Hạ huyết áp có nên uống nước chanh

Huyết áp thấp uống gì và không nên uống gì để giúp ổn định huyết áp một cách tự nhiên, hiệu quả? Tham khảo khuyến cáo của các bác sĩ tim mạch qua bài viết sau đây.

Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu hoặc tâm trương thấp hơn bình thường. Huyết áp thấp khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, kém tập trung, ngất xỉu, thậm chí nặng hơn là tai biến mạch máu não, nhồi máu não. Bạn hoàn toàn có thể tăng huyết áp tự nhiên bằng lối sống lành mạnh, khoa học, tập thể dục tại nhà đều đặn. Trong đó, không thể không nhắc tới những thức uống ảnh hưởng tới huyết áp của bạn. Vậy huyết áp thấp uống gì và không nên uống gì? Cùng Tập đoàn thể thao Elipsport tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tổng quát về tình trạng huyết áp thấp

1.1. Huyết áp thấp là gì? Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng huyết áp thấp đang là một vấn đề khá phổ biến mà rất nhiều người đang phải đối mặt. Căn bệnh này khiến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng xấu. Nếu như chỉ số huyết áp của một người có sức khỏe bình thường ở mức dao động trong khoảng 120/80 mmHg thì những người bị huyết áp thấp sẽ trong khoảng dưới 90/60mmHg.

Vậy huyết áp thấp có gây nguy hiểm gì cho tính mạng của bệnh nhân hay không? Thực tế thì bạn không được chủ quan nếu phát hiện bản thân đang bị huyết áp thấp, đặc biệt đối với những người lớn tuổi. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình máu được vận chuyển lên não cũng như đi đến các cơ quan trên cơ thể.

Huyết áp thấp là vấn đề nhiều người đang gặp phải

Vấn đề nghiêm trọng này rất nên được theo dõi cẩn thận nhằm xử lý kịp thời. Các nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như yếu tố sinh lý, các tác động từ môi trường xung quanh hoặc do một căn bệnh lý gây ra.

Nếu huyết áp thấp xảy ra do một căn bệnh lý thì nguyên nhân chính là do các chức năng của cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Lúc này, bạn hãy đi kiểm tra nhằm xác định hoạt động của thận, tim, tuyến giáp hay hệ thần kinh có đang gặp vấn đề gì hay không. Bạn cần tập trung điều trị nếu phát hiện vấn đề và duy trì ổn định chỉ số huyết áp.

Một số yếu tố sinh lý cũng có khả năng gây huyết áp thấp. Chẳng hạn như gia đình bạn có tiền sử bị mắc bệnh, địa điểm sinh sống gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chế độ ăn uống và hiểu biết bệnh huyết áp thấp uống gì sẽ có khả năng cải thiện tình trạng này.

Theo một số nghiên cứu, môi trường xung quanh cũng là nguyên nhân gây hiện tượng huyết áp thấp. Một số yếu tố có thể nhắc đến là do tình trạng ô nhiễm môi trường, áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống, thừa cân, béo phì...

1.2. Các triệu chứng khi bị huyết áp thấp

Dựa vào một số triệu chứng đặc trưng, bạn sẽ biết được bản thân mình đang đối mặt với tình trạng huyết áp thấp. Căn cứ vào các dấu hiệu cảnh báo, bạn sẽ xác định được mức độ của bệnh để đi khám và xây dựng khẩu phần ăn, tìm hiểu huyết áp thấp uống gì để cải thiện tình trạng này.

  • Đa phần các bệnh nhân bị huyết áp thấp sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, nhất là khi họ chuyển đổi tư thế đột ngột như đứng dậy. Điều này khiến bệnh nhân mệt mỏi, không thể tập trung vận động hay làm việc bình thường. Nhiều người thậm chí còn gặp khó khăn trong việc làm chủ bản thân mình khi bị hoa mắt chóng mặt.
  • Rơi vào tình trạng bị ngất lịm nếu huyết áp giảm đột ngột.
  • Suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ hơn, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, buồn nôn.
  • Tim đập nhanh, không thể tập trung tâm trí để làm việc.

Huyết áp thấp quả thực là tình trạng mang đến nhiều rắc rối và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như lối sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Do đó, việc kiểm soát chỉ số huyết áp là điều hết sức cần thiết. Nó giúp bạn quản lý được tình trạng sức khỏe và xây dựng thực đơn ăn uống, lên kế hoạch cụ thể để biết được huyết áp thấp uống gì.

2. Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp thấp thế nào?

2.1. Chia nhỏ bữa ăn

Những đối tượng ăn ít, hay bỏ bữa ăn, có khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa sẽ gây nên tình trạng huyết áp thấp. Bệnh nhân hãy duy trì một chế độ ăn hợp lý, mỗi ngày ăn từ 3 đến 4 bữa.

2.2. Bổ sung thực phẩm tăng huyết áp

Bổ sung thực phẩm tăng huyết áp

Một số loại thức uống có công dụng làm huyết áp tăng như nước trà đặc, cà phê, món ăn có nhiều muối, bột tam thất, nước sâm, nước nho, rau cần tây sẽ giúp ích bạn. Trong trường hợp tình trạng huyết áp thấp do thiếu máu, thông thường xảy ra ở phụ nữ thì bạn hãy ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất sắt như gan động vật, thịt nạc, nấm hương khô, mộc nhĩ, rau đay, rau dền, cần tây, táo, lựu.

2.3. Ăn nhiều muối hơn

Bệnh nhân bị huyết áp thấp nên ăn mặn một chút để giúp khối lượng tuần hoàn trong cơ thể tăng lên nhờ công dụng giữ nước của muối. Nếu như người bình thường ăn từ 10 đến 12g muối mỗi ngày, người huyết áp cao nên giảm xuống còn 5g còn người huyết áp thấp nên ăn từ 10 đến 15g mỗi ngày nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lạm dụng cách này. Việc ăn uống quá mặn rất nguy hiểm, nó dễ gây tăng huyết áp khi nằm.

2.4. Uống nhiều nước hơn

Mỗi ngày, bạn nên uống khoảng 10 ly nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Sau những khi tập luyện thể dục hay trong những ngày hè nắng nóng, bạn nên uống nước có thành phần nhiều kali và natri.

3. Huyết áp thấp nên uống gì?

3.1. Nước lọc giúp tăng thể tích máu

Nước lọc là một loại nước mọi người đều uống hằng ngày thế nhưng sự thật rất nhiều người không uống đủ lượng nước lọc cơ thể cần. Uống thiếu nước khiến lưu lượng tuần hoàn giảm, gây nên tình trạng tụt huyết áp. Bổ sung nhiều nước giúp thể tích máu của người huyết áp thấp tăng lên, giảm nguy cơ bị hạ huyết áp.

3.2. Trà rễ cam thảo dành cho người bị tụt huyết áp

Huyết áp thấp uống gì để tăng huyết áp trở lại? Một tách trà từ rễ cam thảo có khả năng làm tăng huyết áp sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc. Trà rễ cam thảo được các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân mắc huyết áp thấp do thiếu cortisol trong máu sử dụng hằng ngày.

Trà rễ cam thảo có ích cho bệnh nhân huyết áp thấp

3.3. Các loại nước ép rau củ quả

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị huyết áp thấp do thiếu hụt máu trong cơ thể thì những món nước ép giúp bổ sung máu nên được thêm vào thực đơn hằng ngày.

Các loại nước ép chứa nhiều vitamin B12, vitamin E, axit folic giúp bổ máu tốt nhất có thể kể tới nước ép cải bó xôi, nước ép trái lựu.

3.4. Nước chanh giúp bù nước

Nước chanh có chứa chất chống oxy hóa giúp lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn, từ đó duy trì huyết áp ổn định. Những người được chẩn đoán bị huyết áp thấp do mất nước thì nên bổ sung nước chanh để uống hằng ngày.

4. Huyết áp thấp nên ăn uống gì?

4.1. Các thực phẩm chứa muối

Muối chứa natri là chất rất cần thiết đối với những người mắc bệnh huyết áp thấp. Nếu một người trưởng thành bình thường được khuyến cáo nên tiêu thụ 10g muối mỗi ngày. Nhưng những người huyết áp thấp nên sử dụng từ 10-15g muối. Bạn có thể thêm muối vào các món ăn, thức uống và lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng muối phù hợp với bản thân.

4.2. Các thực phẩm chứa caffein

Nếu bạn đang tự hỏi huyết áp thấp nên ăn gì uống gì thì nhóm các thực phẩm chứa cafein sẽ là lựa chọn lý tưởng bởi chất này có khả năng kéo huyết áp tăng cao nhanh chóng. Các thực phẩm chứa cafein bạn có thể sử dụng hằng ngày bao gồm: Cà phê đen [không thêm đường], chocolate đen.

Cà phê đen có ích cho người huyết áp thấp

5. Huyết áp thấp không nên uống gì?

5.1. Nước ép cà rốt chứa nhiều kali

Nước ép cà rốt có thành phần chứa ít natri và nhiều muối succinic làm tăng hàm lượng kali trong cơ thể. Khi hàm lượng kali lớn sẽ khiến việc đào thải muối ra khỏi cơ thể diễn ra nhanh hơn, từ đó gây tụt huyết áp.

5.2. Nước ép cà chua

Cà chua chứa nhiều lycopen. Đây là một chất được khoa học nghiên cứu và nhận thấy có khả năng là giảm huyết áp. Chính vì vậy, người bị tụt huyết áp không nên uống loại nước này thường xuyên.

5.3. Nước ép củ cải trắng

Nước ép củ cải trắng được coi là phương thuốc trị huyết áp cao tự nhiên, an toàn. Cũng vì vậy, loại nước ép này không phải thức uống phù hợp cho người huyết áp thấp.

5.4. Một số loại nước ép khác

Người huyết áp thấp không nên uống nước ép dưa hấu

Ngoài các loại nước ép trên, một số loại nước ép rau củ người huyết áp thấp cũng cần hạn chế sử dụng:

  • Sinh tố mướp đắng làm giảm huyết áp nhanh.
  • Một số loại nước ép như rau cần tây, dưa hấu, dưa leo, rau diếp cá. Các loại thực phẩm có màu xanh này khiến mạch máu bị giãn ra, gây tụt huyết áp.

5.5. Rượu bia và đồ uống có cồn

Uống nhiều rượu bia luôn được các bác sĩ khuyến cáo hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có huyết áp thấp. Nhiều người cho rằng, uống rượu bia giúp tăng huyết áp. Thực tế, rượu bia có khả năng kích thích huyết áp tăng lên tạm thời. Thế nhưng, sau đó, rượu bia khiến cơ thể bị mất nước và làm giãn mạch máu. Từ đó, khiến huyết áp của bạn bị giảm nhiều.

Ngoài rượu bia, những người có huyết áp thấp cũng nên tránh xa các loại nước uống chứa cồn. Cũng như rượu bia, cồn khiến cơ thể mất nước và giảm huyết áp.

Với bài viết trên đây, hy vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích và trả lời câu hỏi "Huyết áp thấp uống gì?" để xây dựng cho người bị huyết áp thấp một thực đơn tăng huyết áp hiệu quả, tự nhiên và tốt cho sức khỏe. Ngoài chế độ ăn uống, thể thao cũng được các bác sĩ khuyến cáo người có huyết áp thấp nên luyện tập thường xuyên để tăng huyết áp. Các bài tập tốt nhất dành cho người huyết áp thấp có thể kể tới: Dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ, đạp xe. Một giải pháp giúp huyết áp trở nên ổn định chính là sử dụng ghế mát xa toàn thân được nhiều người áp dụng thành công.

Các yếu tố bên ngoài như ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao cũng không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn tác động đến cả các yếu tố bên trong như nhịp tim, lượng máu,...Chính vì thế, chúng ta nên xây dựng một lối sống lành mạnh nhằm đảm bảo sức khỏe, trong đó, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, phải dành ít nhất 30 mỗi ngày để tập thể dục tại nhà với những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như với xe đạp tập thể dục tại nhà hay may chay bo Elipsport và sử dụng kết hợp ghế massage cao cấp để huyết áp có thể ổn định.

Video liên quan

Chủ Đề