Giáo án luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh.

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

2. Kỹ năng: Luyện tập phát biểu cảm nghĩ trước tập thể. Biết bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học.

3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện, luyện tập để trình bày lưu loát trước tập thể.

 B. CHUẨN BỊ.

 1 Giáo viên: Soạn bài.

 2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

 HOẠT ĐỘNG1. Kiểm tra bài cũ.: GV: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 HOẠT ĐỘNG 2 .Giới thiệu bài.

 Các em đã tìm hiểu một kiến thức về văn biểu cảm để giúp các em biết cách trình bày miệng biểu cảm về một tác phẩm văn học và rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể, chúng ta tiến hành tiết luyện nói hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 56: Luyện nói Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn: 10/12/2006 Tiết 56 Ngày dạy: 11/12/2006 Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh. 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. 2. Kỹ năng: Luyện tập phát biểu cảm nghĩ trước tập thể. Biết bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học. 3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện, luyện tập để trình bày lưu loát trước tập thể. B. Chuẩn bị. 1 Giáo viên: Soạn bài. 2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. Hoạt động1. Kiểm tra bài cũ.: GV: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Hoạt động 2 .Giới thiệu bài. Các em đã tìm hiểu một kiến thức về văn biểu cảm để giúp các em biết cách trình bày miệng biểu cảm về một tác phẩm văn học và rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể, chúng ta tiến hành tiết luyện nói hôm nay. Hoạt động 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung cần đạt - GV: nêu yêu cầu của tiết luyện nói. - Luyện nói trước lớp là luyện văn bản nói. Văn nói khác văn viết ở chỗ, câu văn không quá dài, nội dung không quá nhiều chi tiết. - Chọn những chi tiết quan trọng để nói. - Khi nói trước lớp phải có lời thưa gửi như thưa[Thầy, cô, thưa các bạn]. Em xin trình bầy bài nói của mình. - Hết bài có thêm câu: xin cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. * Khi nói trên lớp cần đạt các yêu cầu sau: + Tác phong nhanh nhẹn, tự nhiên, tự tin, tươi tắn. + Nói đúng, đủ theo đề bài yêu cầu nói. + Diễn đạt to, rõ. Phải đúng là nói, không được đọc hoặc thuộc lòng, vừa nói vừa biểu hiện cảm xúc... + Các em khác lắng nghe, nhận xét bạn[ cũng là để luyện nói] rút kinh nghiệm đến lượt mình nói. - GV nêu đề bài. - Gọi học sinh đọc đề. - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. ? Đọc bài thơ, em hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thế nào? ? Chi tiết nào làm cho em chú ý và hứng thú vì sao? ? Từ đó cảm nhận gì về hình ảnh, ngôn ngữ thơ? ? Qua bài thơ em hiểu tác giả Hồ Chí Minh là người như thế nào? - GV Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. ? Phần mở bài, thân bài, kết bài cần nêu những nội dung nào. [ Cảm xúc: Đọc bài thơ em thấy một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy hiện ra, xúc động trước tấm lòng của một vị lãnh tụ] - GV cho học sinh luyện nói trong nhóm và nhận xét . - GV chọn 1-2 học sinh đại diện nói trước lớp - nhận xét - GV khái quát, nhận xét bổ xung. - HS lắng nghe. - Đọc đề bài. - Trình bày ý kiến. - HS tự bộc lộ. - Nêu nhận xét. - Nhắc lại lý thuyết. - HS luyện nói trong nhóm. - Luyện nói trước lớp. - Nhận xét. I. Yêu cầu của tiết luyện nói. II. Đề bài. - Phát biểu cảm nghĩ về bài "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. * Tìm hiểu đề. - Cảnh thiên nhiên tươi đẹp nên thơ ... - Lòng yêu mến thiên nhiên của Bác Hồ. - Tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng của Bác. - Phong thái ung dung tự tại, lạc quan của Bác. -> Hình ảnh giản dị, cách so sánh độc đáo, kết hợp màu sắc cổ điển và hiện đại. * Dàn ý. + Mở bài: - Lời chào thầy cô, các bạn - Giới thiệu bài thơ. - Cảm nghĩ chung của em. + Thân bài: - Cảm nhận về 2 câu đầu: Nghệ thuật so sánh - điệp ngữ -> Bức tranh thiên nhiên sống động, Vừa lộng lẫy vừa huyền ảo, nhiều tầng bậc đan xen. -> Tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên của Bác. - Cảm nhận 2 câu kết: Xúc động trước tấm lòng của Bác ý thức trước vận mệnh của dân tộc. - Sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn thi sĩ và người chiến sĩ trong con người Bác. + Kết luận. - Tình cảm của em với bài thơ. - Lời cảm ơn người nghe. III. Luyện nói trong nhóm. IV. Luyện nói trước lớp. Hoạt động 3. Hướng dẫn học ở nhà - Tập nói ở nhà đề bài trên. - Tiếp tục ôn tập văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Soạn: Một thứ quà của lúa non.

Tài liệu đính kèm:

  • tiet 56- TLV.doc

Soạn Văn Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Soạn Văn 7: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo. Bài soạn văn mẫu lớp 7 này được sưu tầm nhằm giúp các bạn luyện tập phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học tại nhà và trên lớp để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Để học tốt môn Văn lớp 7, việc soạn bài là rất cần thiết để các em học sinh để có thể tiếp thu bài một cách dễ dàng. Chuyên mục Soạn văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn 7 sẽ là tài liệu hay cho các em tham khảo. Các hướng dẫn giải được trình bày ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, giúp các em học sinh ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.

Soạn Văn: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Chuẩn bị ở nhà

Bài Cảnh khuya

Mở bài:

Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya về hoàn cảnh sáng tác, nội dung, ý nghĩa.

Thân bài:

* Bức tranh thiên nhiên trong bài:

Tuyệt đẹp, nên thơ, trữ tình:

- Tiếng suối trong trẻo, so sánh với tiếng hát tạo nên sự gần gũi.

- Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa: Là sự gắn kết của thiên nhiên. Không cần một sợi dây nối nào, chúng tự lồng ghép, đan xen, hòa quyện vào nhau. Ánh trăng, cổ thụ, hoa quấn quýt, lung linh, huyền ảo và nhiều màu sắc.

* Tâm trạng nhà thơ:

Tâm hồn rung động trước thiên nhiên, nổi bật là “nỗi lo”, là tâm tư “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

* Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ lục bát, sử dụng phép điệp từ “lồng”, “chưa ngủ”.

Kết bài:

Chúng ta càng yêu thiên nhiên, thêm cảm phục, yêu quý tâm hồn và tấm lòng của Bác.

Bài Rằm tháng giêng

Mở bài:

Giới thiệu chung tác phẩm.

Thân bài:

* Cảnh thiên nhiên:

Cảnh bát ngát, mênh mông và thật nên thơ.

- Hình ảnh trăng “lồng lộng”, lung linh.

- Mây trời hòa trộn vào nhau. Sông, nước, trời, thiên nhiên kết hợp một sắc “xuân”, lại cả ánh trăng nữa, cảnh thật đẹp và huyền ảo.

- Từ “xuân” được lặp lại ba lần làm nổi bật sức sống mãnh liệt của đất trời.

* Con người và việc quân:

- Trong không gian đẹp ấy, con người hiện lên với việc dân việc nước. Bác và các chiến sĩ có tấm lòng yêu nước, phải bàn bạc việc quân trong đêm để tránh sự theo dõi của quân địch.

- Kết thúc bài thơ lại là hình ảnh thiên nhiên tuyệt vời, ánh trăng “ngân đầy thuyền”. Hình ảnh đẹp, thơ mộng như vậy làm ta thật khâm phục tâm hồn tinh tế, tình yêu thiên nhiên của Bác.

Kết bài:

Tổng kết lại bài thơ về 2 nội dung chính: Thiên nhiên và con người.

........................

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan: Soạn bài lớp 7: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học [chi tiết]

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ngắn gọn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học nhanh chóng và dễ dàng, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm:

  • Soạn Văn 7: Điệp ngữ
  • Soạn Văn 7: Tiếng gà trưa

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Soạn văn 7 tập 1 bài 13 [trang 154]

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, học sinh sẽ biết cách làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Hy vọng với tài liệu này học sinh sẽ có thêm những kiến thức hữu ích khi học môn Ngữ văn lớp 7.

Soạn văn 7: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Cho đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

I. Rằm tháng giêng

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Rằm tháng giêng”.

- Cảm xúc chung của em khi đọc bài thơ “Rằm tháng giêng”.

2. Thân bài

* Cảm nhận về thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng

- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất. Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.

- Sức sống của mùa xuân “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”: Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.

=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.

* Hình ảnh con người trong đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc

- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.

=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.

3. Kết bài

- Nêu đánh giá về nội dung, giá trị của bài thơ “Rằm tháng giêng”.

- Nêu cảm nhận về tác giả Hồ Chí Minh.

II. Cảnh khuya

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Cảnh khuya”

- Cảm nhận chung về bài thơ.

2. Thân bài

* Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng thông qua những nét vẽ về khung cảnh núi rừng Việt Bắc.

- Vẻ đẹp của bức tranh cảnh khuya được gợi lên từ thanh âm: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, gợi lên vẻ đẹp tĩnh lặng, gần gũi và ấm áp.

- Bức tranh đêm trăng hiện lên giàu chất tạo hình trong những nét vẽ: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, gợi vẻ đẹp quyện hòa, đan cài của thiên nhiên.

* Cảm nhận về tâm hồn thi sĩ quyện hòa cùng chất chiến sĩ của nhân vật trữ tình

- Hình ảnh đó gợi lên từ trạng thái “cảnh khuya như vẽ”, khắc họa rõ nét cốt cách người nghệ sĩ, thể hiện sự rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng chốn núi rừng Việt Bắc.

- Hình ảnh “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” gợi mở vẻ đẹp của phẩm chất người chiến sĩ.

- Điệp từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần đã tô đậm hơn nữa tình yêu thiên nhiên quyện hòa cùng tình yêu đối với nhân dân, đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Kết bài

- Nêu đánh giá về nội dung, giá trị của bài thơ “Cảnh khuya”.

- Nêu cảm nhận về tác giả Hồ Chí Minh

Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Mẫu 2

I. Rằm tháng giêng

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn là một nhà thơ nhà văn lớn. Một trong những tác phẩm Người để lại có thể kể đến “Rằm tháng giêng”. Bài thơ đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về phong cách sáng tác của Hồ Chủ tịch.

Đầu năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp [1947 - 1948]. Cuộc họp kết thúc khi đêm cũng đã về khuya, ánh trăng đêm rằm tròn đầy, sáng tỏ. Cùng với sự giao hòa của cảnh vật và con người. Chính bức tranh đầy thơ mộng ấy khơi gợi cảm hứng để Bác sáng tác bài thơ này:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

Bài thơ mở đầu với việc Bác đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong về một đêm rằm tháng giêng, ánh trăng đúng lúc tròn và sáng nhất. Ánh trăng dường như sáng đến độ có thể thắp sáng vạn vật. Và rôi “sông xuân”, “nước xuân”, “trời xuân” cũng lẫn màu ánh trăng. Từ “xuân” được điệp lại đến ba lần gợi ra một không gian thật rộng lớn. Từ “tiếp” gợi cho người đọc hình dung ra hình ảnh bầu trời và mặt đất dường như không còn khoảng cách để rồi như hòa hợp lại thành một. Thơ ca xưa thì những hình ảnh như “giang, thủy, nguyệt, thiên” vốn đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào thơ Bác lại làm nổi bật nên một bức tranh đầy hiện đại mang vẻ tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống của vạn vật. Điều đó đã cho thấy nét độc đáo trong thơ của Bác.

Không chỉ thiên nhiên, con người cũng xuất hiện trong bức tranh đó, với tư cách là chủ thể trữ tình. Giữa màn sương khói mờ ảo, con người hiện ra trong công việc “đàm quân sự” - một công việc quan trọng, có liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Những người chiến sĩ cách mạng đang bàn bạc việc quân, việc nước.

Bác đã làm nổi bật lên tâm hồn cao đẹp của những chiến sĩ cách mạng - họ là những con người yêu nước, thương dân, một lòng kiên trung với cách mạng. Đặc biệt ở đây, công việc của quốc gia lại được bàn bạc trên con thuyền giữa dòng sông khói tỏa mịt mù cũng gợi lên một hình ảnh độc đáo lại nên thơ. Công việc bàn bạc đã xong xuôi, người chiến sĩ mới giật mình nhận ra đêm đã quá khuya. Ánh trăng lúc này giống như đang lùa vào thuyền, vào hồn nhà thơ vấn vít. Hình ảnh ở cuối bài thơ thật đặc sắc: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh ánh trăng tròn đây đến độ lai láng trên con thuyền của người chiến sĩ cách mạng khiến con thuyền để “bàn quân sự” giờ đây vụt biến thành con thuyền thơ đầy ảo mộng. Hình ảnh dường như đã lay động tâm hồn nhà thơ. Khi công việc nước đã xong xuôi, Người mới có thời gian ngắm nhìn thiên nhiên bằng một trái tim say mê nhất. Những câu thơ đã giúp người đọc hiểu được một tâm hồn lạc quan, mơ mộng và yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng giêng” gợi ra tình yêu thiên nhiên cũng như lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ. Người đọc thêm yêu thơ của Bác cũng là vì thế.

II. Cảnh khuya

Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của người là bài thơ “Cảnh khuya”:

Hai câu thơ mở đầu gợi cho người đọc ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc trong đêm khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Đầu tiên, Người đã khắc họa bức tranh thiên nhiên với “tiếng suối”. Hình ảnh so sánh “tiếng suối trong như tiếng hát” gợi ra cảm nhận về âm thanh trong trẻo, ngọt ngào. Tiếp đến là hình ảnh ánh trăng vốn đã quen thuộc trong thơ của Bác:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

[Ngắm trăng]

Hay như:

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”

[Tin thắng trận, 1948]

Ánh trăng trong bài thơ “Cảnh khuya” hiện lên với nét độc đáo riêng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ có thể được hiểu theo hai cách khác nhau. Một là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian tràn ngập ánh trăng sáng. Hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua những tán cây chiếu xuống mặt đất giống như những bông hoa. Dù hiểu theo nét nghĩa nào thì cũng gợi ra một bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng, huyền ảo.

Hai câu thơ tiếp theo bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc là một cảnh đẹp hiếm có. Nhưng trong bức tranh thiên nhiên đó, hình ảnh con người hiện lên với những suy tư. Người “chưa ngủ” phải chăng là vì bức tranh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng khiến người thi sĩ phải thao thức? Hay “người chưa ngủ” là vì đang lo lắng cho nhân dân, đất nước? Có lẽ muốn hiểu được, chúng ta phải đặt trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác “Cảnh khuya” khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1946 - 1954]. Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch. Bác lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Có thể thấy rằng, “người chưa ngủ” chính là vì lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhân dân. Từ “chưa ngủ” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh tâm trạng lo âu, sự trăn trở của nhà thơ đối với cuộc sống nhân dân, sự nghiệp cách mạng của đất nước trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị xâm lược bởi thực dân Pháp.

Bài thơ “Cảnh khuya” với ngôn từ giản dị không chỉ khắc họa cảnh thiên nhiên dưới ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ. Bài thơ gợi cho người đọc những cảm xúc thật sâu sắc về tấm lòng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cập nhật: 17/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề