Giáo dục quốc phòng lớp 11 trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì

Một là, trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Là lực lượng chính trị, đội quân vũ trang cách mạng tin cậy của Đảng, Nhà nước và của nhân dân, quân đội ta luôn trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng cao cả của Đảng, của giai cấp, của dân tộc, là giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới. Đó là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc là nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân Việt Nam, đó cũng là nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ quân đội ta. Vì vậy, kiên định mục tiêu, con đư­­ờng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta quyết tâm thực hiện thắng lợi đư­­ờng lối, chủ trư­­ơng chính sách của Đảng, Nhà nước; gắn bó mật thiết với nhân dân, “Trung với nước hiếu với dân”, cảnh giác trước âm m­ư­u chống phá của các thế lực thù địch; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ Đảng, bảo vệ sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Hai là, quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng. Truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng được bắt nguồn từ lòng tin tưởng tuyệt đối vào mục tiêu lý tưởng cách mạng, đư­­ờng lối, phư­­ơng pháp cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, từ lòng yêu nước, th­­ương dân, yêu chủ nghĩa xã hội; ý thức cảnh giác cách mạng và tinh thần cách mạng tiến công kết hợp với truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc. Với quyết tâm đánh thắng địch, quân đội ta đã khắc phục mọi khó khăn, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, m­ư­u trí sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách đánh thông minh, độc đáo, đạt hiệu suất cao, thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng. Quân đội ta không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu mà còn làm tốt nhiệm vụ của đội quân công tác và tham gia xây dựng kinh tế. Thực tiễn cho thấy, khi quân đội được giao bất kì nhiệm vụ gì, cán bộ, chiến sĩ đều thống nhất ý chí và hành động, đoàn kết một lòng, kiên quyết hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. 

Ba là, gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí. Quân đội ta, đội quân cách mạng của giai cấp vô sản, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giáo dục quân đội ý thức gắn bó chặt chẽ với nhân dân nh­­ư máu thịt và luôn xây dựng, giữ vững quan niệm quân với dân một ý chí. Đây là mối quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa quân và dân. Nhân dân luôn là nguồn sức mạnh to lớn của quân đội, giúp cho quân đội chiến thắng mọi kẻ thù. Trong chiến đấu, công tác và học tập, quân đội ta luôn xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, tôn trọng, giúp đỡ, vận động nhân dân thực hiện đ­ường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, một lòng, một dạ chiến đấu bảo vệ nhân dân, luôn luôn giữ nghiêm kỹ luật quan hệ quân- dân, không phụ lòng tin yêu của nhân dân, cùng với nhân dân xây dựng, chiến đấu, qua đó mà trư­­ởng thành.

Trắc nghiệm GDQP 10 bài 2 Phần 1 Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân

Trắc nghiệm GDQP 10 bài 2 Phần 1 Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân vừa được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết nêu ra gồm có 20 câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử và truyến thống của quân đội nhân dân Việt Nam. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập thật tốt và nắm chắc được kiến thức bài học. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 bài 1
  • Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 bài 1

Trắc nghiệm GDQP lớp 10 bài 2 Phần 1

Câu 1. Văn kiện nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến việc “Tổ chức ra quân đội công nông”?

a. Chính cương sách lược văn tắt tháng 2 năm 1930.

b. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930.

c. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 [1951]

d. Nghị quyết Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 4 năm 1945

Câu 2. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày

a. 22 -12-1945

b. 22 - 5 -1946

c. 22-12-1944

d. 22-5-1945.

Câu 3. Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có bao nhiêu chiến sĩ?

a. 32 chiến sĩ

b. 34 chiến sĩ

c. 23 chiến sĩ

d. 43 chiến sĩ

Câu 4. Tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành:

a. Vệ quốc đoàn.

b. Quân đội quốc gia Việt Nam.

c. Việt Nam giải phóng quân.

d. Quân đội nhân dân Việt Nam

Câu 5. Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam có từ khi nào?

a. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945

b. Ngày 22-5-1946, ngày Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL

c. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng [1951]

d. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1954]

Câu 6. Quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng gì?

a. Chiến đấu, công tác, tuyên truyền vận động nhân dân

b. Chiến đấu, học tập, công tác, làm kinh tế

c. Chiến đấu, công tác, lao động sản xuất

d. Chiến đấu, tuyên truyền và vận động nhân dân

Câu 7. Câu nói “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” là của ai?

a. Liệt sĩ Phan Đình Giót

b. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân

c. Anh hùng Lê Mã Lương

d. Anh hùng Phạm Tuân

Câu 8. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Trung thành vô hạn với nhà nước.

b. Trung thành vô hạn với nhân dân lao động.

c. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân.

d. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Câu 9. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

b. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng.

c. Quyết chiến với mọi kẻ thù xâm lược.

d. Quyết chiến, quyết thắng, đánh chắc, tiến chắc.

Câu 10. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt.

b. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh.

c. Thực hiện toàn quân một ý chí chiến đấu.

d. Hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận.

Câu 11. Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là gì?

a. Cách mạng, thiện chiến, tinh nhuệ, hiện đại.

b. Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

c. Gọn, nhẹ, cơ động nhanh, chiến đấu giỏi.

d. Chính quy, hiện đại, tinh nhuệ, phản ứng nhanh.

Câu 12. Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là trận Phay Khắt, Nà Ngần, hai địa danh đó thuộc tỉnh nào hiện nay?

a. Tỉnh Bắc Cạn.

b. Tỉnh Cao Bằng.

c. Tỉnh Lạng Sơn.

d. Tỉnh Lào Cai

Câu 13. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam vào thời gian nào?

a. 22-5-1946

b. 22-5-1945

c. 25-2-1946

d. 25-2-1945

Câu 14. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập bộ đội địa phương vào thời gian nào?

a. 04/07/1949

b. 07/04/1949

c. 04/07/1948

d. 07/04/1948

Câu 15. Quân đội nhân dân Việt Nam không có chức năng nào sau đây?

a. Đội quân chiến đấu.

b. Đội quân lao động sản xuất

c. Đội quân công tác

d. Đội quân làm kinh tế

Câu 16. Chiến sỹ La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu ở chiến dịch nào?

a. Chiến dịch Việt bắc

b. Chiến dịch Hòa Bình

c. Chiến dịch Điện Biên Phủ

d. Chiến dịch Biên giới

Câu 17. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Quan hệ của quân với dân như cá với nước

b. Luôn công tác cùng nhân dân

c. Gắn bó máu thịt với nhân dân

d. Hòa nhã với dân, kiên quyết với địch

Câu 18. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Cần kiệm, độc lập, tự chủ, tự cường trong xây dựng quân đội.

b. Cần kiệm, độc lập, tự lực, tự cường trong xây dựng quốc phòng của đất nước.

c. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước.

d. Độc lập, tự chủ trong chiến đấu, lao động sản xuất xây dựng quân đội, xây dựng đất nước.

Câu 19. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Có tinh thần quốc tế vô sản, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ quốc tế.

b. Có tinh thần giúp đỡ quân đội và nhân dân các nước, thủy chung với bạn bè

c. Có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế.

d. Đoàn kết, thủy chung với quân đội các nước láng giềng.

Câu 20. Một trong những nguyên tắc xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Phải có kỷ luật sắt, nghiêm minh, đáp ứng tốt yêu cầu chiến đấu.

c. Phải có khả năng cơ động nhanh, chiến đấu giỏi.

d. Xây dựng quân đội nhiều về số lượng, đáp ứng tốt yêu cầu chiến đấu.

VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Trắc nghiệm GDQP 10 bài 2 Phần 1 Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân. Bài viết cho ta thấy được lịch sử hình thành và phát triển của quân đội nhân dân, thấy được ngày thành lập, tên gọi ban đầu của quân đội nhân dân. Bên cạnh đó còn cho ta thấy được truyền thống vẻ vang oai hùng của quân đội. Để giúp các bạn học tập tốt hơn, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu được VnDoc.com biên soạn như Toán lớp 10, Ngữ văn 10, Hóa học 10, Vật lý 10...

Video liên quan

Chủ Đề