Hạnh kiểm yếu học lực giỏi có được lên lớp không

LÀM MẸChọn trường cấp 2 và cấp 3

Có anh chị nào có kinh nghiệm về cách đánh giá hạnh kiểm học sinh cấp 2 như thế nào không? Có phải hoàn toàn do GVCN quyết định không? Và hạnh kiểm có liên quan đến học lực không? Con trai mình đang học lớp 6 ở trường công, kết quả học tháng vừa rồi của con được cô ghi trên SLL như sau : Toán : 9 Văn : 6 & 3 Anh văn : 10 Công nghệ : 10 Mỹ thuật : 5 Đánh giá chung : * Học lực : Yếu * Hạnh kiểm : Trung Bình Mình rất choáng khi nhìn phần đánh giá này, vì với kết quả học tập như trên [môn Văn có 1 điểm 3 vì đó là điểm kiểm tra miệng, con học bài chưa kỹ], không thể đánh giá tổng thể là học lực yếu được. Còn hạnh kiểm thì con trai mình giải thích cô nói nếu học dở thì HK không thể tốt được! Sao lại có sự suy diễn lạ lùng thế nhỉ, ngày xưa mình đi học thì các bạn học yếu [vì gia đình khó khăn phải làm việc nhà nhiều không có thời gian học bài, hoặc do khả năng không thể học tốt hơn], thường được cô động viên là phải cố gắng ngoan để được đánh giá HK tốt, gỡ gạc lại phần đánh giá yếu về học lực. Mình cũng chưa hỏi cô giáo ngay, nghĩ là cô cố tình đánh giá thẳng tay để dọa cháu, tuy nhiên vẫn cứ lăn tăn về chuyện HK có liên quan với học lực. Xem lại Quy định của BGD về đánh giá học lực như sau : --------------------------------------------Về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm đối với loại Giỏi, học sinh cần đủ các tiêu chuẩn như điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: Đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 hoặc nhận xét dưới loại Khá.Loại Khá, nếu điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: Đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0 hoặc nhận xét dưới loại Trung bình. Loại Trung bình, nếu điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: Đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 hoặc nhận xét loại Yếu. Loại Yếu, nếu điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0 hoặc nhận xét loại Kém. Loại Kém: Các trường hợp còn lại. ------------------------------Nếu theo quy định trên thì điểm tháng 9 của con mình xếp loại Trung bình thì đúng hơn nhỉ? Còn đánh giá hạnh kiểm thì mình đọc được hướng dẫn như sau : ------------------Xếp loại hạnh kiểm Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT. Theo đó, học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.Theo Quy chế thì căn cứ vào kết quả rèn luyện, học sinh sẽ được xếp hạnh kiểm theo 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu.Đặc biệt, những học sinh gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử sẽ bị xếp hạnh kiểm loại yếu, nếu xếp hạnh kiểm loại yếu cả năm thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể ở phường, xã. Nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ trong kỳ nghỉ hè với hạnh kiểm trung bình sẽ được xét lên lớp.Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác, công bằng, công khai, đúng chất lượng; tuy không căn cứ kết quả xếp loại học lực để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hoặc ngược lại nhưng cần chú ý đến tác động qua lại giữa hạnh kiểm và học lực.---------------------------------------Nếu như vậy thì cô có đúng không khi đánh giá HK của con là "Trung bình", và nói với học sinh là HK sẽ được đánh giá theo học lực? GVCN được quyền quyết định chuyện đánh giá HK sao? Các ba mẹ trên forum WTT nếu có kinh nghiệm gì trong việc trao đổi với GVCN về vấn đề này thì chỉ cho mình cách nói chuyện với cô nhé. Mình cũng muốn nói chuyện với cô ngay để hỏi cho rõ, nhưng nghĩ lại thôi động viên con cố gắng học tốt hơn, rồi chờ đến tháng 10 có kết quả rồi hỏi luôn thể, nếu cô không ghi nhận cố gắng của con.Vừa rồi đọc ở 1 forum bài báo viết về cải cách giáo dục ở VN, lại càng thêm lo lắng về tương lai học tập của con mình. Giáo dục Việt nam - cải cách nửa phần. //caohockinhte.info/forum/showthread.php?t=3836

Học lực loại yếu có được lên lớp không? Các bậc phụ huynh học sinh cần lưu ý về học lực của các con để đảm bảo cho con được theo học đúng lớp, đúng tuổi nhé. Mời bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này cụ thể qua bài viết sau của LuatTreEm

Bạn đang xem: Học lực loại yếu có được lên lớp không?

1. Học lực loại yếu có được lên lớp không?

1.1 Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm

Cuối năm học, các thầy cô sẽ đánh giá học lực dựa trên những điểm số tích lũy của các em học sinh trong tiến trình học tập và hạnh kiểm để xét học sinh nào đủ điều kiện lên lớp.

Hạnh kiểm là 1 trong 2 điều kiện để xét lên lớp tiếp theo, hạnh kiểm là biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt [T], khá [K], trung bình [Tb], yếu [Y] sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

Tiêu chí và hạng trong xếp loại hạnh kiểm và học lực có sự khác nhau. Theo Điều 5 quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, căn cứ đánh giá, xếp loại học lực như sau:

– Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;

– Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.

Về xếp loại học lực, học lực của học sinh được xếp thành 5 loại: Giỏi [G], khá [K], trung bình [Tb], yếu [Y], kém [Kém].

1.2 Những trường hợp học sinh không được lên lớp

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 15 quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:

– Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học [nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại];

– Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

– Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.

– Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.

Như vậy, chỉ những học sinh có học lực kém thì chắc chắn sẽ không được lên lớp, đối với học sinh có học lực yếu sẽ không được lên lớp khi cả hạnh kiểm cả năm cũng loại yếu, nếu học sinh có học lực yếu nhưng hạnh kiểm trung bình trở lên thì trường sẽ xem xét cho thi lại hoặc lưu ban 1 năm.

Tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, trường hợp cá biệt xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật: “Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.”.

2. Học lực yếu có phải thi lại không?

Theo quy định tại mục 1 đã phân tích như trên, học lực yếu sẽ không được lên lớp khi cả hạnh kiểm cũng xếp loại yếu, khi đó học sinh sẽ phải lưu bạn 1 năm để học lại với khóa dưới. Học lực yếu sẽ được nhà trường xem xét và tổ chức cho thi lại nếu hạnh kiểm từ trung bình trở lên.

Trên đây, LuatTreEm đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Học lực loại yếu có được lên lớp không? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của LuatTreEm:

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Hỏi đáp

Video liên quan

Chủ Đề