Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế Học viện Ngoại giao

Trước tình hình đó, với những kinh nghiệm dày dặn từ nhiều năm công tác trong ngành ngoại giao, cùng nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và kỹ năng ngoại giao, nhóm tác giả đến từ Học viện Ngoại giao đã bắt tay và biên soạn một số đầu sách nghiên cứu quan hệ quốc tế cơ bản.

Trong khuôn khổ dự án hợp tác phối hợp tuyển chọn và xuất bản giữa Học viện Ngoại giao và Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung [KAS] Việt Nam, 3 cuốn sách nghiên cứu về quan hệ quốc tế có nhan đề “Ngoại giao - Lý luận và thực tiễn”, “Bản sắc quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam: Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn”, và “Lý thuyết chính trị quốc tế” đã được ra mắt tối 10/12 tại Học viện Ngoại giao.

Trong đó, sách “Ngoại giao - Lý luận và thực tiễn” được thực hiện bởi nhóm tác giả dày dặn kinh nghiệm của Học viện Ngoại giao, bao gồm Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore và UNESCO [chủ biên]; Đại sứ Đỗ Đức Thành, Chánh văn phòng Học viện Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Rumani; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hạnh, Phó Trưởng khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao; Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Như Thanh, Trưởng Khoa tiếng Pháp.

Cuốn sách là sự chắt lọc từ những công trình nghiên cứu, các bài giảng và suy ngẫm từ kinh nghiệm thực tiễn của nhóm tác giả - những cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp, từng kinh qua nhiều cương vị công tác ở nhiều địa bàn trong và ngoài nước, vừa là các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu, được tiếp thu kiến thức học thuật từ các quốc gia có nền nghiên cứu quan hệ quốc tế phát triển trên thế giới và trực tiếp truyền dạy cho nhiều thế hệ sinh viên tại Học viện Ngoại giao [trước đây là Trường Đại học Ngoại giao và Học viện Quan hệ quốc tế].

Qua đó, sách cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện về lý luận và thực tiễn ngoại giao ở Việt Nam và trên thế giới, xoay quanh các chủ đề ngoại giao và các vấn đề cơ bản, ngoại giao đa phương, đàm phán trong ngoại giao, phương pháp luận nghiên cứu quan hệ quốc tế, một số phương pháp nghiên cứu trong ngoại giao, chính sách đối ngoại và đổi mới tư duy đối ngoại, và truyền thông và văn hóa trong quan hệ quốc tế.

Các tác giả và khách mời giao lưu, chia sẻ về quá trình biên soạn các cuốn sách tại lễ ra mắt sách. 

Trong khi đó, sách chuyên khảo “Bản sắc quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam: Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn” được nhóm tác giả của Học viện Ngoại giao biên soạn, nhằm mục tiêu giải quyết thực trạng thiếu vắng nghiên cứu tổng quát, hệ thống và cập nhật về vấn đề bản sắc quốc gia Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Cuốn sách là kết quả của Đề tài khoa học cấp Bộ Ngoại giao xếp loại xuất sắc, được nhóm tác giả, gồm Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Việt, Trưởng Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao [chủ biên]; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Thủy, Phó Trưởng Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao; Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Như Thanh, Trưởng ban Phát triển kỹ năng học thuật, thực hiện vào năm 2018.

Về mặt lý luận, cuốn sách hướng tới việc làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm bản sắc quốc gia, 1 lĩnh vực còn chưa có sự thống nhất giữa các lý thuyết quan hệ quốc tế cơ bản hiện nay, cùng với làm sáng tỏ mối liên hệ giữa bản sắc và lợi ích quốc gia, từ đó bổ sung cơ sở lý luận cho công cuộc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng cung cấp phân tích thực tiễn, rút ra những căn cứ, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển của bản sắc quốc gia Việt Nam trong thời gian tới.

Sách “Lý thuyết chính trị quốc tế” [Theory of International Politics] là tác phẩm của tác giả Kenneth Waltz, được dịch giả Nguyễn Hoàng Như Thanh và nhóm dịch Học viện Ngoại giao biên dịch và biên soạn từ thành quả của 1 trong những hoạt động đầu tiên mà Dự án Nghiên cứu quốc tế [nghiencuuquocte.org] triển khai từ năm 2013.

Kenneth Waltz [1924-2013] là giáo sư chính trị học Đại học California, Berkeley và Columbia, Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu quốc tế [ISA] và được đánh giá là 1 trong 5 học giả quan hệ quốc tế có ảnh hưởng nhất trên thế giới sau Chiến tranh Lạnh. Di sản học thuật của ông khá đồ sộ, với các tác phẩm như “Con người, Nhà nước và Chiến tranh” [Man, the State, and War] xuất bản năm 1959, trong đó khai triển “ba cấp độ phân tích” chính trị quốc tế [con người, quốc gia và hệ thống] sau này đã trở thành chuẩn mực phân tích cho các nhà nghiên cứu quốc tế.

Đóng góp quan trọng nhất của Kenneth Waltz chính là việc khai sinh chủ nghĩa tân hiện thực với tác phẩm "Lý thuyết Chính trị quốc tế" [Theory of International Politics] xuất bản năm 1979, qua đó khôi phục địa vị chủ lưu cho trường phái hiện thực và “tái cấu trúc” tiến trình phát triển của ngành nghiên cứu chính trị quốc tế từ đó về sau.

Với những kiến thức mới mẻ, chuyên sâu và được biên dịch, biên soạn một cách kỹ lưỡng, những đầu sách trên sẽ là nguồn tham khảo phù hợp với nhiều đối tượng độc giả, đặc biệt là đối với những cán bộ, nghiên cứu sinh, sinh viên đang công tác, học tập trong lĩnh vực chính trị quốc tế và ngoại giao.

TRUNG HƯNG

Quan hệ quốc tế là ngành học thuộc nhóm truyền thông đa lĩnh vực liên quan tới quan hệ giữa các quốc gia.

Hãy cùng mình tham khảo những thông tin quan trọng về ngành quan hệ quốc tế trong bài viết sau đây.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Quan hệ quốc tế là gì?

Quan hệ quốc tế [tiếng Anh là International Relationship] là ngành học nghiên cứu về các vấn đề quốc tế bao gồm chính trị, kinh tế, luật.

Quan hệ quốc tế sử dụng nhiều công cụ và phương tiện để có thể đạt được mục đích, trong đó có các phương tiện truyền thông như báo chí, sách vở, điện ảnh hay các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram… để có thể truyền tải thông điệp trên phạm vi toàn thế giới.

Một số chuyên ngành thuộc Quan hệ quốc tế bao gồm: Thông tin đối ngoại, Truyền thông quốc tế và Truyền thông toàn cầu.

Các trường đào tạo ngành Quan hệ quốc tế

Nên học ngành Quan hệ quốc tế ở trường nào?

Các trường trên toàn quốc thường xuyên có sự thay đổi về các ngành học xét tuyển trong thông tin tuyển sinh hàng năm. Chính bởi vậy TrangEdu cũng luôn cập nhật thông tin dựa theo thay đổi đó một cách mới nhất.

Các trường tuyển sinh ngành Quan hệ quốc tế trong năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Các khối thi ngành Quan hệ quốc tế

Với các trường đại học, học viện phía trên, các bạn có thể sử dụng các khối xét tuyển sau đăng ký ngành Quan hệ quốc tế:

  • Khối D01 [Văn, Toán, Tiếng Anh]
  • Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]
  • Khối C00 [Văn, Lịch sử, Địa lí]
  • Khối D14 [Văn, Lịch sử, Tiếng Anh]
  • Và một số các khối ít được sử dụng khác như D03, D72, D78, C15, C19, A00, D15, D07, D11

Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế

Nếu bạn đang quan tâm ngành Quan hệ quốc tế sẽ học những môn gì thì có thể tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM.

Sinh viên ngành Quan hệ quốc tế của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM sẽ được học các môn sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại cương pháp luật Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Xã hội học đại cương
Thực hành văn bản tiếng Việt
Lịch sử văn minh thế giới
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quan hệ quốc tế
Học phần tự chọn [Chọn 1 môn]
Logic học
Phương pháp luận sáng tạo
Tâm lý học đại cương
Nghe tiếng Anh 1,2
Nói tiếng Anh 1,2
Đọc tiếng Anh 1,2
Viết tiếng Anh 1,2
Thiết kế đồ họa
Tin học đại cương
Giáo dục quốc phòng
Giáo dục thể chất 1,2
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở khối ngành
Học phần bắt buộc
Lịch sử quan hệ quốc tế
Lịch sử thế giới cận hiện đại
Nhập môn ngành Quan hệ quốc tế
Học phần tự chọn [Chọn 2 môn]:
Luật thương mại quốc tế
Soạn thảo văn bản đối ngoại
Quản trị học
2/ Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc
Lý thuyết Quan hệ quốc tế
Báo chí thông tin – Đối ngoại
Văn hóa tổ chức
Chính trị học
Học phần tự chọn [Chọn 2 môn]:
Quản trị con người
Tiếp thị căn bản
Đàm phán quốc tế
Toàn cầu hóa
3/ Kiến thức tiếng Anh chuyên ngành
Kỹ năng viết biên bản và báo cáo tiếng Anh
Kỹ năng tranh luận tiếng Anh
Kỹ năng thuyết trình tiếng Anh
Kỹ năng tiếng Anh văn phòng
Kỹ năng đọc – viết tiếng Anh trong quan hệ quốc tế
Hoạt động phát triển kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành 1
Hoạt động phát triển kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành 2
4/ Kiến thức chuyên ngành [Lựa chọn 1 trong các chuyên ngành]
4.1 Chuyên ngành Chính trị – Ngoại giao
Học phần bắt buộc:
An ninh châu Á – Thái Bình Dương
Quan hệ các nước trong khu vực ASEAN và Việt Nam
Chính sách đối ngoại các nước lớn Âu – Mỹ
Công pháp quốc tế
Tư pháp quốc tế
Chính sách đối ngoại nước lớn Châu Á
Các vấn đề toàn cầu trong quan hệ quốc tế hiện đại
Hợp đồng thương mại Quốc tế
Chính sách đối ngoại Việt Nam
An ninh – xung đột quốc tế
Học phần tự chọn [Chọn 3 môn]:
Luật môi trường quốc tế
Hội nhập và xung đột văn hóa
Quan hệ kinh tế Quốc tế
Địa lý kinh tế Thế giới
Địa chính trị
Kiến thức bổ trợ chuyên ngành Chính trị – Ngoại giao:
Kỹ năng làm việc đội nhóm
Soạn thảo thư tín thương  mại
Phát ngôn viên tổ chức
Tổng quan Quan hệ công chúng
Kỹ năng viết báo
Quản trị sự kiện
Quản trị nguồn nhân lực
Học phần tự chọn [chọn 3 môn]:
Luật cạnh tranh
Luật lao động
Luật Sở hữu trí tuệ
Xử lý khủng hoảng
Văn hóa giao tiếp
4.2 Chuyên ngành Quan hệ công chúng
Học phần bắt buộc:
Quan hệ công chúng
Truyền thông doanh nghiệp
Truyền thông trực tuyến
Xử lý khủng hoảng
Quan hệ công chúng và quảng cáo
Quản trị dự án PR
Quản trị sự kiện
Quan hệ công chúng và thương hiệu
Tiếp thị sự kiện
Học phần tự chọn [Chọn 3 môn]:
Quan hệ lao động
Toàn cầu hóa trong truyền thông
Quan hệ chính quyền
Mỹ học
Kỹ năng viết kịch bản truyền hình
Kiến thức bổ trợ chuyên ngành Quan hệ công chúng:
Phát ngôn viên tổ chức
Luật sở hữu trí tuệ
Ứng xử trong quan hệ công chúng
Kỹ năng viết báo in
Quản trị nguồn nhân lực
Soạn thảo thư tín quan hệ công chúng
Học phần tự chọn [chọn 2 môn]:
Luật môi trường quốc tế
Kỹ năng xin tài trợ
Nhiếp ảnh-Quay phim
Luật lao động
III. Khóa luận tốt nghiệp/Học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
hoặc học phần thay thế nếu không làm khóa luận tốt nghiệp:
Chuyên ngành Chính trị – Ngoại giao
Nghiên cứu thị trường
Lễ tân ngoại giao
Chuyên ngành Quan hệ công chúng
Nghiên cứu thị trường
Khánh tiết lễ tân

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Quan hệ quốc tế

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế sở hữu các kiến thức và kỹ năng phù hợp có thể thử sức bản thân ở nhiều vị trí công việc liên quan tới đối ngoại, hợp tác quốc tế, báo chí và truyền thông quốc tế, cụ thể như sau:

  • Chuyên viên đối ngoại và hợp tác quốc tế tại các cơ quan nhà nước
  • Chuyên viên đại sứ quán, lãnh sự quán
  • Điều phối viên dự án tại các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, công ty, doanh nghiệp liên doanh, văn phòng đại diện
  • Phóng viên, biên tập viên báo chí tại quốc tế
  • Chuyên viên công tác truyền thông, quản lý báo chí
  • Biên – Phiên dịch viên quốc tế
  • Biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình… và các công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông
  • Nghiên cứu viên, giảng viên đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc

Video liên quan

Chủ Đề