mang giày quá chật [Nguồn: Pinterest]

Cách khắc phục:

  • Tìm đúng kích cỡ giày phù hợp, thử vào chân để xem sự thoải mái trước khi mua.
  • Sử dụng tất chân khi mang giày kín chân hay giày thể thao để giảm ma sát khi hoạt động.

4. Không vệ sinh chân sạch sẽ

Các bác sĩ da liễu cho rằng việc đi chân đất hay không vệ sinh chân sau khi hoạt động bên ngoài khiến các vi khuẩn, bụi bẩn bám vào và hình thành các tế bào chết. Nếu không được loại bỏ, lớp tế bào chết dày lên và nứt ra khi gặp thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp làm da bị mất độ ẩm.

Hãy vệ sinh mỗi ngày nếu không muốn gót chân bị tổn thương do nứt nẻ [Nguồn: Pinterest]

Cách khắc phục:

  • Rửa sạch đôi chân mỗi ngày.
  • Trong lúc tẩy tế bào chết toàn thân, hãy tẩy da chết cho đôi chân đặc biệt là vùng gót chân thật kỹ.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da chân, giúp da chân, gót chân được mềm mại hơn.

Ngoài cách khắc phục gót chân bị khô da, rạn nứt bằng các mẹo trên, bạn nên thử trải nghiệm sữa tắm Dove dưỡng ẩm chuyên sâu Deeply Nourishing giúp làn da được cấp ẩm một cách nhanh chóng. Dove là dòng sữa tắm đầu tiên chứa ¼ hàm lượng kem dưỡng da mặt, thẩm thấu sâu trong da, cho bạn làn da căng bóng, mịn màng đáng ghen tị. Với hàm lượng chứa glycerin có khả năng ngậm nước trên da, giữ độ ẩm mượt nhất định cho da. Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất giống lipid, cho làn da căng mướt, mịn màng. Kết hợp với các tinh chất dưỡng ẩm tự nhiên Nutrium Moisture, có công dụng nuôi dưỡng làn da tận sâu bên trong, cải thiện tình trạng khô da một cách tối ưu nhất.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm và mua hàng tại đây.

Hiểu biết sớm 4 nguyên nhân trên và có cách phòng tránh sẽ giúp gót chân của bạn luôn được mịn màng. Theo dõi Đẹp365 mỗi ngày để cập nhật những thông tin chăm sóc cơ thể hữu ích bạn nhé!

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, thường gặp ở da khô và diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Biểu hiện là gót chân bị bong tróc, nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, vi nấm hoặc siêu vi xâm nhập. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt. Đặc biệt khi vùng gót chân nứt nhiều, chảy máu, tạo thành các khe rãnh sâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến biến chứng hoại tử bàn chân nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần phòng ngừa và điều trị nứt gót chân đúng cách và hiệu quả.

Nguyên nhân nào gây nứt gót chân?

Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng, nhưng có 3 điều kiện góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển, đó là: Da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật. Ngoài ra còn những nguyên nhân sau: Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất; bị một số bệnh như tiểu đường, bệnh nấm chân, chàm...; làm trong môi trường công việc đòi hỏi phải đứng quá lâu, nền nhà thô ráp, gồ ghề cũng là nguyên nhân gây nứt gót chân và một nguyên nhân mà ít ai nghĩ đến là mang giày, dép không phù hợp với kích cỡ chân.

Cách điều trị

Vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ: Khi đã bị nứt gót chân, việc đầu tiên cần làm hàng ngày để chấm dứt tình trạng này đó là vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc. Có nhiều cách làm sạch chân và gót chân nhưng bạn không nên sử dụng xà phòng hay nước tẩy rửa để làm việc này bởi nó sẽ làm gót chân bị nứt trở nên khô hơn và đau hơn nhiều lần. Chính vì thế có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi loãng đun sôi để ấm là an toàn nhất để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.

Nứt gót chân nếu không chữa dứt điểm sẽ gây viêm, nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Bôi thuốc: Sau khi đã làm sạch gót chân hãy tiến hành bôi thuốc nếu vết nứt nghiêm trọng và đau nhói. Nếu vết nứt nhỏ bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như cám gạo, dầu dừa để bôi giúp gót chân dần trở nên mềm mại hơn.

Có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi loãng đun sôi để ấm là an toàn nhất để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.

Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm điều trị nứt gót chân, muốn hiệu quả cần kết hợp chăm sóc da với dùng kem chuyên trị nứt gót. Một sản phẩm tốt trước hết phải làm cho triệu chứng giảm đi một cách nhanh chóng, kết quả có thể thấy rõ trong vòng 5 ngày sử dụng. Sản phẩm đó phải cùng lúc phát huy 3 tác dụng: Tróc da, làm mềm và dưỡng ẩm cho da bằng cách hình thành một lớp bảo vệ để làm giảm đáng kể các triệu chứng da dày lên và nứt. Không tự ý bôi các loại mỡ kháng sinh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa thăm khám và có ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng dụng cụ bảo vệ đôi chân phù hợp: Sau khi đã tiến hành các biện pháp chữa trị vết nứt gót chân thì hãy sắm cho mình dụng cụ bảo hộ lao động như đôi ủng hoặc những đôi giầy, dép cao vừa phải, rộng rãi và êm ái để đi cho đôi chân của mình. Ngay cả khi bạn làm việc hay đến công sở thì bạn cũng cần phải lưu ý điều này bởi nếu bạn tiếp tục để gót chân bị bám bẩn thì tình trạng nứt nẻ sẽ càng tăng hơn.

Và phòng ngừa

Ngâm chân trong nước ấm 15 phút mỗi ngày; uống nhiều nước hàng ngày; giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy tế bào chết thường xuyên; chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung thêm thực phẩm chứa kẽm và omega 3; không lạm dụng xà phòng và sấy khô chân; không chà chân quá kỹ.

Đối với những người đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách như trên nhưng da vẫn bị nứt nẻ, bong tróc từng mảng... nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Video liên quan

Chủ Đề