Hạch toán thu chuyển nguồn ngân sách xã

1. Các khoản thu NSX bao gồm: 1 - Thu 100% xã được hưởng 2 - Thu điều tiết 3 - Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 4 - Thu chuyển nguồn 5 - Thu kết dư ngân sách

2. Cách hạch toán các nghiệp kế toán thu ngân sách xã
1 - Thu ngân sách 100% xã được hưởng:


        * Thu bằng tiền mặt, nộp vào quỹ của xã:        - Khi thu ghi:         Nợ 1111/Có 71921       Những khoản thu xã hưởng 100% là thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; tiền phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác; các khoản phí, lệ phí giao cho xã tổ chức thu theo quy định.        - Khi nộp tiền mặt vào ngân sách tại kho bạc, hạch toán:        Nợ 112111/Có 1111        Đồng thời lập bảng kê nộp tiền vào NSNN để chuyển từ thu ngân sách chưa qua KB sang thu NS đã qua KB

       * Thu ngân sách, khi thu được tiền nộp ngay vào kho bạc

       Nợ 11211/Có 7142        - Một số mục tiểu mục:        3901: Thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích        3902: Thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công        2267: Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, ví dụ phí chợ.

      * Thu ngân sách xã bằng ngày công lao động:

       - Khi thu NSX bằng ngày công lao động, ghi:        Nợ TK 8192        Có TK 7192        - Đồng thời phản ánh ghi chi XDCB và ghi tăng nguồn KP đầu tư XDCB giá trị ngày công lao động đã thu sử dụng cho công trình, ghi:        Nợ TK 2412        Có TK 441        - Định kỳ làm thủ tục ghi thu, ghi chi NS đã qua KB giá trị ngày công lao động:        + Ghi thu NS: Nợ TK 7192/ Có TK 7142        + Ghi chi NS: Nợ TK 8142/ Có TK 8192

       * Thu ngân sách xã bằng hiện vật:


       Khi thu NSX bằng hiện vật nhập kho, ghi:        Nợ TK 152        Có TK 7192        - Khi xuất hiện vật ra sử dụng cho các công trình XDCB:        Nợ TK 241        Có TK 152        - Ghi tăng nguồn KP đầu tư XDCB và ghi chi NSX chưa qua KB giá trị hiện vật đã xuất ra sử dụng:        Nợ TK 8192        Có TK 441        - Khi công trình hoàn thành hoặc cuối niên độ ngân sách, làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSX đã qua KB theo giá trị hiện vật xuất ra sử dụng:       + Ghi thu NS: Nợ TK 7192/ Có TK 7142       + Ghi chi NS: Nợ TK 8142/ Có TK 8192

      - Khi thu hiện vật đưa vào sử dụng ngay không qua kho, ghi:

      Nợ TK 2412       Có TK 7192       - Đồng thời, ghi:       Nợ TK 8192       Có TK 441       - Khi công trình hoàn thành hoặc cuối niên độ ngân sách, làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSX đã qua KB theo giá trị hiện vật xuất ra sử dụng:       + Ghi thu NS: Nợ TK 7192/ Có TK 7142       + Ghi chi NS: Nợ TK 8142/ Có TK 8192

2 - Thu điều tiết:

      Là khoản thu phát sinh trên địa bàn địa phương được hưởng theo một tỷ lệ phần trăm [%] nhất định. Thu điều tiết phát sinh trong trường hợp các khoản thu cố định của địa phương không đáp ứng được nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao.       Tỷ lệ điều tiết cho các cấp ngân sách Nhà nước được ổn định từ 3 đến 5 năm, tạo cho địa phương chủ động trong bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm và khuyến khích đầu tư tạo nguồn thu. Người ta có thể gọi giai đoạn cố định tỷ lệ phần trăm của các khoản thu được điều tiết theo tỷ lệ phần trăm là thời kỳ ổn định ngân sách.       Các khoản thu điều tiết tại xã gồm:       a] Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;       b] Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;       c] Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;       d] Lệ phí trước bạ nhà, đất.       Căn cứ vào khả năng thực tế nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm [%] đến tối đa là 100% các khoản thu quy định tại Khoản 2 Điều này cho ngân sách xã.       Ngoài các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm [%] quy định tại Khoản 2 Điều này, ngân sách xã còn có thể được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thêm nguồn thu từ các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%, các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.       Khi xã nhận được khoản thu điều tiết từ kho bạc, ghi:       Nợ 11211/Có 7142       Mục tiểu mục trong thu điều tiết xã được hưởng thường có:       + 1003: Thuế thu nhập từ HĐKD của cá nhân       + 1006: Thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS kế thừa và nhận quà tặng là BĐS       + 1052: Thuế TNDN       + 1401: Thu tiền sử dụng đất       + 1701: Thuế VAT       + 1601: Thu từ đất ở tại nông thôn       + 1602: Thuế đất ở tại đô thị       + 1603: Thuế đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp       + 2715: Phí công chứng       + 2716: Phí chứng thực       + 2771: Lệ phí hộ tịch       + 2801: Lệ phí trước bạ nhà đất       + 2864: Phí môn bài       + 3601: Cho thuê mặt đất       + 4917: Chậm phạt nộp thuế        Chương: thường là 757 - Hộ gia đình, cá nhân; loại khoản 000

3 - Thu bổ sung từ cấp trên:

      * Thu bổ sung trong cân đối:       Thu bổ sung cân đối ngân sách là mức chênh lệch lớn hơn giữa dự toán chi cân đối theo phân cấp và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp cho ngân sách xã [các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm], được xác định cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định;       Khi thu bổ sung trong cân đối, ghi: 

      Nợ 11211/Có 7142

      Nguồn chọn: Nguồn trợ cấp cân đối. Chương 860, Mục tiểu mục chọn: 4651
      * Thu bổ sung có mục tiêu:
     Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ [như chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình mục tiêu của trung ương; chương trình, nhiệm vụ của địa phương] hoặc chế độ, chính sách mới do cấp trên ban hành nhưng có giao nhiệm vụ cho xã tổ chức thực hiện và dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương chưa bố trí.

       Nợ 11211/Có 7142

       Nguồn chọn: Nguồn trợ cấp có mục tiêu. Chương 860, Mục tiểu mục chọn 4654,…
4 - Thu chuyển nguồn:
      - Thu chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau.

      Tạo bút toán giả chi, đến đầu niên độ mới hạch toán chuyển 8142 sang 8141. Sau đó hạch toán chuyển 8141 sang 7142. Hoặc hạch toán chi giả để tăng chi phí 8142 và giảm tiền gửi NS trong năm trước. Sau đó sang năm mới hạch toán tăng thu đã qua kho bạc và tăng tiền gửi NS.

       Cuối năm trước: Nợ 8142/Có 11211        Đầu năm sau: Nợ 11211/Có 7142       Thu chuyển nguồn: Chương chọn 860, Loại khoản 434, mục tiểu mục 0911, 0912,…       Chi chuyển nguồn: Chương chọn 860, Loại khoản 434, mục tiểu mục 0961, 0962,…

5 - Thu kết dư:

      Thu lớn hơn chi, khoản dư được phép được chuyển sang năm sau. Chương chọn 860, loại khoản 434, Mục tiểu mục chọn: 4801 – Thu kết dư ngân sách

      Nợ 914/Có 7192

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau.

Căn cứ vào chứng từ đã được Kho bạc xác nhận kế toán hạch toán vào thời điểm kết thúc tháng chỉnh lý quyết toán:

Nợ TK: 815 – Chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý

Có TK: 714 – Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN

Lưu ý: Theo hướng dẫn riêng của một số đơn vị chủ quản thì khoản chi chuyển nguồn sang năm sau được hiểu như một khoản chi trong tháng chỉnh lý và không hiển thị lên chỉ tiêu trên Báo cáo thu năm nay nên kế toán xã hạch toán:

– Trong năm 202x khi kết thúc tháng chỉnh lý:

Nợ TK: 815 – Chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý

Có TK: 331 – Các khoản phải trả

– Đầu năm 202x + 1  hạch toán:

Nợ Tk: 331 – Các khoản phải trả

Có TK: 714 – Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN

3. Hướng dẫn trên phần mềm

Ví dụ: Năm hiện thời là năm 2021, Đơn vị có khoản chi chuyển nguồn sang năm 2022 là 10.000.000đ

Trường hợp 1: Đơn vị hạch toán theo hướng dẫn của thông tư Nợ TK 815/ Có TK 714 khi kết thúc tháng chỉnh lý

Bước 1:

  • Trên phần mềm, chọn năm hạch toán là năm 2021

Bước 2:

  • Vào Nghiệp vụ/Tổng hợp/Chứng từ nghiệp vụ khác để hạch toán nghiệp vụ Nợ TK 815/Có TK 714
  • Chọn Ngày chứng từ là ngày 31/01/2022, Ngày hạch toán là ngày 31/12/2021, chọn Nguồn, chương, khoản, tiểu mục, rồi nhấn Cất.

Trường hợp 2: Đơn vị hạch toán theo hướng dẫn riêng của đơn vị chủ quản: Kết thúc thời gian chỉnh lý hạch toán Nợ TK 815/ Có TK 331 và đầu năm sau hạch toán Nợ TK 331/ Có TK 714

Bước 1:

  • Trên phần mềm, chọn năm hạch toán là năm 2021

Bước 2:

  • Vào Nghiệp vụ/Tổng hợp/Chứng từ nghiệp vụ khác để hạch toán nghiệp vụ Nợ TK 815/Có TK 331
  • Chọn Ngày chứng từ là ngày 31/01/2022, Ngày hạch toán là ngày 31/12/2021, chọn Nguồn, chương, khoản, tiểu mục, rồi nhấn Cất.

Bước 3: Chọn năm tài chính là năm 2022

  • Vào Nghiệp vụ/Tổng hợp/Chứng từ nghiệp vụ khác để hạch toán nghiệp vụ Nợ TK 331/Có TK 714
  • Ngày hạch toán trong năm 2022, chọn Nguồn, chương, khoản, tiểu mục, rồi nhấn Cất.

Giải đáp miễn phí qua facebook

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng

ĐĂNG BÀI NGAY

Video liên quan

Chủ Đề