Giá trì thực tiễn của câu tục ngữ tấc đất tấc vàng

Tổng hợp những bài làm văn chứng minh câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình bài văn chứng minh cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập thật tốt.

Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta từ lâu đời nay đã có nghề trồng lúa nước lâu năm cho nên đất luôn luôn là người bạn thân thiết và quan trọng của người nông dân. Cho nên ông cha ta mớinói rằng “Tất đất tấc vàng” để nói về tầm quan trọng của đất đai.

“Tấc” chính là một đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta trước kia. Ta phải hiểu được rằng từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Đó có thể là một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị khác đó là “tấc vàng”. Nhân dân ta thật tinh tế khi đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, đã lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí đó chính là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị thật là đặc biệt. Câu tục ngữ dường như vẫn còn mang một hàm nghĩa, đó chính là đã khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

Khi nhận biết được đúng vai trò của đất đai ta mới thấy được câu “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng. Đất được dùng để trồng cây cho những trái cây tươi ngon, cho những bông lúa thêm trĩu nặng và thật khó có thể tưởng tượng được rằng không có đất con người sẽ sinh sống ở đâu? Lấy gì để sản xuất lương thực, thực phẩm?

Đất dường như cũng đã tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất cũng chính là tài sản vô giá của quốc gia. Hay chúng ta cứ hiểu theo nghĩa rộng đó chính đất là giang sơn Tố quốc. Ta như hiểu được rằng trái đất chính là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất còn được xem là nguồn sống vô tận của tất cả con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Nói chung nhất thì đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

Ta cũng như thấy được rằng chính đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người đã có những tác động không nhỏ vào đất đó chính là chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Có tác động công sức lao động vào đất thì đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, tấc vàng” như cha ông ta đã từng nói.

Thông qua câu tục ngữ thật súc tích này thì nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, con người cũng không được làm cho ruộng đồng, vườn tược…bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Dường như cũng không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Nước Việt Nam ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Cho nên nước ta cũng có rất nhiều các chính sách khai khẩn ruộng hoang để cải tạo đất. Đất có tơi xốp thì mới có thể cho vụ mùa bội thu được. Khi chúng ta mà cải tạo đất tót kết hợp với nguồn nước cũng như giống cây trồng mới, trồng theo đúng kỹ thuật sẽ cho ra những sản phẩm nông sản cần thiết. Nông nghiệp nước ta chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, chính vì vậy mà đất cũng là một trong những nhân tố.

Mồ hôi – công sức lao động của con người đã làm cho đất thêm màu mỡ. Thật không quá khi nói rằng máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong những năm tháng kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:

“Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ”

Trong thời kỳ nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

“Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ hay dường như cũng đã khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Như đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai cho nhân dân cho Tổ quốc và không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt được. Nhân dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng hơn nữa.

Ca dao xưa đã từng có câu:

“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”

Đất nước ta đất đai màu mỡ, giàu phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp cho thâm canh cây lúa. Là một nước nông nghiệp hơn ai hết chúng ta hiểu rằng đất đai có vai trò cũng như giá trị vô cùng to lớn trong đời sống cũng như nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như một lời khẳng định giá trị của đất cũng như kêu gọi nhân dân bảo vệ và giữ gìn đất đai.

Như  chúng ta đã biết nhân dân ta thường sử dụng lối so sánh ví von để câu căn dặn của mình được thi vị hơn. Chính vì vậy để hiểu được ý nghĩa ẩn sau câu tục ngữ ta phải đi tìm hiểu ý nghĩa của mỗi câu từ. “Tấc” là đơn vị đo lường của người nông dân xưa. “Vàng” là thứ kim loại quý giá. So sánh ngang bằng giữa một sự vật tưởng chừng như bình thường “Tấc đất” với một vật vô cùng quý giá “Tấc vàng” người xưa muốn khẳng định đất cũng là tài nguyên quý giá mà mỗi chúng ta cần phải giữ gìn.

Vì sao lại có lối so sánh như vậy? Bởi lẽ nước ta là nước nông nghiệp. Nền kinh tế đi lên từ việc trồng trọt. Vì vậy, đất đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nước nhà. Nhờ có đất đai mà nước chúng ta vươn lên đứng đầu trong việc xuất khẩu gạo. Đất không chỉ mang lại cho dân ta cơm ăn mà còn giúp ta cải thiện cuộc sống. Vì thế đất quý như vàng và quý hơn cả vàng.

Có vàng chưa chắc đã mua được đất nhưng nếu có đất ta có thể trồng trọt, chăn nuôi và có thể tạo ra rất nhiều vàng. Câu tục ngữ là lời khẳng định tầm quan trọng của đất cũng như nhắc nhở chúng ta trong việc giữ gìn và bảo vệ đất. Đất mang lại nhiều nguồn thu vậy mà nhiều nơi cho xây dựng khu công nghiệp không xử lí hóa chất dẫn đến ô nhiễm đất, rồi việc sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều làm cho đất bị nhiễm độc. Ở một số nơi vùng cao, bà con sống theo lối du canh, sau khi cấy xong không chịu cải tạo đất mà di chuyển đi chỗ khác khiến đất bị bạc màu, xói mòn không thể trồng trọt được,…Ý thức được sự quý giá của đất là cần thiết nhưng việc hành động để bảo vệ đất còn cần làm ngay trước khi đất bị nhiễm độc, bạc màu, xói mòn.

Mỗi tấc đất được ví như một tấc vàng. Ở mỗi nơi trên đất nước đất lại có những công dụng khác nhau. Có nơi để trồng lúa, nơi trồng hoa màu và có nơi lại thích hợp để trồng cây lấy gỗ. Vì thế chúng ta cần bảo vệ đất không nên để lãng phí bất cứ tấc đất nào. Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định vai trò của đất

“Ruộng rẫy là chiến trường

Cuốc cày là vũ khí

Nhà nông là chiến sĩ”

Nếu không có đất để tăng gia sản xuất thử hỏi làm sao ta có thể chiến thắng hai cuộc xâm lăng lớn và kéo dài của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

Nhờ có đất đai mà nước chúng ta vươn lên đứng đầu trong việc xuất khẩu gạo. Đất không chỉ mang lại cho dân ta cơm ăn mà còn giúp ta cải thiện cuộc sống[/caption]

Câu tục ngữ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu…Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tổ quốc. Hiểu rộng hơn Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người mà ta không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và khoáng sản quý báu.

Bằng lối nói giản dị, không hề hoa mỹ một chút nào ông cha ta đã đưa ra nhận định về sự quý giá của đất đai đồng thời nhắc nhở ta cần biết giữ gìn để cho đất đai không bị xói mòn, hư tổn. Để có thể bảo vệ đất mỗi chúng ta cần có ý thức giữ và cải tạo cho đất, không nên vì lợi ích cá nhân mà làm đất bị nhiễm độc hay bạc màu. Đất chính là Tổ quốc, là tài sản quốc gia mà ta cần chung tay bảo vệ.

Trong kho tàng văn học dân gian dường như cũng thật là đồ sộ những câu ngữ đã khẵng định được những giá trị trong cuộc sống của con người với nhau. Có những giá trị về mặt tình cảm, những đức tính, những câu tục ngữ hay về cả tầm quan trọng của đất đó chính là câu “Tấc đất tấc vàng” mà cho đến nay câu tục ngữ đó vẫn thật là đúng đắn biết bao nhiêu.

Trước tiên là ta phải hiểu được rằng “Tấc đất tất vàng” có nghĩa là một tấc đất chính là mà ột tấc vàng. Nhưng quan trọng hơn với ông cha ta đó là nhưng công lao mà họ đã gìn giữ trong bao nhiều năm nay mới có được như thế.

Câu tục ngữ thật sâu sắc đã thật tinh tế khi đã được hiểu theo một cách khái quát hơn. Đất ở đây là đất đai, còn với “vàng” ở đây là tiền, là những giá trị thật cao quý. So sánh như vậy đòng nhất với việc đất chính là tài sản có giá trị, có giá trị như vàng vậy. Đất cũng chính là những cái mà con người ta dùng nó để sinh sống. Nhưng dường như quan trọng nhất ta vẫn thấy được ở đây cần phải biết đó chính là khi có đất vẫn sinh sống được vì đất có thể trồng trọt. Có đất thì con người chúng ta mới có thể làm ra được nhiều thứ khác nữa để bán ra vàng. Câu tực ngữ ngắn gọn nhưng cũng thật là sâu sắc biết bao nhiêu. Trong câu “Tấc đất tấc vàng” ở đây muốn khẳng định chắc chắn đó chính là không chỉ có vàng mới có thể sinh sống được mà đất vẫn có thể sinh sống và làm ra được vàng.

Ông cha ta thật tinh tế biết bao nhiêu khi đã so sánh đất ở – một tài nguyên sẵn có so sánh với thứ thật có giá trị như vàng. Điều này dường như cũng đã nhằm khẳng định giá trị của đất. Đất cũng được xem chính là một thứ muôn thưở có thể làm ên tất cả. Trong số chúng ta thì cũng đã có rất nhiều người cho rằng có vàng là có thể có tất cả nhưng đó là một quan niệm sai hoàn toàn trái. Thực chất thì đất vẫn làm ra vàng và làm ra được nhiều thứ khác chứ không riêng gì chỉ có những thứ giá trị như vàng mới có thể có. Đất đai được đánh giá đó là một vật vô giá được ông cha ta ví như vàng và có thể hơn vàng nữa.

Hiện nay lại cũng đã có nhiều người ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống. Trên mảnh đất rộng mênh mang nhưng lại không trồng trọt gì cả, đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì không còn gì để mà sinh sống. Qủa thực thì chính đến lúc đó mới nhận ra được sự quý giá của đất. Nhưng đáng nói ở đây khi mà con người nhận ra được thì cũng như đã quá muộn vì đất bây giờ là một bãi đất hoang và bạc màu vì không được cải tạo thường xuyên do bàn tay của con người.

Có thể nói câu tục ngữ này đường như chính là một bài học đành cho những người chỉ biết quan tâm đến những vật chất. Con người ta chỉ nghĩ ăn sung mặt sướng mà không nghĩ đến hậu quả sau này của mình. Với việc thông qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẳng định giá trị của đất. Khi con người có đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể. Có lẽ chính vì vậy khi có phải biết tôn trọng những gì mình có và luôn nhớ rằng đừng bỏ lãng phí nó một cách vô nghĩa.

“Tấc đất tấc vàng” – câu tục ngữ từ ngàn xưa càng ngẫm càng thấy đúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu giá trị đích thực của từng loại đất. Mà khi đã không hiểu ngọn ngành về điều này, dễ đi đến những quyết sách sai lạc về quản lý và sử dụng dạng tài nguyên đặc biệt thuộc sở hữu của Nhà nước này.

Xét về ý nghĩa chính trị, về chủ quyền lãnh thổ, thì mọi mảnh đất của Tổ quốc đều có ý nghĩa như nhau, phải tốn bao xương máu nhân dân ta mới khai khẩn và bảo vệ được. Nhưng xét về giá trị thực dụng thì mỗi loại đất lại có ý nghĩa khác nhau.

Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” càng đúng đối với những nơi đất đai khan hiếm như vùng cao nguyên đá Đồng Văn chẳng hạn. Nhưng chính cao nguyên đó lại hàm chứa những giá trị to lớn, đáng khao khát của bao quốc gia trên thế giới. Đó là nơi có địa hình đá vôi [karst] trùng điệp, muôn hình vạn trạng, có thung lũng sông Nho Quế đẹp như mộng với những hẻm vực hoành tráng nhất Đông Dương, có những tượng đài địa cảnh đáng giá cho du khách vượt muôn dặm đường xa đến ngắm nhìn, thưởng lãm… Xét về tiềm năng du lịch, nếu ở đó xây dựng được một Công viên Địa cảnh [Geopark] đẳng cấp quốc tế thì giá trị của nó sẽ được nâng lên nhiều lần. Vấn đề là ở chỗ phải biết đánh thức tiềm lực đất đai… Vậy mà cho tới nay đất nước Việt Nam tươi đẹp chưa hề có một di sản địa chất nào được công nhận – một sự chậm chân đáng tiếc so với khu vực và quốc tế.

Sự hình thành một mảnh đất thích hợp với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước, là cả một quá trình dài lâu, gian khổ của thiên nhiên và con người. Quá trình phong hóa và tạo đất trồng trọt từ các loại đá thường gặp ở vùng đồi núi còn khó hơn nhiều. Ai đã từng nhìn thấy cảnh một người dân tộc H’Mông gùi đất lên bỏ vào từng hốc đá vôi trên cao nguyên Đồng Văn, rồi tra vào đó mấy hạt ngô, mới thấy hết giá trị của đất trồng đối với con người.

Nguy cơ khủng hoảng lương thực thế giới trong dịp tháng tư vừa qua đã cảnh tỉnh loài người, cũng là điều buộc chúng ta phải dừng lại và suy ngẫm. Từ chỗ thiếu, rồi tự túc đủ lương thực vào những thập niên cuối của thế kỷ trước, Việt Nam từng vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Nhiều dự báo cho thấy vào những thập niên tiếp theo, sự khan hiếm lương thực sẽ trở thành nỗi lo âu của loài người. Chính vì thế, đất đai nông nghiệp, đặc biệt là những diện tích trồng lúa nước đã và sẽ luôn là tài sản vô giá, cần được bảo vệ và phát huy tốt nhất hiệu quả sử dụng.

Trên thế giới, nhiều nước đã quy hoạch phát triển đô thị lên những vùng đồi thoải, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp cho các dự án phi nông nghiệp. Nên nhớ rằng, miền đồi núi của Việt Nam chiếm đến ¾ diên tích đất nước. Diện tích đồng bằng thực tế không được bao nhiêu. Do vậy, khi quy hoạch tổng thể cần quan tâm bảo vệ những diện tích vốn là vựa lúa. Điều đó dường như chưa được chú trọng khi xem xét trong thực tiễn quy hoạch lãnh thổ thời gian qua ở nhiều địa phương. Chính cách quản lý, điều hành lỏng lẻo của các cơ quan chức năng đã tạo nhiều kẽ hở cho những kẻ đầu cơ trục lợi. Tình trạng sử dụng đất không trúng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chủ động về an ninh lương thực quốc gia.

Sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là điều cần thiết, không phải bàn cãi. Song từ trong sâu thẳm tâm hồn, người Việt ta vẫn tự hào là cư dân trong cái nôi lúa nước của nhân loại. Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, việc giữ vững là một trong những cường quốc của lúa gạo thế giới hẳn là điều chúng ta cần nghĩ tới. Đó cũng là tâm nguyện chung của hầu hết chúng ta, hôm nay và mai sau.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn chứng minh câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” hay nhất. Chúc các bạn viết cho mình một bài văn chứng minh cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao.

Video liên quan

Chủ Đề