Festival huế là gì

Đêm 25.6 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khởi đầu chương trình Festival Huế 2022, nhưng không dùng chữ "khai mạc" như bình thường mà dùng từ "khai màn" để mô tả sự việc này.

Festival Huế năm nay dùng từ "khai màn" thay cho khai mạc. Ảnh: Tường Minh

Một thành viên ban tổ chức giải thích, 10 lần tổ chức trước, Festival Huế được đánh giá là sự kiện độc lập, có tầm vóc quốc gia và quốc tế, là sự kiện văn hóa nghệ thuật ấn tượng, đặc sắc xứ cố đô, hội tụ tinh hoa nghệ thuật quốc gia và nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khác.

Năm 2022, Huế quyết định công bố Festival Bốn mùa, là sự kiện sẽ được duy trì tổ chức thường xuyên tại thành phố này, cũng với âm hưởng và ao ước trở thành điểm nhấn sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc cho vùng đất cố đô, có giá trị tầm cỡ hướng đến quốc gia và quốc tế.

Theo đó, Festival Huế sẽ lần lượt có ít nhất 4 hoạt động Festival trong một năm, và nếu đúng thông lệ kỳ tổ chức, thì Festival Huế vốn đã có trước đây chỉ là một sự kiện mùa hạ mà thôi.

Như vậy, chính quyền địa phương muốn nâng tầm một sự kiện tại Huế thành sự kiện lớn hơn, tổ chức quy mô chuyên nghiệp hơn… và khẳng định vị thế, hình ảnh một thành phố Huế trung tâm Festival của cả nước. Thành phố Huế phải được xây dựng phấn đấu thành thành phố Festival quốc gia và quốc tế đúng tầm cỡ như vậy. Festival Bốn mùa là sáng kiến nâng tầm này.

Do Festival Bốn mùa đã khởi động từ sự kiện mùa xuân, dịp Tết vừa qua, nên địa phương không xem sự kiện mở màn cho loạt chương trình Festival là sự kiện khai mạc nữa. Thay vào đó, địa phương quyết định dùng chữ "khai màn" để diễn tả nội dung muốn nói.

Có điều, khi tra từ điển, tất nhiên người ta sẽ không thể tìm thấy chữ "khai màn" này trong bất cứ văn bản, sách vở nào từ trước đến nay.

Có thể hiểu đơn giản, ban tổ chức Festival Huế đã “khéo léo” sáng chế ra một từ mới để phục vụ cho ý đồ hoạt động của mình. Ấy là ghép chữ khai mạc và chữ mở màn lại, thành chữ "khai màn".

Khai mạc, từ Hán Việt có nghĩa là mở màn. Chữ khai 开 là mở ra, chữ mạc 幕 là tấm vải che phía trên [với màn trướng quân sự thời phong kiến]. Khai mạc nghĩa là giở tấm vải đậy bên trên ra, hay mở tấm vải che phía trên, khuất mắt người nhìn ra, để lộ phía sau, bên trong chứa gì.

Từ xưa đến nay, từ khai mạc đã quá sức phổ biến, và nghĩa nôm Việt Nam rất thuần nhất, minh bạch, là mở màn 𨸈幪. Mọi hoạt động khởi đầu, bắt đầu diễn ra có ý nghĩa quảng đại, công bố, đều gọi là khai mạc, hay mở màn.

Rất lạ là ban tổ chức Festival Huế đã cắt một chữ Hán ghép với một chữ Nôm để tạo ra chữ khai màn như vậy. Chữ này không nằm trong nguyên tắc tạo chữ nào của ngữ pháp tiếng Việt cả, và được cho là từ mới tối nghĩa.

Còn chữ "khai màn" tại Festival Huế, dù chỉ là chi tiết nhỏ nhưng có nên hiểu nôm na đến vậy? Bởi gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt cũng là bảo tồn văn hoá, cũng là một trong những mục đích của Festival Huế.

là một sự kiện lớn được nhiều du khách mong đợi. Lễ hội này được tổ chức vào các năm chẵn nhằm tôn vinh các di sản văn hóa của vùng đất cố đô. Vậy Festival Huế là gì và Festival Huế 2022 có những chương trình nghệ thuật đặc sắc nào? Cùng VinID tìm hiểu ngay nhé!

SĂN VOUCHER DU LỊCH NGAY!

Nội dung chính

1. Giới thiệu về Festival Huế

1.1. Lịch sử hình thành Festival Huế

Festival Huế đầu tiên có tên là Festival Việt – Pháp được tổ chức vào năm 1992. Đến tháng 10/1998, Chính phủ đã ban hành quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000. Bắt đầu từ đây, lễ hội này được tổ chức 2 năm một lần, vào các năm chẵn.

Đây là lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam được phát triển theo đúng mô hình Festival chuẩn của các thành phố nổi tiếng trên thế giới. Trải qua hơn 10 lần tổ chức, thương hiệu Festival Huế đã dần khẳng định vị thế của mình trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế. 

Festival Huế là sự kiện lớn rất được mong đợi

1.2. Chủ đề Festival Huế qua các năm

  • Festival Huế 2000: “Huế – Thành phố của nghệ thuật sống”
  • Festival Huế 2002: “Khám phá nghệ thuật sống của cố đô Huế”
  • Festival Huế 2004, 2008, 2010, 2014, 2022: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”
  • Festival Huế 2006: “700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế, Di sản Văn hóa với Hội nhập và Phát triển” 
  • Festival Huế 2012: “Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử”
  • Festival Huế 2016: “710 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế”
  • Festival Huế 2018: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế 1 điểm đến 5 di sản”
  • Festival Huế 2020: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế luôn luôn mới” [bị hủy do dịch bệnh]
Festival Huế 2022 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

2. Điểm đặc biệt chỉ có tại Festival Huế

Đến với Festival Huế 2022, du khách sẽ có cơ hội tiếp cận, thưởng thức những màn nghệ thuật đặc sắc, độc đáo đến từ nhiều đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

2.1. Tổ chức theo định hướng bốn mùa

So với các Festival Huế trước đây thường được tập trung tổ chức trong 1 thời gian nhất định thì Festival Huế 2022 sẽ được diễn ra xuyên suốt trong năm theo định hướng bốn mùa. 

Lễ hộiThời gianCác hoạt động chínhLễ hội Mùa XuânTháng 1 – Tháng 3Các lễ hội cung đình, tín ngưỡng và văn hóa dân gian nổi bật: 
  • Lễ Ban Sóc
  • Lễ hội Đền Huyền Trân
  • Lễ tế Đàn Xã Tắc
  • Lễ Thượng Niêu
  • Festival Thơ Huế
Lễ hội Mùa HạTháng 4 – Tháng 6
  • Lễ hội Áo Dài
  • Festival Diều Huế
  • Lễ hội Điện Huệ Nam
  • Lễ hội đường phố “Sắc Màu Văn Hóa”
  • Ngày hội Huế – Kinh Đô Ẩm Thực
  • Lễ Tế Giao
  • Đêm nhạc Trịnh Công Sơn
Lễ hội Mùa ThuTháng 7 – Tháng 9
  • Lễ hội “Hương xưa Làng Cổ”
  • Lễ hội Truyền Lô
  • Lễ hội đua thuyền sông Hương
  • Lễ hội lân
  • Lễ hội đèn lồng Cố đô
Lễ hội Mùa ĐôngTháng 10 – Tháng 12
  • Chương trình Liên hoan Giọng Ca Vàng Bolero Huế
  • Festival âm nhạc “Giai điệu mùa đông”
  • Chương trình countdown 2022

Để trải nghiệm không khí lễ hội náo nhiệt nhất, bạn nên tham dự lễ hội Mùa Hạ trong chuỗi sự kiện Festival Huế 2022. Theo thông tin mới nhất từ phía Ban Tổ Chức, tuần lễ này sẽ được tổ chức từ ngày 25/6 – 30/6/2022. Cụ thể: 

  • 20h00 ngày 25/6: Chương trình Nghệ thuật khai màn tại Quảng trường Ngọ Môn.
  • 16h30 từ ngày 26/6/2022 đến 29/6/2022: Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”.
  • 19h30 đến 21h30 các ngày từ 26/6 đến 29/6: Chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế.
  • 17h30 ngày 26/6: Lễ hội bia.
  • 20h00 ngày 28/6: Chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn tại sân khấu Ngọ Môn.
  • 28/6/2022: Chương trình quảng diễn “Ngàn xưa âm vọng”.
  • 29/6/2022: Chương trình “Hoàng cung giao hòa” tại Đại Nội.
  • 20h00 ngày 30/6/2022: Đêm nhạc giao lưu chia tay tại Cồn Dã Viên.
Có rất nhiều chương trình hấp dẫn tại Lễ hội Mùa Hạ – Festival Huế 2022

2.2. Nơi giao lưu nghệ thuật giữa các nền văn hóa của các quốc gia

Từ Festival Huế 2000 chỉ có 15 đoàn và nhóm nghệ sĩ trong nước, 7 đoàn nghệ thuật quốc tế thì tới năm 2022 đã thu hút nhiều đoàn nghệ thuật đến từ 7 quốc gia [Cộng hòa Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Israel, Brazil, Saudi Arabia] cùng 400 nghệ sĩ, diễn viên trong nước. 

Sự phát triển về cả quy mô lẫn số lượng các đoàn nghệ thuật đã chứng minh Festival Huế ngày càng có sức quy tụ và lan tỏa trong xu hướng chủ động hội nhập, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các quốc gia. 

Khoảng 50 lễ hội, sự kiện lớn, nhỏ cùng sự góp mặt của các đoàn biểu diễn nổi tiếng chính là cơ hội để du khách tìm hiểu, khám phá thêm về nét đẹp văn hóa – lịch sử của các quốc gia trên thế giới. 

Festival Huế 2022 là sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng trong nước và quốc tế

2.3. Thiết kế sân khấu ấn tượng

Điểm mới của Tuần lễ Festival Huế 2022 chính là việc thiết kế sân khấu ấn tượng, độc đáo. Không chỉ tập trung ở khu di sản Hoàng cung Huế mà sân khấu còn được bố trí ở các không gian dọc 2 bờ sông Hương để người dân có thể tiếp cận và tương tác dễ dàng.

Sân khấu được phân bổ hợp lý, giúp du khách dễ tiếp cận

2.4. Các hoạt động bên lề đa dạng

Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, hưởng ứng, đồng hành,… sẽ diễn ra liên tục trước, trong và sau thời gian Tuần lễ Festival Huế 2022. 

Bao gồm: Lễ hội ẩm thực “Kinh đô Huế với Bốn phương”, Chương trình Vietnam Summer Fair 2022, Lễ hội “Chợ quê ngày hội”, Ngày hội Áo dài Cộng đồng Huế, Chương trình hát nhạc Trịnh dành cho đối tượng không chuyên, Lễ hội Khinh khí cầu, Hội chợ thương mại quốc tế, Giải đua thuyền SUP, Phố đêm Hoàng Thành cùng các cuộc hội thảo, trưng bày và triển lãm mỹ thuật khác.

Có vô số hoạt động bên lề mang dấu ấn riêng tại Festival Huế 2022

SĂN VOUCHER DU LỊCH NGAY!

Festival Huế 2022 với nhiều màu sắc mới lạ và hấp dẫn, chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng để bạn đắm mình trong không gian nghệ thuật đặc sắc. Mùa lễ hội đã cận kề, vậy còn chần chờ gì nữa, tải app VinID để mua vé Festival Huế tham dự ngay nào!

Chủ Đề