Em học được gì từ tấm gương của Giáo sư Trần Đại Nghĩa

Trang chủ » Lớp 4 » VNEN tiếng việt 4 tập 2

2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

[1] Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì lớn trong kháng chiến? [Đọc đoạn 2].

[2] Nêu đóng góp của Giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. [Đọc đoạn 3].

Bài làm:

[1] Trong cuộc kháng chiến, giáo sư Trần Đại Nghĩa đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay.

[2] Những đóng góp của giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc là: Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ưỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước, có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.

Lời giải các câu khác trong bài

                                    TS. Huỳnh Thanh Hiếu

                                    Trưởng Khoa Lý luận cơ sở

Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa [Phạm Quang Lễ] sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913, tại xã Chánh Hiệp [nay là xã Hòa Hiệp], huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông là “một trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước, một nhân cách lớn, một tấm gương trong sáng tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người học trò yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những anh hùng đầu tiên của nước ta”. Nhân kỷ niệm 108 năm ngày sinh của Giáo sư Trần Đại Nghĩa [13/9/1913-13/9/2021], chúng tôi nhắc lại 03 thời khắc trọng đại có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời ông lúc sinh thời. Qua đó, soi rọi, noi gương ông để làm tốt nghĩa vụ đối với với quê hương đất nước trong thời kỳ mới.

[Chân dung Phạm Quang Lễ [Trần Đại Nghĩa] – nguồn ảnh: Bách khoa toàn thư]

Trong sổ ghi nhật ký của mình, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã viết “Hàng năm cứ đến 3 ngày là: ngày 10 tháng 9, ngày 20 tháng 10 và ngày 5 tháng 12, tôi lại nhớ về quá khứ một cách rất cảm động”. Ba ngày quan trọng đặc biệt này đã có vai trò chuyển hóa trí thức yêu nước Phạm Quang Lễ thành người chiến sĩ cách mạng trung kiên Trần Đại Nghĩa; chuyển hóa trí thức xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, lao động tại Châu Âu trở thành “Ông Phật làm súng”, ông “Bác học” Việt Minh, “là người đầu tiên đã đem lại cho đội ngũ cán bộ khoa học của ta lúc bấy giờ những kiến thức cơ bản về lý luận và công nghệ chế tạo vũ khí”.

Ngày 10/9/1946, Bác Hồ gọi kỹ sư Phạm Quang Lễ đến gặp và hỏi rằng: “Hội nghị Phông-ten-nơ-blô không thành, Bác sắp về nước, chú chuẩn bị để vài ngày nữa chúng ta lên đường. Chú đã sẵn sàng chưa?”.

Đây là thời khắc quan trọng đặc biệt đầu tiên trong cuộc đời Phạm Quang Lễ. Bởi không gì sung sướng, vẻ vang hơn đối với một trí thức yêu nước là được tham gia cứu nước. Trước đó, từ khi lên 9, lên 10, trong tư tưởng Phạm Quang Lễ đã xuất hiện sự bất bình trước áp bức của thực dân Pháp. Đến năm 13 tuổi [1926] khi đang học ở Mỹ Tho, ông nghe tin cụ Phan Chu Trinh mất, từ cảm kích một trí sĩ đã khiến lòng yêu nước trong Phạm Quang Lễ trào dâng. Cú hích tiếp theo ngay những năm sau đó, khi theo học tại Trường Petrus Ký Sài Gòn, được tin thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ông càng khắc sâu lòng căm thù giặc. Do đó “…tôi nhận thấy rằng là muốn phục vụ đất nước thì phải biết chế tạo vũ khí đi đôi với con người có tài thao lược... Từ đó, tôi nung nấu ý chí theo hướng này, học cho tốt để có đủ năng lực tham gia chế tạo vũ khí cho các cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp. Đó là hoài bão của tôi”. Và như được châm ngòi, khi được Bác Hồ gọi hỏi, Phạm Quang Lễ đã sung sướng trả lời “Thưa Bác cháu đã sẵn sàng!”. Cũng từ ngày 10/9/1946 cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam thêm dấu son mới, chúng ta sẽ có vũ khí cho cuộc đối đầu vốn không cân sức với thực dân trong thời gian trước đó.

Ngày 20/10/1946, chiến hạm Đuy-mông Đuyếc-vin [Dumont d’Urville] của Pháp đưa đoàn Việt Nam cập bến cảng Hải Phòng. Đây là thời khắc hòa trộn nhiều cảm xúc trong Phạm Quang Lễ, đó là lần đầu tiên, người con Nam Bộ - Vĩnh Long đặt chân lên đất Bắc; ngày trở về Tổ quốc của người con xa quê hơn chục năm học tập và làm việc ở Pháp; là sự háo hức, quyết tâm muốn thực thi ngay những tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn bắt tay ngay vào sản xuất, chiến đấu; sự đan xen cảm xúc giữa nhiều điều mới lạ, bỡ ngỡ với niềm tin mãnh liệt vào sự thành công của ý tưởng, khát vọng yêu nước vô bờ.

Để chuẩn bị cho sự ra đời của những loại vũ khí “madein Việt Nam” [đặc biệt là súng Badôca, súng SKZ], phục vụ chiến đấu, giành thắng lợi áp đảo của ta với kẻ thù trên chiến trường, Phạm Quang Lễ đã xác định phương thức học tập linh hoạt, hiệu quả khi lựa chọn ngành học, trường học ở Pháp “…học ở đây, tôi có thể công khai đọc các sách về hóa chất nổ mà không bị nghi ngờ, bởi tôi là người thuộc địa, luật lệ nước Pháp cấm chúng tôi nghiên cứu về chất nổ”. Cho nên, trong khoảng thời gian ở Pháp, ông đã học và tốt nghiệp Kỹ sư cầu cống ở Trường Quốc gia Kỹ sư Cầu đường Pa-ri, Kỹ sư điện tại Đại học Điện, Cử nhân Toán cao cấp tại Đại học Xooc-bon, Kỹ sư Hàng không tại Học viện Kỹ thuật Hàng không; Chứng chỉ Mỏ địa chất và Cơ khí Bách khoa. Trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân số 61, ngày 12/6/1952, Bác Hồ thân mật gọi Phạm Quang Lễ là “đại trí thức”. Mục đích học và nghiên cứu của “đại trí thức” Phạm Quang Lễ mang quyết tâm từ những ngày còn ở trường, quyết tâm đó đã chuyển thành động lực, thành cơ sở cho hiện thực về vũ khí madein Việt Nam.

Ngày 05/12/1946, Bác Hồ đặt tên mới cho Phạm Quang Lễ, “Kháng chiến toàn quốc sắp tới nơi, Bác giao cho chú nhiệm vụ Cục trưởng Cục Quân giới. Chú lo vũ khí cho bộ đội. Đây là việc đại nghĩa, vì thế, Bác đặt tên chú là Trần Đại Nghĩa. Đây là bí danh từ nay trở đi của chú, để giữ bí mật và cũng là giữ an toàn cho bà con thân thuộc của chú ở trong miền Nam. Bác tin chắc chú sẽ làm tròn nhiệm vụ”.

Như vậy, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã mang một họ tên mới là Trần Đại Nghĩa kể từ ngày 05/12/1946. Tên khai sinh Phạm Quang Lễ, do cha mẹ đặt, còn giữ trong lý lịch cán bộ, được giữ kín suốt hai cuộc kháng chiến, cho đến ngày thống nhất đất nước. Đối với ông, họ tên do Bác Hồ đặt có ý nghĩa lịch sử vô cùng sâu sắc, không chỉ cho bản thân ông mà còn cho con cháu mãi mãi về sau. Vì vậy, tất cả những người con của ông đều mang dòng họ Trần [Trần Trí Dũng, Trần Dũng Triệu, Trần Dũng Trình, Trần Dũng Trọng].

Cục trưởng Trần Đại Nghĩa đã thực hiện xuất sắc trọng trách Bác Hồ giao cho: “Chiến tranh của chúng ta là chiến tranh nhân dân, chú vừa phải lo vũ khí cho bộ đội chính quy, vừa phải lo cho dân quân du kích. Phải giúp đỡ tạo điều kiện cho nhân dân tự làm ra vũ khí tại chổ như mìn, lựu đạn… để đánh giặc, như kinh nghiệm Chiến tranh thế giới lần thứ hai mà chú biết. Chiến tranh sẽ qua ba giai đoạn, phải đi trước, chuẩn bị vũ khí cho từng giai đoạn. Phải mở lớp đào tạo về vụ khí và chuyên môn cho anh em…”. Đồng thời, bản thân ông đã cùng cán bộ, công nhân quân giới chế tạo thành công nhiều loại vũ khí, mở nhiều lớp Đào tạo Kỹ thuật vũ khí, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Với 03 thời điểm đặc biệt có ý nghĩa trọng đại đó đã trở thành niềm tin, sức mạnh to lớn thôi thúc Trần Đại Nghĩa không ngừng tìm tòi, sáng tạo, khắc phục khó khăn, gian khổ, hy sinh, quyết đem trọn sức lực, trí tuệ cho quê hương đất nước. Giữa năm 1948, ông vinh dự được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam; ngày 28/5/1948, ông được phong Thiếu tướng; đầu năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động; bên cạnh đó, ông còn giữ nhiều trọng trách và vị trí quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ và nhiều năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước… Quy luật sinh – tử không từ một ai, ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc 16 giờ 20 phút, ngày 09/8/1997 tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vô cùng tiếc thương chia sẻ “Anh ra đi là một mất mát lớn cho quân đội, cho nhân dân, cho đội ngũ trí thức yêu nước. Suốt đời làm việc vì đại nghĩa, không biết mệt mỏi, dù ở cương vị nào, là Cục trưởng Quân giới đầu tiên hay Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam, ở những trọng trách khác nhau trong các ngành kinh tế, khoa học, anh đều hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, đã có những cống hiến xứng đáng đối với quân đội, đối với dân tộc. Anh ra đi để lại một tấm gương sáng của một nhà trí thức tiêu biểu, mẫu mực và đức độ: Liêm khiết, công tâm, về tài năng: thông minh và sáng tạo, ăn ở đoàn kết, thủy chung, có thể nói là không phụ lòng Bác Hồ đã đưa anh về nước”.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Giáo sư Trần Đại Nghĩa là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, có mục tiêu hoài bão đúng đắn, tiến bộ; có lòng say mê, ham thích nghiên cứu khoa học, học tập; sáng tạo trong lao động sản xuất; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc… Chúng ta, những người nghiên cứu, giảng dạy chính trị cần noi theo tấm gương Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa trong bước đường trau dồi tâm đức, tri thức, tài năng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, xem ý nghĩa của 03 ngày trọng đại trong cuộc đời, sự nghiệp của Phạm Quang Lễ - Trần Đại Nghĩa như những bài học lớn về động cơ, về khát vọng cho sự nghiệp chung, cho những bước chân đồng hành cùng dân tộc để đủ định hướng và chọn lọc phương pháp nghiên cứu, chọn lọc kiến thức tiếp thu cho phù hợp. Từ đó biến khát vọng thành hiện thực và hiện thực cho cuộc cách mạng của mọi thời đại.

 Hiện nay, tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có Khu Tưởng niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa trang trọng, ấm áp. Đây là địa chỉ đỏ có ý nghĩa hết sức sâu sắc, quan trọng trong giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng đối với các thế hệ hôm nay và mai sau./.

-------------------

Tài liệu tham khảo: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam [tác giả Thành Đức]: Từ Phạm Quang Lễ đến Trần Đại Nghĩa – Nhà khoa học anh hùng, Nxb Thời đại, Hà Nội 2013.

Video liên quan

Chủ Đề