Giải vở bài tập văn lớp 8

Bài làm:

Câu 1

Câu 1 [trang 145 VBT Ngữ văn 8, tập 2]:

Đọc đề bài, đọc bài làm của mình và nhận xét của giáo viên.

Câu 2

Câu 2 [trang 145 VBT Ngữ văn 8, tập 2]:

Tự nhận xét bài tập làm văn của mình.

Lời giải:

Tự nhận xét bài tập làm văn:

- Về nội dung: Có đáp ứng được yêu cầu đề bài không, còn thiếu ý không?

- Về kết cấu: Bố cục rõ ràng, hợp lí không? Trình bày các ý, các luận điểm, luận cứ đã hợp lí chưa?

- Về diễn đạt: Có mắc các lỗi về dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, lỗi diễn đạt không.

Câu 3

Câu 3 [trang 145 VBT Ngữ văn 8, tập 2]:

Sửa lại một đoạn văn có mắc lỗi trong bài làm của mình.

Lời giải:

Xem trong bài viết của mình có đoạn văn nào mắc lỗi nhiều nhất thì tìm cách sửa lại.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Danh sách các nội dung

  • VBT Ngữ Văn 8 Tập 1
  • VBT Ngữ Văn 8 Tập 2

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 [Ngắn Gọn]
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 [Cực Ngắn]
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Hướng dẫn giải VBT Ngữ Văn 8 tập 2 bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt [tiếp theo] ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và hỗ trợ các em ôn luyện thêm kiến thức.

Phần I: KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH

Giải câu 1 VBT Ngữ Văn 8 tập 2

Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau [không xét câu đặt trong ngoặc vuông]:

a] - U nó không được thế! [Ngô Tất Tố]

b] Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. [Ngô Tất Tố]

c] - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? [Tô Hoài]

d] - Này, các em không để chúng nó yên được à? [Tạ Duy Anh]

e] - Các em đừng khóc. [Thanh Tịnh]

g] - Ha ha! [Một lưỡi gươm!] [Sự tích Hồ Gươm]

h] Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. [Tế Hanh]

Lời giải chi tiết:

a] - U nó không được thế! [Ngô Tất Tố] ⇒ Câu cầu khiến

b] Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. [Ngô Tất Tố] ⇒ Câu trần thuật

c] - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? [Tô Hoài] ⇒ Câu nghi vấn

d] - Này, các em không để chúng nó yên được à? [Tạ Duy Anh] ⇒ Câu nghi vấn

e] - Các em đừng khóc. [Thanh Tịnh] ⇒ Câu cầu khiến

g] - Ha ha! [Một lưỡi gươm!] [Sự tích Hồ Gươm] ⇒ Câu cảm thán

h] Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. [Tế Hanh] ⇒ Câu trần thuật

Phần II: HÀNH ĐỘNG NÓI

Giải câu 1 trang 146 vở bài tập Ngữ Văn 8 tập 2

Năm câu cho sau đây thể hiện các hành động nói: phủ định, khẳng định, khuyên, đe dọa, bộc lộ cảm xúc. Hãy xác định kiểu hành động nói thể hiện ở từng câu [không xét câu đặt trong ngoặc vuông].

a] Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

[Tố Hữu]

b] - [Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế.] Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu?

[Ngô Tất Tố]

c] Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.

[Thanh Tịnh]

d] - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?

[Ngô Tất Tố]

e] Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.

[Lí Công Uẩn]

Trả lời: 

Kiểu hành động nói trong 5 câu

a] Bộc lộ cảm xúc

b] Phủ định

c] Khuyên

d] Đe dọa

e] Khẳng định

Giải câu 2 trang 147 VBT Ngữ Văn lớp 8 tập 2

Dựa vào hành động nói đã được xác định ở bài tập 1, viết lại các câu [b], [d] dưới một hình thức khác.

Trả lời: 

b] Cháu đâu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước!

c] Ông không chỉ chửi mắng, ông sẽ chửi cả nhà mày nếu không có tiền sưu nộp cho ông.

Phần III: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

Giải câu 1 trang 147 vở bài tập Văn lớp 8 tập 2

Hãy viết lại câu sau đây bằng cách đặt cụm từ in đậm vào vị  trí khác trong câu này.

Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

[Ngô Tất Tố]

Trả lời: 

Đặt cụm từ in đậm vào những vị trí khác nhau.

[1] Anh Dậu hoảng quá vội để bát cháo [....].

[2] Anh Dậu để vội bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá không nói được câu gì cả.

[3] Anh Dậu để vội bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá không nói được câu gì.

[4] Vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó,không nói được câu gì,anh Dậu hoảng quá.

Giải câu 2 trang 147 VBT Văn lớp 8 tập 2

So sánh tác dụng của việc thay đổi trật tự từ trong trường hợp ở bài tập 1 với trường hợp sau:

Người thợ săn giết chết con hổ / Con hổ giết chết người thợ săn.

Trả lời:

Trong bài tập 1, việc thay đổi trật tự có tác dụng nhấn mạnh thái độ của anh Dậu

Trong bài tập 2, việc thay đổi trật tự từ trong câu làm thay đổi chủ ngữ, chủ thế cuả câu, từ đó làm thay đổi toàn bộ nội dung, ý nghĩa câu.

Giải câu 3 trang 148 Vở bài tập Văn tập 2 lớp 8​​​​​​​

Phân tích sự khác nhau về ý nghĩa trong từng cặp câu sau đây:

a. Ngôi nhà này rẻ nhưng hơi xa. / Ngôi nhà này hơi xa nhưng rẻ.

b. Bạn ấy chăm chỉ nhưng chậm chạp. / Bạn ấy chậm chạp nhưng chăm chỉ.

c. Món ấy rẻ nhưng không ngon. / Món ấy không ngon nhưng rẻ.

Trả lời:

a. Trường hợp 1 có ý chê, trường hợp 2 có ý khen

b. Trường hợp 1 có ý chê, trường hợp 2 có ý khen

c. Trường hợp 1 có ý chê, trường hợp 2 có ý khen.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Ngữ văn lớp 8 tập 2 bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt [tiếp theo] chi tiết, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Giải vở bài tập Ngữ văn 8: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 1: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 1: Tôi đi học
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 1: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
  • Soạn Văn 8: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
  • Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản siêu ngắn

Câu 1 [Bài tập 1 trang 13 -14 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]: Phân tích tính thống nhất về chủ đề củ văn bản “Rừng cọ quê tôi” theo những yêu cầu nêu ở dưới.

a. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em có thể thay đổi trình tự sắp xếp này không? Vì sao?

b. Nêu chủ đề của văn bản.

c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.

d. Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề đó.

Trả lời:

a. Văn bản trên viết về đối tượng: Rừng cọ

- Vấn đề được nói tới là: Mối quan hệ mật thiết, gắn bó sâu sắc giữa cuộc sống của con người sông Thao và rừng cọ quê hương.

- Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự như sau:

+ Phần đầu: Giới thiệu đời sống tự nhiên của cây cọ.

+ Phần sau: Sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống và sinh hoạt của con người.

+ Phần cuối: Tình cảm của con người sông Thao với rừng cọ quê hương

- Theo em, không thể thay đổi trình tự sắp xếp này bởi vì các ý đã được sắp xếp mạch lạc, liên tục có quan hệ gắn kết với nhau,

b. Chủ đề của văn bản: Rừng cọ và tình yêu, sự gắn bó của con người sông Thao với rừng cọ quê hương.

c. Chủ đề này được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống người dân:

+ Khi miêu tả rừng cọ, tác giả chú ý những nét đẹp nhất, đặc trưng nổi bật nhất của nó để ca ngợi

+ Nói về cuộc sống, sinh hoạt của người dân rừng cọ luôn luôn xuất hiện, gắn bó mật thiết, từ ngôi trường, con đường đến lớp chiếc chổi, chiếc nón, món ăn để có sự hiện diện của cây cọ.

d. Các từ ngữ, các câu thể hiện chủ đề của văn bản:

- “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng”

- “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình”

Câu 2: Phân tích tính thống nhất trong văn bản sau:

Văn bản 1: Bài thơ “bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

Chủ đề của văn bản “Bánh trôi nước” là gì? Từng câu thơ thể hiện đặc điểm của đối tượng như thế nào, toát lên ý nghĩa ẩn dụ ra sao? Các từ ngữ được sử dụng có liên quan như thế nào đến nhan đề và chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

a. Chủ đề của bài “bánh trôi nước” đó là: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

b. Từng câu thơ thể hiện đặc điểm của đối tượng, ý nghĩa ẩn dụ:

- “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”: Từ hình ảnh thực của chiếc bánh trôi để nói về vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ

- “Bảy nổi ba chìm với nước non”: Từ cách luộc chín bánh nói về số phận nổi lênh, bấp bênh của người phụ nữ.

- “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”: Qua cách nặn bánh thể hiện cuộc đời không được tự chủ, tự lập của người phụ nữ.

- “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Từ vị ngon của bánh để nói về vẻ đẹp bên trong thủy chung, son sắt của người phụ nữ

c. Các từ ngữ được dùng ngoài nghĩa thực miêu tả về chiếc bánh trôi còn mang ý nghĩa tượng trưng có mối liên hệ, liên tưởng đến vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ

Văn bản 2: Hoa tháng tư [Lê Thị Luyến, báo văn học tuổi trẻ tháng 4-2008]

Văn bản trên viết về đối tượng nào? Đối tượng được trình bày theo trình tự nào? [không gian, thời gian,..] Hệ thống từ ngữ được sử dụng lặp đi lặp lại ở nhan đề, câu mở đầu và câu kết thúc văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

a. Văn bản viết về đối tượng: Hoa tháng tư – Hoa loa kèn

b. Đối tượng được trình bày theo trình tự: Thời gian [tháng tư, buổi sáng đi làm, buổi tối về nhà, buổi sớm thức dậy], không gian [Vẻ đẹp của hoa loa kèn được miêu tả ở nhiều không gian khác nhau: dọc đường Xuân Thủy, trong nhà, ngoài vườn]

c. Hệ thống từ ngữ được sử dụng lặp đi lặp lại ở nhan đề, câu mở đầu và câu kết thúc văn bản có tác dụng: Nhấn mạnh thời điểm hoa loa kèn vào mùa, đó là lúc hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất.

Câu 3 [Bài tập 2 trang 14 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]: Một bạn dự định viết những ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”:

a] Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc.

b] Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.

c] Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

d] Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.

e] Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc cướp nước, bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Hãy trao đổi theo nhóm xem ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề.

Trả lời:

Ý có khả năng làm cho bài viết bị lạc đề đó là: b, d, vì hai ý này không tập trung để làm sáng rõ chủ đề nêu trong luận điểm.

Câu 4: Các đoạn văn dưới đây có mắc lỗi trong triển khai chủ đề không, nếu có hãy chữa lại cho đúng.

a. Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Ở Hà Nội có lăng Bác Hồ, có chùa Một Cột. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng nơi Bác Hồ rời nước ra đi tìm đường cứu nước.

b. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng, hào kiệt thời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Trả lời:

a. Lỗi của đoạn văn a: Câu chủ đề của đoạn văn nói đến hai nội dung là di tích lịch và danh lam thắng nhưng các câu sau mới chỉ đề cập đến di tích lịch sử mà chưa nói đến danh lam thắng cảnh.

- Sửa lại đoạn văn a: Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Hà Nội có lăng Bác Hồ, có chùa Một Cột. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng nơi Bác Hồ rời nước ra đi tìm đường cứu nước. Ở Quảng Ninh, quần thể Vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kì quan thiên nhiên, thế giới. Thời gian gần đây, Tràng An – Ninh Bình là một danh lam thắng cảnh được rất nhiều khách du lịch quan tâm.

b. Lỗi của đoạn văn b: Nói về lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng, oanh liệt của dân tộc mà chỉ có một dẫn chứng chứng minh

- Sửa lại đoạn văn b: Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng, hào kiệt thời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn, Ngô Quyền lãnh đạo quân dân đánh bại quân Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, trước sự chiến đấu quả cảm, quyết liệt của quân ta, quá nửa quân Nam Hán chết đuối, Lưu Hoằng Tháo – hoàng tử của nước Nam Hán bị tử trận trong tay Ngô Quyền. Sau này, đến thời nhà Trần, Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo quân dân với hào khí Đông A, khí thế sát thát ba lần chiến đấu anh dũng và quả cảm với kẻ thù rất mạnh đó là quân Mông-Nguyên, khiến quân giặc tâm phục khẩu phục mà về nước.

Câu 5 [Bài tập 3 trang 14 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]: Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn triển khai những ý sau.

a] Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b] Con đường đến trường trở nên lạ.

c] Mẹ nắm tay dẫn đến trường.

d] Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự.

e] Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn.

g] Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp.

h] Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò.

Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

Có thể bổ sung điều chỉnh lại như sau:

a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b. Con đường tới trường hằng ngày vẫn thường qua nhưng sao hôm nay thấy lạ quá.

c. Mẹ nắm chặt tay bước đi trên con đường ấy

d. Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự.

e. Cảm thấy ngôi trường đã từng qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi.

g. Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.

Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 8, Soạn văn lớp 8, Học tốt Ngữ Văn lớp 8, Soạn Văn lớp 8 [ngắn nhất], Tài liệu học tập lớp 8

Video liên quan

Chủ Đề