Giáo an Rèn kỹ năng cho trẻ nhà trẻ

  “Để đứa trẻ có thể trở thành cá thể độc lập, tự chủ, sống khỏe, sống tốt và thành công trong tương lai thì ngay từ nhỏ cần giáo dục cho trẻ các kĩ năng sống-đó có thể coi như chìa khóa cho sự sống còn và phát triển của con người. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; họ thường thành công hơn và làm chủ cuộc sống của chính họ. Giáo dục kĩ năng sống góp phần phát triển các hành vi xã hội tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống và đẩy nhanh sự tiến bộ của toàn xã hội.”[Nguyễn Thị Thu Hà _tạp chí giáo dục]. Dạy cho trẻ kỹ năng sống là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành nhân cách con người. “Một đứa trẻ được dạy bảo tốt sẽ trở thành người tốt” trẻ không những được giáo dục mà còn được học nhiều hơn nữa về cách sống, về tình cảm của con người, về những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và hình thành ở trẻ những thói quen, những tính cách cần có của con người thế hệ mới nhanh nhẹn, năng động.

  Căn cứ theo nghiên cứu của các nhà giáo dục, chúng ta có tể thấy việc rèn “Rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ” ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non. Nếu các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Hướng dẫn, tập cho trẻ có những kỹ năng sống, kĩ năng tự phục vụ bản thân, từng bước hình thành con người, nhân cách, cho trẻ là một trong những nhiệm vụ thiết yếu mà đội ngũ giáo viên mầm non nói chunh và giáo viên mầm non B xã thanh Liệt nói riêng cần phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên.

   Chúng ta cũng có thể nhận thấy: Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích tự làm những công việc vừa sức của mình để phục vụ cho bản thân. Đối với trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng đã biết thích tự làm những công việc trẻ đang làm để chứng tỏ với các bạn và cô giáo trong lớp. Vậy nên ngay từ đầu năm học các cô giáo lớp nhà trẻ D1 trường mầm non B xã Thanh Liệt đã lên kế hoạch đưa nội dung rèn kỹ năng tự phục vụ vào các nội dung dạy học, các cô luôn khuyến khích trẻ rèn luyện tính tự lập ngay từ những ngày đầu đến lớp. Các con rất hào hứng khi được giúp cô giáo những việc đơn giản như: rửa tay sạch sẽ trước  giờ ăn, kỹ năng cầm thìa tự xúc cơm ăn, kỹ năng cởi và cất giày dép, kỹ năng lấy nước uống,  hay tự mình đeo yếm trước giờ ăn, và sau khi ăn xong các bé biết tự mang bát đến khu vực quy định, cất yếm, cất ghế, lau mặt…. sau những tháng vừa làm quen cô giáo, lớp học, các bé lớp Nhà trẻ D1- trường MNB Thanh Liệt giờ đây không chỉ vui vẻ, hào hứng đến lớp mà còn rất tự tin, có kỹ năng cơ bản trong tự phục vụ bản thân. Phụ huynh lớp luôn phấn khởi khi thấy các con khôn lớn, thể hiện được bản thân trước tập thể. Các cô và các bé ngày càng hăng say cùng nhau tham gia tích cực các hoạt động trong mỗi ngày đến lớp.

Trong độ tuổi mầm non, trẻ lớn lên rất nhanh và khả năng học hỏi của các con cũng được đánh giá khá cao, vì vậy trang bị kỹ năng sống cho trẻ là điều rất quan trọng. Trong đó, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp trẻ lắng nghe và truyền tải thông điệp đến người khác, xây dựng nền tảng để tiếp tục phát triển các kỹ năng khác như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý,… Do đó, theeastwing.net giới thiệu giáo án kỹ năng sống mầm non dạy trẻ kỹ năng quan trọng này.

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng sống đứng thứ hai theo lời ông bà xưa dặn dò “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Điều này chứng tỏ giao tiếp là một trong những kỹ năng trẻ cần được rèn luyện càng sớm càng tốt. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ thường giao tiếp với người lớn và bạn bè. Vì vậy, giáo án kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi này sẽ tập trung dạy các con chào hỏi, lễ phép với người lớn và cách cư xử với bạn bè.

Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn ngay từ khi còn nhỏ

Mục đích yêu cầu giáo án dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi

Trong bài học này, giáo án rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ tập trung vào việc dạy trẻ biết chào hỏi, lễ phép với ông bà khi ở nhà, chào thầy cô và các bạn khi đến lớp.

Ở mức độ giáo án rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, có 2 kỹ năng các thầy cô nên tập trung hướng dẫn các bé:

  • Khả năng diễn đạt câu chào, trả lời mạch lạc và tròn câu.
  • Biết sử dụng từ chào hỏi, lễ phép với người lớn

Trẻ kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị, quý mến bạn bè

Trẻ thể hiện cảm xúc, tình yêu thương với người khác thông qua lời nói và cử chỉ.

Chuẩn bị giáo án giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Phần chuẩn bị học cụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bài giảng, vì vậy, các thầy cô không nên bỏ qua nội dung này trong giáo án kỹ năng sống mầm non:

– Cô chuẩn bị tranh ảnh về lễ phép ở nhà hoặc ở trường thể hiện các nội dung như bé chào hỏi, mời cơm người lớn khi ăn cơm, người lớn gắp thức ăn cho trẻ em

– Video về bài hát Bài Học Lễ Phép

– Phim hoạt hình Lễ phép khi ở nhà, Lễ phép khi ở trường

Tổ chức hoạt động trong giáo án kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Giáo án rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ được thiết kế dựa trên 2 đối tượng chính trong lớp học là thầy cô và các em.

1. Hoạt động 1: Trò chuyện

– Cô cho trẻ nghe bài hát: Bài học lễ phép

Cô hỏi các em:

– Em bé trong bài hát đã chào ai khi đến trường?

– Các con đi học con chào ai?

Các hành động thể hiện sự lễ phép với người lớn trong bài là chào hỏi người lớn, mời người lớn trước khi ăn. Ngoài ra còn có những hành động thể hiện sự lễ phép khác. 

– Theo các con, những hành động nào là lễ phép?

2. Hoạt động 2: Bé lễ phép

+ Khi ở nhà:

– Thầy/Cô sẽ cho các em xem hoạt hình truyện “Lễ phép khi ở nhà”, nhớ chú ý những hành động bạn nhỏ trong phim thể hiện sự lễ phép.

– Khi có người lớn đi cùng thì các con phải thế nào?

– Bức tranh này thể hiện điều gì?

– Trước khi ăn cơm với người lớn, các con cần phải làm gì?

– Khi được người lớn gắp thức ăn cho, các con phải thế nào?

– Khi được bạn rủ đi chơi, con cần phải làm gì đầu tiên?

=> Kết luận:

Các bé ngoan, lễ phép: 

  • Phải biết vâng lời người lớn, 
  • Nhường người lớn đi trước, 
  • Mời người lớn trước khi ăn, 
  • Không kén chọn thức ăn hoặc không dành hết thức ăn mà mình thích mà không chừa cho người khác
  • Khi người lớn đưa cho mình món gì thì phải dùng cả hai tay để nhận và nói cám ơn,
  • Luôn luôn thưa hoặc chào người lớn trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà.

+ Bé lễ phép khi ở trường

– Thầy/cô sẽ cho các con xem hoạt hình truyện “Lễ phép khi ở trường”. Hãy chú ý xem để tìm ra những hành động nào là thể hiện sự lễ phép.

– Vậy khi gặp thầy cô ở trường, chúng ta làm gì?

– Cách chúng ta chào thầy cô như thế nào? 

– Khi cô vào lớp, chúng ta cần làm gì?

– Khi trong lớp học thì ta ngồi như thế nào?

– Bạn nhỏ trong phim ngồi nói chuyện trong lớp học như vậy có đúng không?

=> Kết luận: 

– Khi gặp thầy cô giáo phải nghiêm túc chào thầy cô, 

– Khi thầy cô vào lớp hay ra về, chúng ta phải đứng dậy chào thầy cô, 

– Khi trong giờ học, chúng ta cần ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, không nói chuyện, lắng nghe bài giảng

3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi 

– Cô giới thiệu cách chơi:

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, mỗi đội có các hình vẽ các hành động thể hiện sự lễ phép hoặc không lễ phép. Khi cô ra hiệu lệnh thì mỗi đội sẽ phân loại và gắn các hình ảnh lên khu vực  bảng của mỗi đội.

– Hình vẽ hành động lễ phép sẽ gắn lên phần bảng bên trái

– Hình vẽ hành động không lễ phép sẽ gắn lên phần bảng bên phải

Trong khoảng 2 phút, đội nào gắn được nhiều hình đúng hơn thì sẽ chiến thắng. 

+ Luật chơi: Khi hết thời gian thì hai đội phải ngừng lại. Những hình ảnh được gắn lên sau khi hết giờ sẽ không được tính điểm.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi

– Kết thúc cô nhận xét

4. Hoạt động 4: Kết thúc

– Nhắc lại những nội dung chính cần nhớ trong bài học hôm nay

– Trẻ lắng nghe

– Chào thầy cô

– Chào cha, mẹ

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của các con

– Trẻ xem phim

– Đi phía sau và nhường người lớn đi trước

– Bé đang ăn cơm với gia đình

– Phải mời ông, bà, cha mẹ..

– Con không được kén chọn thức ăn và nói “Cảm ơn”

– Con phải xin phép người lớn trong gia đình

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chăm chú xem phim hoạt hình

– Ta đứng lại chào

– Đứng nghiêm, và chào

– Đứng dậy chào cô giáo

– Ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, tập trung vào lời giảng của thầy cô

– Không đúng, trong lớp không được nói chuyện riêng mà phải lắng nghe bài

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi trò chơi

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại

Cũng như học bất cứ môn nào khác, các thầy cô cũng cần chuẩn bị giáo án kỹ năng sống mầm non để có những tiết học thu hút các bạn nhỏ. Theeastwing.net mong rằng giáo án rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non trên sẽ có thể giúp các thầy cô tham khảo và chuẩn bị tốt nhất cho buổi dạy của riêng mình.

Video liên quan

Chủ Đề