Hạt xuyến chi phát tán như thế nào

Xuyến chi từ đầu chỉ là một loài hoa dại, nhưng nhờ vẻ đẹp dịu dàng mà nay đã trở thành một loài cây cảnh khá phổ biến.

  • Hoa dạ yến thảo – cách trồng và chăm sóc giúp cây sống lâu, nở đẹp

Không những vậy, hoa xuyến chi còn mang tới nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống.

Hãy cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết này nhé.

Tổng quan về cây hoa xuyến chi

Xuyến chi có tên khoa học là Bidens pilosa, là một loài thực vật có hoa thuộc chi Bidens, họ Cúc [Asteraceae]. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Việt Nam thì cây có nhiều tên gọi như đơn buốt, đơn kim, quỷ châm, song nha lông…

Hoa xuyến chi

Cây xuyến chi là loài thân thảo, thân khá mảnh, có lông tơ bao phủ, chia làm nhiều đoạn. Mỗi đoạn sẽ có mắt để phân cành và lá, tạo thành bụi um tùm, chiều cao chỉ từ 30cm – 1m tuỳ điều kiện sống.

Lá xuyến chi mọc đối, cuống ngắn, các phiến lá xẻ rất sâu, tạo thành 3 thuỳ hình bầu dục nhìn như 3 lá tách biệt. Lá có màu xanh thẫm, các đường gân nổi rõ, có thể có lông tơ hoặc không, mép có răng cưa nông. Kích thước lá cũng khá nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 2cm.

Hoa xuyến chi nở tập trung ở đầu cành, gồm 2 phần riêng biệt, phấn lá bắc màu trắng, mỏng manh, mỗi bông có từ 5 – 8 cánh toả đều, người ta thường lầm tưởng phần này là hoa.

Thực tế, hoa xuyến chi là cụm màu vàng ở giữa, gồm nhiều ống hoa nhỏ tạo thành.

Hoa xuyến chi mang vẻ đẹp dịu dàng

Sau khi hoa tàn, cây cho ra quả dạng bế, có 2 móc ngọn dùng phát tán qua động vật và con người để nhân giống.

Về đặc tính sinh trưởng, hoa xuyến chi mọc nhanh, ưa ẩm, ưa sáng và khí hậu mát mẻ, có khả năng chịu hạn nhưng chịu úng kém, nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành.

Ý nghĩa của cây hoa xuyến chi?

Nhìn bên ngoài, hoa xuyến chi là một loài cây mỏng manh, sắc hoa trắng vàng tạo nên một nét giản dị, bởi vậy loài cây này có ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu giản dị nhưng đầy chung thuỷ và lòng thương mến.

Dù mỏng manh là vậy nhưng cây vẫn vươn mình sống tốt qua thời tiết khắc nghiệt, tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường qua bao sóng gió.

Ngoài ra, theo truyền thuyết, hoa xuyến chi được Chúa gửi xuống trần gian, tượng trưng cho tấm lòng ngây thơ của trẻ nhỏ, nhằm an ủi, xoa dịu nỗi đau của những bậc cha mẹ có con mất sớm.

Cây mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời

Công dụng của hoa xuyến chi

Trước đây, xuyến chi chỉ là một loài hoa dại bên đường, nhưng hiện nay, nhiều người đã biết tận dụng nó như một loại cây cảnh, thường được trồng làm nền, đường viền ở các nơi công cộng như công viên, vỉa hè, bồn hoa bệnh viện, trường học, khu du lịch nghỉ dưỡng hay sân vườn biệt thự.

Trong nhà, bạn cũng có thể trồng hoa xuyến chi trong các chậu nhỏ, đặt ở bàn học, bàn làm việc, cửa sổ, kệ tivi, ban công.

Hoặc mỗi khi hoa nở nhiều, bạn cắt lấy cành rồi cắm trong lọ, trang trí trên bàn tiếp khách hay bàn ăn cũng rất đẹp.

Cánh đồng xuyến chi khoe sắc trong một khu du lịch

Hoa xuyến chi có khả năng phát bụi nhanh nên mang tới khả năng loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc, loại bỏ các khí độc trong không khí rất hiệu quả.

Ở nhiều vùng, cây xuyến chi còn được sử dụng như một loại thực phẩm, chế biến các món ăn hàng ngày như xào hay nấu canh.

Đặc biệt, cây xuyến chi còn được biết đến như một loại dược liệu tốt cho sức khoẻ. Theo nhiều ghi chép Đông Y, hoa chuyến chi có tính mát, vị đắng nhẹ, có thể sử dụng để kháng khuẩn, chống oxy hoá, trị viêm họng, đau răng, viêm hay nhiệt miệng, chữa bệnh ngoài da, làm tan máu bầm, giải độc gan, trị đau nhức xương…

Tuy vậy, để sử dụng cây xuyến chi như một vị thuốc, bạn cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia. Cùng với đó là lựa chọn nguồn sản phẩm sạch, bởi cây xuyến chi tự nhiên thường hấp thụ nhiều khí độc trong không khí.

Cách trồng và chăm sóc hoa xuyến chi

Xuất phát điểm là một loài cây dại, do đó sức sống của hoa xuyến chi cực kỳ tốt, có thể nói là tự sống và phát triển mà không cần chăm sóc gì nhiều. Dù vậy, để cây ra hoa nhiều và đẹp thì bạn cũng nên lưu ý một vài điểm.

Đất trồng

Bạn có thể lấy đất tại chỗ để sử dụng làm đất nhân giống và trồng cây hoa xuyến chi. Để tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng thì bạn có thể trộn thêm ít xơ dừa, phân chuồng, mùn trấu.

Nếu trồng hoa trong chậu thì nhớ chọn chậu có lỗ thoát nước đầy đủ, tránh ngập úng nhé.

Nhân giống và trồng

Như đã thông tin ở trên, cây xuyến chi thường được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, mỗi cách đều có ưu nhược điểm riêng.

  • Gieo hạt: chọn hạt từ các quả già, để khô, không cần ngâm nước mà có thể gieo trực tiếp vào đất đã chuẩn bị, phủ lên một lớp đất mỏng, tưới nước để duy trì độ ẩm. Chỉ sau khoảng hơn 10 ngày là hạt nảy mầm, bạn tiếp tục chăm sóc tới khi cây cao khoảng 15cm thì có thể tách ra trồng vào bồn hay chậu riêng.
  • Giâm cành: từ cây mẹ khoẻ mạnh, bạn chọn ra một cành mập mạp, cắt một đoạn khoảng 10 – 15cm, có 2 – 3 cặp lá. Cắt bớt diện tích lá để tránh thoát nước, ngâm cành vào dung dịch kích rễ sau đó cắm vào đất. Tưới nước và che chắn cẩn thận, khoảng 1 tuần là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng như cây mới. Bạn tiếp tục chăm sóc tới khi đát kích thước thì tách ra trồng riêng.

Hoa xuyến chi có thể nhân giống bằng hạt và giâm cành

Tưới nước

Xuyến chi là loài ưa ẩm, do đó để cây phát triển tốt thì bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây. Nếu được, hãy tưới hàng ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

Mỗi lần bạn chỉ tưới một ít, đủ làm ẩm đất thôi nhé, tưới nhiều không thoát nước kịp có thể làm cây bị úng rễ.

Ánh sáng và nhiệt độ

Hoa xuyến chi ưa sáng, nên hãy trồng ở những nơi rộng rãi, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Ngoài ra, nhiệt độ thích hợp nhất để hoa phát triển dao động ở mức từ 18 – 28 độ C.

Dinh dưỡng

Nếu đã chuẩn bị đất trồng kỹ càng từ đầu thì hầu như bạn không cần phải bón thêm phân vì cây xuyến chi chịu khô cằn khá tốt.

Vào thời điểm ra hoa, bạn có thể bón thúc một ít phân NPK để hoa nở đều và đẹp hơn, như vậy là đủ.

Bón thêm phân khi cây chuẩn bị ra hoa

Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh

Trong thời gian chăm sóc hoa xuyến chi, bạn nên thường xuyên quan sát, làm sạch cỏ dại, loại bỏ các cành lá héo úa, hư thối để dồn dinh dưỡng cho phần khác.

Ngoài ra, cây có thể gặp phải tình trạng sâu ăn lá, rệp sáp, nên nếu phát hiện thì bạn cần loại bỏ sớm. Nếu tình trạng nặng thì phải mua thuốc về diệt trừ.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cây xuyến chi rồi, tuy chỉ là những thông tin cơ bản nhưng chắc hẳn cũng đủ để bạn có thể tự trồng và chăm sóc một vài bụi cây cho riêng mình.

Chúc bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề