Em hay liệt kê những nội dung chính đá học trong phần môn đá cầu

Câu 1

Hãy cho biết lịch sử hình thành môn Đá cầu trên thế giới và ở Việt Nam

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Sơ lược về lịch sử môn Đá cầu [SGK trang 15].

- Cho biết lịch sử hình thành môn Đá cầu trên thế giới và ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

* Lịch sử hình thành môn Đá cầu trên thế giới:

- Đá cầu được cho là xuất hiện ở Trung Quốc khoảng năm 207 [thời nhà Hán]. Tuy nhiên, cũng có tài liệu cho rằng nguồn gốc Đá cầu được hình thành từ trò chơi dân gian dưới nhiều hình thức khác nhau và có quá trình phát triển gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam. Từ năm 722, dưới thời vua Mai Hắc Đế, Đá cầu được sử dụng để rèn luyện sức khỏe cho binh sĩ; ở thời Lý, Trần,… Đá cầu được tổ chức dưới hình thức trod chơi trong các dịp lễ lớn, mừng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

- Năm 1936, một VĐV người Trung Quốc đã biểu diễn một số động tác của môn Đá cầu tại lễ khai mạc Olympic Berlin. Đây được coi là thời điểm Đá cầu được giới thiệu tại châu Âu.

- Cuối năm 1984, những người yêu thích môn Đá cầu Trung Quốc tập chung tại Hồng Kông, thành lập “Liên minh những người yêu thích Đá cầu”. Đến năm 1994, Liên minh này được đổi tên thành “Hiệp hội Đá cầu Hồng Kông [HKSA].

- Năm 1999, giải Vô địch Đá cầu thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Từ đó tới nay, giải Vô địch Đá cầu thế giới được tổ chức định kì 2 năm một lần.

- Ngày 11/11/1999, Liên đoàn Đá cầu thế giới được thành lập tại Hà Nội [Việt Nam] với 10 thành viên. Đến nay, Liên đoàn Đá cầu thế giới có 51 thành viên ở cả 5 châu lục.

- Năm 2003, Đá cầu được đưa vào các chương trình thi đấu của Đại hội Thể thao Đông Nam Á [SEAGAMES] lần thứ 22 tại Việt Nam.

- Năm 2016, Đá cầu được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội Thể thao bãi biển châu Á.

* Lịch sử hình thành môn Đá cầu ở Việt Nam:

- Trong thời Pháp thuộc, nhiều môn thể thao và trò chơi dân gian không có điều kiện phát triển, nhường chỗ cho các môn thể thao hiện đại, nhưng Đá cầu vẫn tồn tại, lưu truyền và phát triển trong dân gian.

- Sau năm 1975, phong trào thể dục thể thao được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Môn Đá cầu dần được khôi phục và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc.

- Năm 1984, Đá cầu được đưa vào nội dung thể thao truyền thống trong chương trình thi đấu Hội khỏe Phù Đồng khối học sinh trung học cơ sở và trung học phôt thông.

- Năm 1985, Tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam ban hành Luật Đá cầu – văn bản pháp quy đầu tiên của môn thể thao này.

- Năm 1986, Việt Nam tổ chức thành công giải Đá cầu toàn quốc, nghiên cứu sản xuất được quả cầu tiêu chuẩn.

- Từ năm 1999, sau sự kiện thành lập Liên đoàn Đá cầu thế giới [ISF0 và giải Vô địch Đá cầu thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, môn Đá cầu ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tích cao trên các đấu trường khu vực và thế giới.

- Năm 2016, tại Đại hội Thể thao bãi biển châu Á tổ chức tại Việt Nam, đội tuyển Đá cầu Việt Nam giành được 7 huy chương Vàng trên tổng số 7 nội dung thi đấu.

- Trong giải vô địch Đá cầu thế giới từ năm 1999 đến nay, Trung bình mỗi giải đội tuyển Đá cầu Việt Nam giành được 4 – 5 Huy chương Vàng và 2 – 3 Huy chương Bạc trong tổng số 7 bộ huy chương.

Câu 2

Vận dụng kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật tâng cầu bằng đùi vào các trò chơi vận động, trong hoạt động vui chơi, tập luyện và rèn luyện sức khỏe hằng ngày.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2,3. Kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật tâng cầu bằng đùi [SGK trang 16,17].

- Vận dụng kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật tâng cầu bằng đùi vào các trò chơi vận động, trong hoạt động vui chơi, tập luyện và rèn luyện sức khỏe hằng ngày.

Lời giải chi tiết:

* Các em tự vậndụng kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật tâng cầu bằng đùi vào các trò chơi vận động, trong hoạt động vui chơi, tập luyện và rèn luyện sức khỏe hằng ngày.

Các em tham khảo trò chơi sau:

- Trò chơi vượt chướng ngại vật tâng cầu tiếp xúc:

+ Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành các nhóm bằng nhau, xếp theo hàng dọc đứng dưới vạch xuất phát. Đặt một quả cầu cách vạch xuất phát 30 m. Đặt các bục cao 20 cm, rộng 10 cm và cách nhau khoảng 5 m.

+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu hàng mỗi đội chạy và bật nhảy bằng hai chân vượt qua các chướng ngại vật tới vị trí đặt cầu, thực hiện tâng cầu bằng đùi một lần, sau đó chạy về chạm tay vào người tiếp theo ở vạch xuất phát rồi di chuyển xuống cuối hàng. Lần lượt thực hiện liên tục cho tới người cuối cùng trong đội. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc.

Môn đá cầu là một môn thể thao rèn luyên sức khỏe đôi chân, sự linh hoạt phản xạ của mắt phù hợp cho lứa tuổi thanh thiếu niên rèn luyện và vui chơi sau những giờ học đầy áp lực. Tuy nhiên, để trở thành một người chơi cầu có kĩ thuật tốt, người chơi giỏi, thì còn xuất phát từ nhiều yếu tố, nguyên nhân cũng như sử dụng nhiều giải pháp khác nhau. Cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu những bí kíp để đá cầu giỏi thông qua bài viết dưới đây.

Đá cầu là môn thể thao cần sự linh hoạt dẻo dai của đôi chân, nhanh nhẹn của đôi mắt đó là lí do những người chơi có những năng khiếu thiên bẩm là yếu tố lợi thế để có thể chơi đá cầu giỏi. Tuy nhiên, sự dẻo dai linh hoạt này đều có thể bù đắp lại bằng quá trình rèn luyện thường xuyên.

Thái độ tập luyện

Để có thể đá cầu cơ bản thì khá đơn giản, người chơi chỉ cần rèn luyện một thời gian là có thể đạt đến trình độ cơ bản để biến đá cầu thành thú vui hàng ngày. Tuy nhiên, không tập luyện thường xuyên sẽ khiến người chơi không nâng cao được năng lực, hoặc tập luyện nhưng chưa nghiêm túc, thái độ hời hợt cũng làm ảnh hưởng tới trình độ đá cầu.

Đúng kĩ thuật

Thực tế, hầu hết người chơi đá cầu không thể đá cầu giỏi là chưa nắm và thực hiện được đúng kĩ thuật, từ đó dẫn đến rèn luyện sai. Xem thêm phần các lỗi thường gặp khi đá cầu trong phần dưới

Trang phục chơi phù hợp

Giày và trang phục đá cầu cũng là những yếu tố để đá cầu tốt hơn, chọn giày phù hợp sẽ giúp bạn thoái mái trong quá trình vận động, hạn chế các chấn thương khi chơi. 

Có 2 loại giày phổ biến để chơi cầu là:

Giày mỏ vịt: Da lộn hoặc da công nghiệp tạo cảm giác thoải mái khi đeo, phần mu bàn chân được làm to hơn như hình mỏ vịt. Tăng khả năng đỡ cầu, những tình huống cứu cầu cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên phần mỏ vịt này cũng khó khăn khi di chuyển và chỉ thích hợp khi đá cầu.

Giày thể thao: Được làm từ chất liệu vải nên có khả năng chơi và sử dụng khá đa dạng từ đá cầu, chạy bộ, sử dụng hằng ngày; rất nhiều mẫu mã và chất liệu cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên nếu mới tập chơi thì loại giày này sẽ bất tiện khi tâng cầu, sút hoặc móc cầu.

Tay cầm cầu: [cùng với chân đá] cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên.

Cách phát cầu cơ bản

Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn chân [xa hơn tâng cầu], chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m. Khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao – ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương.

Bí kíp phát cầu giỏi

Cách phát cầu qua lưới và hiểm là một kỹ thuật quan trọng để có thể đá cầu lưới hay, phát cầu trong đá cầu lưới có 3 cách phát cầu đá qua lưới cơ bản [kỹ thuật đá cầu qua lưới].

- Phát cầu chân thấp chính diện

Đây là kĩ thuật thường được sử dụng nhiều trong tập luyện và thi đấu với mục đích đưa cầu vào cuộc, vừa khai thác điểm yếu của đối phương [thông qua chiến thuật phát cầu] để giành điểm trực tiếp hoặc đưa đối phương vào thế bị động, lúng túng để giành điểm.

Khi thực hiện động tác, người chơi đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang và mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20 cm, mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20cm.

Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài sao cho trục của bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ, hai gót chân cách nhau khoảng 30cm- 40cm .
Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu [ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay cái đặt trên đế cầu]. Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất.

Khi thực hiện động tác phát cầu, tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt hoặc có thể thả cầu từ trên xuống, sao cho điểm rơi của cầu cách phía trước mu bàn chân đá khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống chân phía sau lăng về trước duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20 - 30cm.

- Phát cầu chân thấp nghiêng người

 Gần giống với tư thế phát cầu thấp chân chính diện. Nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc 40 độ - 45 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 30cm - 40 cm . Thân trên xoay sang phải [nếu chân phát cầu là chân phải ] sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang.

- Kỹ thuật phát cao chân nghiêng người [được áp dụng nhiều khi thi đấu]

Gần giống với tư thế phát cầu thấp chân nghiêng mình. Nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc 35 độ - 45 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 40cm - 50cm.

Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2 – 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá lăng nhẹ và lướt lên.

Các lỗi thường gặp

– Tâng quá xa hoặc quá thấp.

– Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc di chuyển chậm.

Tâng cầu bằng mu bàn chân

Chuẩn bị 2 chân đứng rọng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu.

Các lỗi thường gặp

– Tung cầu lệch hướng.

– Đưa chân sớm quá hoặc muộn quá.

– Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm.

Bí quyết tâng cầu giỏi

Trong thi đấu thì mỗi người chỉ được chạm cầu tối đa là 2 trạm vì vậy việc hoàn thiện kỹ thuật tâng cầu cơ bản [ đỡ cầu] khi phòng phủ là rất quan trọng, tâng cầu làm sao để nhịp khống chế tiếp theo được thuận lợi nhất để làm cầu cho đồng đội kết thúc.

- Bạn có thể sử dụng mu bàn chân[kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân] để đỡ cầu với những đường cầu xa người và cao.

- Dùng lòng trong chân để khống chế với đường cầu thấp chính diện hay mồi cầu cho đồng đội ở nhịp thứ hai.

- Dùng đùi để tâng cầu hay đỡ cầu khi cầu đi trực diện.

Tất cả các cách tâng cầu trên thành thục được chủ yếu là do cảm giác cầu là kỹ năng nên để làm tốt bạn cần phải tập luyện thường xuyên, nguyên tắc chung để có được cách đá cầu hay thì bạn phải đổi bằng thời gian và những giọt mồ hôi của mình.

Mục đích của những cách tấn công này là khiến đối phương không đỡ được cầu để rơi cầu và bên bạn sẽ dành điểm. Có khá nhiều cách để có thể ghi điểm và giành chiến thắng dưới đây là những cách cơ bản nhất.

- Kỹ thuật đánh đầu: Bạn sử dụng sức bật và khả năng đánh đầu để khiến đối phương rất khó xác định phương hướng đặc biệt khi cầu được nêu ở gần lưới trên phần sân của mình.

- Kỹ thuật bạt cầu [kỹ thuật đạp cầu]: Đây là một kỹ năng khá khó bạn cần có cảm giác cầu tốt, sức bật và có độ dẻo của cổ chân và sự linh hoạt của các khớp chân, thực hành đúng và chuẩn sẽ cực kỳ đẹp mắt.

- Kỹ thuật móc cầu: Là một cách dứt điểm đầy tốc độ, cầu rơi từ trên cao xuống với tốc độ cao gần như đối phương không có cơ hội đỡ cầu, mà chỉ còn cách nhảy lên chắn cầu. Để thực hiện kỹ năng này cần có sự kết hợp ăn ý giữa người nêu cầu và người bật nhảy móc cầu. Người bật nhảy cần có sức bật tốt, cổ chân dẻo và cảm giác không gian tinh tế để có pha móc cầu mạnh và hiểm.

Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai. Chân trước chân sau cách nhau 1/2 bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải. Chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. Kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác [bên trái thì ngược lại].

Video liên quan

Chủ Đề