Hay bị khô miệng là bệnh gì năm 2024

Vậy, khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để điều trị chứng khô miệng? Hãy thăm khám bác sĩ hoặc nha sĩ nếu như đang mắc phải tình trạng khô miệng với các dấu hiệu bất thường như:

  • Đột ngột bị khô miệng.
  • Đi tiểu thường xuyên hoặc bị nhiễm trùng.
  • Thường xuyên bị khô miệng kéo dài hơn 2 tuần.
  • Không nhai, nói hoặc nuốt được.
  • Khó đeo răng giả.
  • Sâu răng quá nhiều.

Cách chữa trị khô miệng lâu dài chính là điều trị dứt điểm nguyên nhân của nó. Nếu khô miệng do dùng thuốc, bác sĩ có thể quyết định thay đổi đơn thuốc của bạn để giảm bớt các triệu chứng khô miệng. Nếu tuyến nước bọt của bạn hoạt động kém, bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn.

Một số bệnh lý liên quan đến hệ thống cũng có thể gây khô miệng chẳng hạn như hội chứng Sjögren, bệnh Alzheimer. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng nước bọt nhân tạo giúp làm tăng lưu lượng nước bọt khỏe mạnh trong miệng bệnh nhân.

Các biện pháp phòng ngừa khô miệng

Chứng khô miệng gây ra nhiều bất tiện và khó khăn cho bạn khi ăn uống hoặc nói chuyện. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa khô miệng dưới đây:

  • Uống nước thường xuyên để giữ cho miệng không bị khô.
  • Uống nước hoặc sữa trong bữa ăn giúp giữ ẩm và hỗ trợ quá trình nhai và nuốt.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ để giảm khô miệng vào buổi sáng thức dậy.
  • Hạn chế các thức ăn và đồ uống có đường, có tính axit hoặc chứa caffein.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch, lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Khô miệng hay uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là một tình trạng thường xuyên xảy ra ở bất kỳ ai cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng miệng bị khô, thiếu nước bọt có thể giảm khi uống đủ nước, hạn chế ăn thức ăn khô, tăng độ ẩm cho môi trường xung quanh. Nếu bạn luôn cảm thấy khát và không có dấu hiệu dừng lại, bạn cần đi thăm khám nha sĩ sớm. Các nha sĩ có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng khô miệng và giữ an toàn cho răng của bạn trước ảnh hưởng của tình trạng khô nước bọt.

Nguồn tham khảo:

1. Hennessy, B.J. [2023] Xerostomia - dental disorders, MSD Manual Professional Edition. Available at: //www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/symptoms-of-dental-and-oral-disorders/xerostomia [Accessed: 11 July 2023].

2. Villa, A., Connell, C.L. and Abati, S. [2014] Diagnosis and management of Xerostomia and hyposalivation, Therapeutics and clinical risk management. Available at: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4278738/ [Accessed: 11 July 2023].

3. NIDCR, N.I. of D. and C.R. [2022] Dry mouth, National Institute of Dental and Craniofacial Research. Available at: //www.nidcr.nih.gov/health-info/dry-mouth [Accessed: 11 July 2023].

4. Staff, M.C. [2018] Dry mouth, Mayo Clinic. Available at: //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-mouth/symptoms-causes/syc-20356048 [Accessed: 11 July 2023].

Khô miệng là khi bạn không có đủ nước bọt để giữ ẩm khoang miệng. Đôi khi, chúng ta có thể cảm thấy khô miệng khi đang căng thẳng, lo âu, ví dụ như trước một buổi phỏng vấn hay vào ngày đầu tiên con bạn đến trường. Tuy nhiên, nếu như bạn gặp phải những triệu chứng sau một cách thường xuyên, như: miệng bị khô, hơi thở có mùi, thường xuyên cảm thấy khát nước, đây có thể là những biểu hiện của bệnh khô miệng.

Triệu chứng khô miệng

Bệnh khô miệng gây ra cảm giác khó chịu. Đồng thời, bị khô miệng có nguy cơ dẫn tới những bệnh về sức khỏe răng miệng.[1]

Các triệu chứng thường thấy khi bị khô miệng bao gồm:

  • Cảm giác dính, khô khan trong miệng
  • Mất vị giác, ăn không ngon
  • Khó nhai nuốt
  • Môi nứt nẻ, miệng khô
  • Cổ họng khô rát

Nguyên nhân khô miệng

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khô miệng. Tốt nhất, bạn nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra tổng quát. Một số tác nhân sau có thể gây ra bệnh khô miệng:[2]

  • Tác dụng phụ do sử dụng số loại thuốc như thuốc huyết áp cao, thuốc trầm cảm
  • Bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson cũng có thể gây ra bệnh khô miệng[3]
  • Xạ trị hay hoá trị trong khi điều trị ung thư
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Hút thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân gây khô miệng3

Ngoài ra, nếu như bạn thấy miệng bị khô và rát lưỡi, một số tác nhân có thể gây ra tình trạng này là do bị mất nước nhiều, hay do tuyến nước bọt bị nhiễm trùng. Bạn nên thăm khám với bác sĩ để nắm rõ khô miệng rát lưỡi là bệnh gì, nguyên nhân cụ thể cũng như loại bỏ nguy cơ những bệnh lý nguy hiểm.

Cách chữa khô miệng

Để điều trị khô miệng, bạn cần nắm rõ đâu là nguyên nhân gây ra khô miệng. Chẳng hạn, nếu như bị khô miệng là do dùng thuốc, chúng ta có thể yêu cầu bác sĩ thay đổi loại thuốc hiện đang sử dụng.

Tại nhà, bạn có thể thực hiện một số thói quen giúp kích thích tuyến nước bọt như[1]:

  • Uống đủ nước
  • Hạn chế đồ uống có cồn, caffein
  • Nhai kẹo cao su giúp kích thích tiết nước bọt
  • Không hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng
  • Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng với nước súc miệng như P/S Fresh Natural giúp khoang miệng sạch và thơm mát.

Như đã đề cập, khi bạn thấy những triệu chứng của khô miệng, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn khô miệng là dấu hiệu của bệnh gì, cách kiểm soát sức khỏe răng miệng. Bác sĩ cũng sẽ gợi ý một số cách điều chỉnh chế độ ăn uống và cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng nếu cần.

Chủ Đề