Edta Fe là gì

Ngày nay, bên cạnh các yếu tố phân bón đa lượng N-P-K, người ta bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của các yếu tốt trung lượng [Lưu Huỳnh, magiê, canxi và gần đây silic], vi lượng [Sắt, Đồng, Kẽm, mangan, Bo, molypđen,]. Nhu cầu của các nguyên tố trung vi lượng đối với cây trông không nhiều nhưng lại đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Trong quá trình hoạt động sống của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng, nguyên tố vi lượng có vai trò chính là tham gia vào hoạt động tạo các enzym chất xúc tác sinh học đặc biệt cho các phản ứng sinh hóa nhất định của cây trồng, ví dụ như Quá trình đồng hóa các bon trong cây, quá trình phân giải hợp chất các bon, quá trình tổng hợp peptit, Thiếu hoặc thừa chất vi lượng đều có ảnh hưởng đến cây trồng.

Vai trò của Chelate vi lượng:

Vi lượng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở dưới 2 góc độ:
Ảnh hưởng đến hàm lượng và thành phần các hợp chất có N, đường bột, chất béo và các vitamin
Hàm lượng các vi lượng chứa trong thức ăn cần thiết cho sự hình thành các men, vitamin trong cơ thể động vật và người. Ví dụ như người ta phát hiện ra hàm lượng vitamin C trong bắp cải có liên quan đến lượng mangan được cung cấp. Thiếu natri hay thừa natri đều làm giảm hàm lượng caroten trong cây cà rốt.
Tuy nhiên trong lĩnh vực sử dụng làm thức ăn sự dư thừa một số vi lượng lại trở thành có hại. Molypden rất cần cho hoạt động của cây trồng, vi sinh vật trong đất trước hết và si sinh vật cố định N lại có hại cho trao đổi chất bình thường của gia súc và gây ra ngộ độc do Mo.
Ban đầu, các nguyên tố vi lượng có sẵn trong đất có thể cung cấp đủ cho cây trồng, tuy nhiên xu hướng thâm canh và tăng vụ làm tăng số lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng dự trưc trong đất không đủ cung cấp dẫn đến thiếu hụt.
Các nguyên tố vi lượng ở dạng muối vô cơ không thể được cây hấp thụ. Các nguyên tố vi lượng khi đưa vào dạng ion thông thường thì cây không thể hấp thụ được. Lý do là các ion vi lượng sẽ bị kết hợp với các anion phốt phát [từ phân lân] và anion sunfua [Từ H2S phân rã của sinh vật], anion cacbonat [tạo ra do khí CO2 trong không khí vào nước]. Sự liên kết này sẽ tạo thành các kết tủa là các hợp chất không tan đọng trong đất và nước khiến rễ cây không thể hấp thụ được.
Còn khi kết hợp với một số chất hữu cơ tạo ra phức chất thì lại có khả năng hòa tan trong nước. Những phức chất này không bị kết tủa bởi các nhóm Anion nêu trên và có tính axit nhẹ đến trung tính rồi kiềm nhẹ và đặc biệt các chất hữu cơ đê tạo ra phức chất còn có khả năng đưa các ion kim loại khỏi các hợp chất không tan của Phốt phát, Sunfua, cacsbonat và dạng muối oxyt
Qua trình hình thành các phức chất này được gọi là Chelate hóa. Chelate là phức chất vòng càng cua giữa các hợp chất hữu cơ dẫn xuất từ Aminoaxit, Polycacboxylic axit với các ion kim loại. Các Polycacbonxylic Axit như EDTA [EthyleneDiamineTetraaceticAcid], DTPA [Diethylene triamine pentaacetate], EDDHA [Ethylene diamine dihydroxy phenyl acetic acid]. Ngoài những chế phẩm chelate tổng hợp còn có những chelate tồn tại sẵn trong tự nhiên như Axit humic, Axit fulvic.
EDTA là từ viết tắt củaEthyleneDiamineTetraaceticAcid là chế phẩm phức hợp chelate phổ biến nhất. Đây là một axít hữu cơ mạnh [hơn 1.000 lần so với axít acetic] [EPA, 2004], được tổng hợp vào năm 1935 bởi nhà bác học F. Munz [Oviedo và Rodriguez, 2003]. EDTA và các muối của nó thường ở dạng tinh thể màu trắng hoặc bột, không bay hơi và có độ tan cao trong nước. EDTA được tổng hợp từ ethylenediamine [C2H4[NH2]2],formol [HCHO] và gốc cyanide [HCN hoặc NaCN] [Sinax, 2011]

Mua chelate vi lượng:

Hacheco Công ty cổ phần hóa chất Hà Nội cung cấp chelate vi lượng với giá rẻ nhất thị trường, khách có nhu cầu mua chelate vi lượng liên hệ: Ms Vân: 0912 90 2728

Các loại chelate vi lượng EDTA:

1. EDTA Ca 10%
2. EDTA Mg 6%
3. EDTA Zn 15%
4. EDTA Mn 12%
5. EDTA Cu 14%
6. EDTA Fe 13%

Ứng dụng chính của Chelate vi lượng:

1.EDTA Ca 10%:

EDTA Ca là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường.
cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể.
Hoạt hóa nhiều enzym [như phospholipaza, arginine, triphosphataza].
Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa axit hữu cơ trong cây.

2.EDTA Mg 6%

EDTA Mg là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp.
Là hoạt chất của hệ enzym gắn liền với sự chuyển hóa hydratcacbon, và tổng hợp axit nucleic.
Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây.
Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây

3.EDTA Mn 13%

EDTA Mn xúc tác trong một số phản ứng enzym và sinh lý trong cây, là một thành phần của pyruvate carboxylasaza.
Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
Hoạt hóa các enzym liên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố.
Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.

4.EDTA Zn 15%

EDTA Zn liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit indolacetic.
Là thành phần thiết yếu của một số enzym: metallo-enzym-cacbonic, anhydrasaza, anxohol dehydrogenasaza.
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein.
Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm.

5.EDTA Cu 14%

EDTA Cu là thành phần của enzym cytochrome oxydasaza và thành phần của nhiều enzym-ascorbic, axit axidasaza, phenolasaza, lactasaza.
Xúc tiến quá trình hình thành vitamin.

6.EDTA Fe 13%

EDTA Fe cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất, diệp lục tố trong cây.
Là thành phần chủ yếu của nhiều enzym.
Đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hóa axit nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa RNA hoặc diệp lục tố.

Video liên quan

Chủ Đề