Hải phòng có bao nhiêu dân tộc năm 2024

Biểu 35. Dân số, mật độ dân số năm 2018 phân theo đơn vị hành chính

Chỉ tiêu T0102: Dân số, mật độ dân số

Nguồn: Cục Thống kê

Diện tích [Km2]

Dân số trung bình [Người]

Mật độ dân số [Người/km2]

TỔNG SỐ

1561,8

2.013.776

12.89

1. Quận Hồng Bàng

14,5

96.050

6.633

2. Quận Ngô Quyền

11,3

164.509

14.500

3. Quận Lê Chân

11,9

218.074

18.316

4. Quận Hải An

103,7

129.419

1.248

5. Quận Kiến An

29,6

120.078

4.053

6. Quận Đồ Sơn

45,9

48.252

1.050

7. Quận Dương Kinh

46,8

59.616

1.274

8. Huyện Thủy Nguyên

261,9

326.805

1.248

9. Huyện An Dương

104,2

194.643

1.868

10. Huyện An Lão

117,7

146.376

1.244

11. Huyện Kiến Thụy

108,9

140.536

1.291

12. Huyện Tiên Lãng

193,4

153.892

796

13. Huyện Vĩnh Bảo

183,3

182.723

997

14. Huyện Cát Hải

325,6

32.149

99

15. Huyện Bạch Long Vĩ

3,1

654

213

Danh sách xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hải Phòng gồm những xã nào? Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp. Cảm ơn! Thanh Hoài - hoai*****@gmail.com

Danh sách xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hải Phòng được quy định tại Danh sách ban hành kèm theo Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể:

DANH SÁCH XÃ THUỘC BA KHU VỰC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH HẢI PHÒNG

TT

Tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Tên xã, phường, thị trấn

Thuộc khu vực

Số thôn ĐBKK

Xã khu vực I

14

Xã khu vực II

Xã khu vực III

TOÀN TỈNH

14

I

HUYỆN THỦY NGUYÊN

1

Xã Lại Xuân

I

2

Xã Kỳ Sơn

I

3

Xã An Sơn

I

4

Xã Lưu Kiếm

I

5

Xã Lưu Kỳ

I

6

Xã Liên Khê

I

7

Xã Minh Tân

I

II

HUYỆN CÁT HẢI

1

Xã Phù Long

I

2

Xã Việt Hải

I

3

Xã Trân Châu

I

4

Xã Hiền Hào

I

5

Xã Gia Luận

I

6

Xã Xuân Đám

I

7

Thị trấn Cát Bà

I

Trên đây là tư vấn về danh sách xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hải Phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và từ 106029’ đến 107005’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình.

Diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2, Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận [Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An], 6 huyện ngoại thành [Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo] và 2 huyện đảo [Cát Hải, Bạch Long Vĩ] với 223 xã, phường và thị trấn.

Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy, trong chiến l­ược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng đ­ược xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc [Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh]; là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước [Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ].

Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có rừng quốc gia Cát Bà - Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới - là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó có nhiều loài được xếp vào loài quý hiếm của thế giới. Đồng thời, nơi đây còn có cả một vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thổ sông Hồng, tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp.

Khí hậu của Hải Phòng cũng khá đặc sắc, ôn hoà, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hoà, rất thích nghi với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con người vào mùa thu và mùa xuân.

Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Người Hải Phòng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Đây là vùng đất in đậm dấu ấn chống ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam, với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, của Lê Hoàn năm 981, của Trần Hưng Đạo năm 1288... Đến nay, các chiến tích đó vẫn còn tồn tại rất nhiều di tích lịch sử, lưu truyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậu thế nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị. Đến Hải Phòng, đặt chân đến bất cứ đâu chúng ta cũng bắt gặp các di tích, các lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của Hải Phòng. Những di tích, lễ hội này chính là nguồn tiềm năng quan trọng cần được quan tâm bảo vệ tôn tạo để phục vụ phát triển du lịch.

Có thể nói, Hải Phòng là nơi có lịch sử vinh quang ngàn năm, một vùng đất hội tụ đầy đủ khí thiêng sông núi, và một cư­ dân anh dũng, sáng tạo và rất cởi mở, dễ hoà hợp với bè bạn bốn phư­ơng. Những ng­­ười dân từ nhiều miền quê đến sinh sống tại vùng đất cửa biển này đã hình thành nên tính cách kiên nghị, năng động, sáng tạo trong lao động, luôn nhạy bén với cái mới, làm cho ng­­ười Hải Phòng sớm tiếp thu đ­­ược những tinh hoa của thời đại trư­­ớc biến thiên của lịch sử. Tất cả những yếu tố trên đã và sẽ làm cho Hải Phòng trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng trong n­ước và quốc tế.

Chủ Đề