Giai đoạn tiền dậy thì ở bé gái

Dấu hiệu dậy thì của bé còn biểu hiện rõ ở sự thay đổi về tâm sinh lý. Các bé dễ khóc, vui buồn thất thường, ngại giao tiếp với người lạ.

Ngoài ra, bé cũng bắt đầu thích và chú ý tới bạn khác giới. Lúc này, bạn cần quan sát sự thay đổi toàn diện của con để quan tâm, chia sẻ giúp bé dậy thì thành công nhất có thể.

Tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu?

Đáp án cho thắc mắc tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu chính là khoảng 5 năm. Đến năm 18 tuổi, con gái sẽ ngừng phát triển chiều cao.

Tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu? Để trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, khoa học chia quá trình dậy thì này gồm 2 giai đoạn:

1. Từ 11 đến 13 tuổi – Tiền dậy thì: Con gái thay đổi tâm sinh lý, phát triển chiều cao. Đây là giai đoạn bé có sự thay đổi nhanh, mạnh mẽ. Đây cũng là lúc trẻ có thể dễ bị trầm cảm nếu như không được gia đình, bạn bè quan tâm và chia sẻ.

2. Từ 13 đến 18 tuổi – Dậy thì chính thức: Con gái phát triển toàn diện. Năm 18 tuổi, con vẫn còn ở giai đoạn tuổi dậy thì, dù các thay đổi không rõ rệt nữa.

Giai đoạn tiền dậy thì ở bé gái

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở trẻ

Khi bước vào giai đoạn kết thúc tuổi dậy thì, trẻ sẽ hoàn thiện dần về mặt thể chất lẫn tâm lý. Sau khi trả lời câu hỏi tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu, bạn cũng cần nắm rõ dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở trẻ. Thông thường, giai đoạn kết thúc dậy thì ở bé gái là từ 15 đến 18 tuổi.

  • Lúc này, ngực con cũng phát triển gần giống như người trưởng thành. Tuy nhiên, ngực sẽ còn phát triển tiếp tục sau năm 18 tuổi để trở nên đầy đặn và săn chắc hơn.
  • Chiều cao dần ổn định, có thể ngừng phát triển hoàn toàn hoặc phát triển rất ít.
  • Bộ phận sinh dục và lông mu đã phát triển đầy đủ.
  • Con gái mang dáng dấp của một thiếu nữ: mông, đùi, hông cũng phát triển có kích thước tương đương với người trưởng thành.

Dạy con gái chăm sóc sức khỏe ngày hành kinh

Tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu? Kinh nguyệt là vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với bé. Lúc này mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc và vệ sinh cá nhân trong ngày hành kinh thật khoa học

1. Xuất hiện kinh nguyệt

Những thông tin bạn cần cung cấp cho bé như sau:

  • Tuổi dậy thì mỗi tháng cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho một kì kinh nguyệt báo hiệu cho buồng trứng để giải phóng trứng vào mỗi tháng. Đồng thời niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và dầy lên.
  • Kinh nguyệt sẽ kéo dài 3-7 ngày,có thể đều hoặc không đều theo tháng.
  • Khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt có thể đau bụng dưới và lưng.

2. Hướng dẫn vệ sinh kinh nguyệt đúng cách

Bạn nên hướng dẫn bé cụ thể những lưu ý này trong ngày hành kinh

  • Đi lại, làm việc nhẹ nhàng. Không vận động quá sức như bơi lội, đẩy tạ.
  • Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như thịt, trứng, tránh các chất kích thích như rượu, bia.
  • Các mẹ cần hướng dẫn bé gái vệ sinh kinh nguyệt đúng cách như 3-4 tiếng thay băng vệ sinh một lần, mỗi lần thay băng vệ sinh phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch sau đó lau khô rồi mới đóng BVS,tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
  • Bên cạnh đó, cần hướng dẫn bé gái cách phòng tránh bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục.

Những thay đổi ở cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì dễ gây ra tâm lý lo lắng, e ngại ở bé gái. Vì vậy, các bậc phụ huynh, đặc biệt là mẹ phải là người bạn đồng hành, quan tâm, chia sẻ, lắng nghe tâm tư của trẻ, cùng con yêu vượt qua giai đoạn này.

Độ tuổi dậy thì của bé gái, tuổi dậy thì ở nam luôn được nhiều người quan tâm đặc biệt là những bậc phụ huynh có con em đang chuẩn bị bước vào giai đoạn này. Khi đến độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý của cả nam giới và nữ giới đều xuất hiện nhiều sự thay đổi nhất định, rất cần được mọi người quan tâm, thấu hiểu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những chia sẻ, cẩm nang tuổi dậy thì dành cho bạn gái và bạn trai từ chuyên gia trong bài viết dưới đây để có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích.

Giai đoạn tiền dậy thì ở bé gái

Độ tuổi dậy thì của bé gái và nam là bao nhiêu?

Tuổi dậy thì của bé gái là bao nhiêu?

Dậy thì là cụm từ được sử dụng để chỉ một giai đoạn quan trọng, chuyển giao từ trẻ em sang trưởng thành, có sự phát triển về thể chất và thay đổi về tinh thần mà bất cứ ai cũng đều trải qua. Thời điểm bắt đầu dậy thì hay độ tuổi dậy thì ở mỗi người sẽ không giống nhau, có thể sớm muộn tùy theo cơ địa nhưng các đặc điểm về giới tính và hệ thống cơ quan sinh sản đều phát triển và dần hoàn thiện.

Các chuyên gia cho biết, nữ giới sẽ dậy thì sớm hơn khoảng 1,5 - 2 năm so với nam giới. Theo đó, độ tuổi dậy thì của nữ thông thường sẽ bắt đầu trong giai đoạn từ 10 - 11 tuổi, lúc này hormone sinh dục sẽ phát triển một cách mạnh mẽ. Sau khi trải qua những sự phát triển, tuổi dậy thì ở bé gái sẽ bước vào giai đoạn kết thúc trong khoảng từ 15 tới 17 tuổi.

Do vậy, thời gian dậy thì của nữ hầu như được diễn ra trong vòng khoảng 5 năm. Nếu như các bé gái dậy thì trước 10 tuổi được coi là dậy thì sớm, ngược lại nếu bắt đầu từ 14 tuổi trở lên sẽ là dậy thì muộn.

Giai đoạn tiền dậy thì ở bé gái

Độ tuổi dậy thì ở nữ

Những dấu hiệu tuổi dậy thì ở nữ có thể kể đến bao gồm:

  • Ngực bắt đầu phát triển: Đầu tiên vùng ngực mới chỉ nhú lên cục nhỏ có cảm giác hơi nhức, sau đó tốc độ phát triển sẽ nhanh hơn. Kích thước của bầu ngực lớn dần, phần đầu ngực có sự biến đổi về màu sắc thẫm hơn bình thường.
  • Bắt đầu có lông nách: Tuy giai đoạn này lông mọc tại vùng da dưới cánh tay có màu đen và khá cứng, nhưng số lượng sẽ không quá nhiều, thậm chí một số bé gái còn xuất hiện cả lông ở nhiều khu vực khác hoặc ria mép.
  • Những thay đổi rõ rệt ở “cô bé”: Bộ phận sinh dục không chỉ thay đổi về màu sắc mà còn bắt đầu tiết ra khí hư (hay còn gọi là dịch âm đạo) gần giống như lòng trắng trứng, lông mu xoăn và thô.
  • Kinh nguyệt xuất hiện: Có thể nói dấu hiệu này được coi như một cột mốc đánh dấu tuổi dậy thì của bé gái, thường bắt đầu từ 12 - 13 tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt trong 1 - 2 năm đầu dậy thì hầu như không đều, nữ giới dễ gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
  • Thay đổi về cơ thể: Bước vào độ tuổi dậy thì các bé gái sẽ phát triển nhanh chóng về chiều cao, mỗi năm có thể cao lên từ 6 - 8 cm. Thêm vào đó, cân nặng cũng bắt đầu tăng, hình dáng của cơ thể thay đổi nhiều (khung xương to lên, vùng thắt lưng nhỏ lại, phần hông rộng ra…), cơ thể dễ đổ mồ hôi.
  • Trên da có mụn trứng cá và bã nhờn: Hiện tượng này có thể kéo dài từ lúc bắt đầu độ tuổi dậy thì của nữ cho đến khi đã trưởng thành hoàn toàn, để tránh những sự ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ cần phải lưu ý trong khâu chăm sóc.
  • Biến đổi về giọng nói: Khác với thời điểm trước, giọng nói của nữ giới trong độ tuổi dậy thì trở nên nhẹ nhàng trong trẻo hơn, âm vực cũng trở nên cao hơn.
  • Thay đổi về sinh lý: Buồng trứng hoạt động, bắt đầu thời điểm phóng noãn, rụng trứng và có khả năng sinh sản.

Không chỉ thể chất và sinh lý mà ngay cả tâm lý tuổi dậy thì của bé gái cũng có rất nhiều sự biến đổi, do vậy các bậc phụ huynh nên lưu ý để từ đó định hướng đúng đắn cho con mình. Có thể nhận thấy rõ ràng độ tuổi này không còn muốn phụ thuộc hoàn toàn vào suy nghĩ của bố mẹ, cái tôi cá nhân cũng bắt đầu thể hiện rõ rệt.

XEM THÊM:

Các bạn gái quan tâm, chú trọng nhiều hơn tới hình ảnh của bản thân, bắt đầu thích làm đẹp. Cảm xúc trong độ tuổi dậy thì của nữ cũng trở nên khó kiểm soát, luôn thay đổi buồn, vui hay tức giận một cách thất thường. Hơn nữa, những mong muốn kết giao với nhiều bạn bè xuất hiện, đặc biệt là cảm giác rung động với người bạn khác phái cần được lưu tâm bởi rất dễ dẫn đến tình trạng quan hệ tình dục từ quá sớm.

Độ tuổi dậy thì của nam là bao nhiêu?

Muộn hơn so với nữ giới, tuổi dậy thì ở nam thường sẽ bắt đầu trong khoảng 12 tới 14 tuổi với những sự biến đổi rõ ràng trong mọi mặt từ thể chất cho đến tâm sinh lý. Và thông thường sau đó giai đoạn từ 16 đến 18 tuổi sẽ là thời điểm kết thúc tuổi dậy thì của bé trai. Do đó, nếu đã bước qua tuổi 14 mà các bạn nam vẫn chưa có dấu hiệu phát triển thì chứng tỏ đã dậy thì muộn.

Giai đoạn tiền dậy thì ở bé gái

Tuổi dậy thì ở nam

Dưới đây là những dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam giới về thể chất và sinh lý rõ rệt nhất mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Các thay đổi ở cơ quan sinh dục: “Cậu nhỏ” phát triển về chiều dài trước rồi mới tới chiều ngang, tinh hoàn tăng kích thước lớn hơn, phần bìu trở nên mỏng và sẫm màu hơn trước.
  • Xuất hiện lông trên cơ thể: Ban đầu ở gốc dương vật chỉ mọc một ít lông tơ sáng màu, nhưng càng về sau sẽ càng thô và xoăn. Ngoài ra, lông cũng sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác bao gồm chân tay, ngực, rốn, có râu trên mặt…
  • Xuất tinh, mộng tinh: Nếu như ở nữ giới là kinh nguyệt thì lần xuất tinh đầu tiên chính là cột mốc đánh dấu tuổi dậy thì ở nam, và thường diễn ra khi các bé trai khoảng 13 tuổi. Hiện tượng mộng tinh (xuất tinh không kiểm soát khi ngủ) cũng bắt đầu xuất hiện nếu bạn nam có những giấc mơ “nhạy cảm”.
  • Những biến đổi trên cơ thể: Tuổi dậy thì ở con trai mặc dù xuất phát chậm hơn nhưng tốc độ lại rất nhanh và sẽ sớm vượt qua chiều cao của các bạn gái. Cơ bắp phát triển, chân tay vạm vỡ hơn, ngực nở, vú hơi sưng nhẹ.
  • Giọng nói thay đổi: Có hiện tượng vỡ giọng, giọng nói trở nên trầm hơn trước.
  • Mụn trứng cá xuất hiện: Mụn và bã nhờn có thể nổi trên da mặt, vùng lưng trong độ tuổi dậy thì của nam, cần được chăm sóc cẩn thận.
  • Một số hiện tượng sinh lý: “Cậu nhỏ” cương cứng không có chủ ý, xuất tinh ngoài ý muốn, bắt đầu có chức năng sinh sản.

Giống như các bé gái, tuổi dậy thì của bé trai cũng biến đổi nhiều về tâm lý mà điển hình là tính cách ương bướng, muốn được chứng tỏ bản thân, thích giao lưu với bạn bè… Các ban nam có những rung động đầu đời, cảm giác yêu ghét và tâm lý tò mò về giới tính. Hơn nữa, nam giới trong độ tuổi dậy thì thường không muốn chia sẻ, gần gũi với bố mẹ, tâm trạng thất thường, muốn tự mình làm lấy mọi việc, nếu có vấn đề cần giải đáp, vui lòng gọi điện thoại tới số: 0386-977-199 để được các bác sĩ tư vấn nam khoa giải đáp.

XEM THÊM:

Một số lưu ý bố mẹ cần biết khi con bước vào độ tuổi dậy thì

Bên cạnh những thông tin về tuổi dậy thì của bé gái và tuổi dậy thì ở con trai, để con em mình vượt qua được giai đoạn “ẩm ương” này một cách tốt nhất cả về thể chất và tinh thần thì sự giúp sức, hỗ trợ của bố mẹ và người thân là vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, phụ huynh cần nắm rõ tuổi dậy thì không nên làm gì và nên làm gì, đồng thời kết hợp lắng nghe, quan tâm đến con mình. Cụ thể như sau:

  • Tuổi dậy thì cần được bổ sung đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng, uống đầy đủ nước từ 2l/ngày. Hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, những món ăn có nhiều dầu mỡ và cay nóng, tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá...
  • Hướng dẫn con cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, cân đối về cân nặng, giữ đầu óc được thoải mái thay vì học tập quá sức, căng thẳng kéo dài. Bố mẹ nên khuyến khích con tham gia vận động, tập thể thao, khuyên con ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng những thiết bị điện tử.
  • Chủ động chia sẻ kinh nghiệm, trò chuyện và lắng nghe nhu cầu của con để cùng tìm ra phương pháp giải quyết nếu gặp phải vấn đề nào đó. Tuy nhiên cần tránh việc quát mắng thường xuyên hoặc quản lý con một cách quá mức mà hãy tôn trọng quyền tự do cá nhân thông thường.
  • Hỗ trợ, định hướng con tới những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, có những sự giáo dục về giới tính, giải thích để con hiểu và không tiếp xúc với những văn hóa phẩm đồi trụy hay tệ nạn xã hội, dạy con biết cách tự bảo vệ bản thân của mình.
  • Nếu con mắc phải những bất thường về sức khỏe, các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì hay vấn đề tâm lý… thì phụ huynh hãy nhanh chóng đưa con đến thăm khám bác sĩ ở những cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được kiểm tra chính xác.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có lời giải đáp cho câu hỏi độ tuổi dậy thì của bé gái và nam là bao nhiêu. Nếu con mình đã và đang bước vào độ tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh lưu ý nên dành nhiều thời gian quan tâm, xây dựng những thói quen khoa học và chia sẻ kiến thức giáo dục giới tính kịp thời. Mọi thắc mắc khác cần chuyên gia tư vấn, bạn đừng ngần ngại mà hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ hotline 0386-977-199 (Zalo) để nhận được sự hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.