Hệ thống thông tin Khoa học và công nghệ

Bài viết thử nghiệm số 2:

Hội nghị phản biện xã hội đối với Luật về Hội do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức với nhiều ý kiến thẳng thắn của các chuyên gia, nhà khoa học, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã diễn ra ngày 14-10 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định, Luật về Hội không áp dụng với MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Điều này là phù hợp với lịch sử phát triển và vai trò đặc biệt quan trọng của các tổ chức nói trên, phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam.

Về vấn đề tài chính, Thứ trưởng cho biết, đối với các hội do Đảng, Nhà nước có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao các nhiệm vụ thì nhà nước tiếp tục cấp kinh phí; đối với hội đã được giao biên chế thì kinh phí hoạt động được giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến 2020, từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động theo lộ trình phù hợp. Đối với các hội hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí hoạt động, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao. “Dự thảo luật quy định, một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội là hội phải tự trang trải kinh phí hoạt động. Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động để hội thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao”, Thứ trưởng Tuấn nói.

Về các trường hợp bị hạn chế quyền lập hội, dự thảo chỉnh lý theo hướng quy định rõ, một trong các trường hợp bị hạn chế quyền lập hội và tham gia hội là cán bộ, công chức và những người đang làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội, công an thì không được sáng lập, đăng ký thành lập, lãnh đạo điều hành hoạt động hội, trừ những trường hợp được cơ quan có thẩm quyền phân công. Riêng những trường hợp làm việc trong lĩnh vực liên quan đến bí mật nhà nước thì sau 5 năm kể từ ngày nghỉ việc mới được sáng lập, đăng ký thành lập, lãnh đạo điều hành hoạt động hội…

Nhiều ý kiến tại hội nghị phản biện cho rằng, cần mở rộng thêm các hội không bị quy định bởi Luật về Hội, cùng với đó là vấn đề cấp kinh phí cho các hội hoạt động.

Ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam [HTX] cho rằng, kinh phí hỗ trợ của nhà nước đối với các hội không thể cào bằng mà phải tùy thuộc vào quy mô và hoạt động của hội. Nhà thơ Hữu Thỉnh đề nghị nhà nước phải “nắm” Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật, không thể “buông”, vì văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận liên quan đến sự tồn vong của chế độ. “Chỉ một bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo ở Hà Tĩnh nói mà cả hệ thống chính trị đã phải vào cuộc. Điều đó cho thấy sức mạnh của văn hóa, nghệ thuật như thế nào.”, nhà thơ Hữu Thỉnh nói và đề nghị không để Liên hiệp các hội văn học và nghệ thuật chịu sự chi phối của Luật về Hội. Bởi, nếu không được hỗ trợ kinh phí hoạt động, thì Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật sẽ khó tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đất nước.

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng, trước đây theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thì tính đặc thù của hội là rất cao. “Nhưng trong tình hình hiện nay, ta có nên giữ tư duy bao cấp cho các hội nữa không? Nếu tiếp tục bao cấp thì tính tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí của hội có cần nữa không?”, Thứ trưởng Tuấn đặt vấn đề và khẳng định, dự thảo quy định khi nhà nước giao nhiệm vụ, thì đương nhiên sẽ có kinh phí cho các hội thực hiện nhiệm vụ đó. Chủ trương của Đảng là không có hội đặc thù.

ĐBQH Vũ Trọng Kim nhận xét, Luật này ra đời là rất cần thiết, nhưng dự thảo vẫn chủ yếu nhấn đến thủ tục thành lập là chính, chưa tính đến tính nhân văn, đoàn kết, yêu nước.. của các hội. Tính chính trị của Luật cũng chưa sâu sắc. “Lập hội là nhu cầu tự nhiên, chính đáng của con người, vì hàng thế kỷ trước đã thành lập các hội, đó là nơi con người tập hợp lại với nhau rất tự nhiên. Sau nay có thêm nhiều hội mang tính chính trị sâu sắc để khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân. Quyền lập hội cũng đã được Hiến pháp quy định”, ông Vũ Trọng Kim nêu. Vì vậy Luật về hội cũng phải đảm bảo được quyền tự do ấy.

Theo: BẢN TIN HOẠT ĐỘNG CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM, Thứ Bảy, ngày 15 tháng 10 năm 2016]

[Nguồn: SGGP online 14/10/2016]

[KHCN]-Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.

Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển.

I. Nguyên tắc xác định cấp độ

1. Việc xác định hệ thống thông tin để xác định cấp độ căn cứ trên nguyên tắc như sau: a] Hệ thống thông tin chỉ có một chủ quản hệ thống thông tin; b] Hệ thống thông tin có thể hoạt động độc lập, được thiết lập nhằm trực tiếp phục vụ hoặc hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ, sản xuất, kinh doanh cụ thể của cơ quan, tổ chức thuộc một trong các loại hình hệ thống thông tin quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

2. Trong trường hợp hệ thống thông tin bao gồm nhiều hệ thống thành phần, mỗi hệ thống thành phần lại tương ứng với một cấp độ khác nhau, thì cấp độ hệ thống thông tin được xác định là cấp độ cao nhất trong các cấp độ của các hệ thống thành phần cấu thành.

II. Hướng dẫn xác định hệ thống thông tin cụ thể
1. Hệ thống thông tin được thiết lập, hình thành thông qua một hoặc một số hình thức sau: Đầu tư xây dựng, thiết lập mới; nâng cấp, mở rộng, tích hợp với hệ thống đã có; thuê hoặc chuyển giao hệ thống. 2. Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ là hệ thống chỉ phục vụ hoạt động quản trị, vận hành nội bộ của cơ quan, tổ chức, bao gồm: a] Hệ thống thư điện tử; b] Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; c] Hệ thống họp, hội nghị truyền hình trực tuyến; d] Hệ thống quản lý thông tin cụ thể [nhân sự, tài chính, tài sản hoặc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ cụ thể khác] hoặc hệ thống quản lý thông tin tổng thể [tích hợp quản lý nhiều chức năng, nghiệp vụ khác nhau]; đ] Hệ thống xử lý thông tin nội bộ. 3. Hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp là hệ thống trực tiếp hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ trực tuyến, bao gồm dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ trực tuyến khác trong các lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục và lĩnh vực chuyên ngành khác, bao gồm: a] Hệ thống thư điện tử; b] Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; c] Hệ thống một cửa điện tử; d] Hệ thống trang, cổng thông tin điện tử; đ] Hệ thống cung cấp hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ trực tuyến; e] Hệ thống chăm sóc khách hàng. 4. Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin là tập hợp trang thiết bị, đường truyền dẫn kết nối phục vụ chung hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức, bao gồm: a] Mạng nội bộ, mạng diện rộng, mạng truyền số liệu chuyên dùng; b] Hệ thống cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; c] Hệ thống xác thực điện tử, chứng thực điện tử, chữ ký số; d] Hệ thống kết nối liên thông, trục tích hợp các hệ thống thông tin. 5. Hệ thống thông tin điều khiển công nghiệp là hệ thống có chức năng giám sát, thu thập dữ liệu, quản lý và kiểm soát các hạng mục quan trọng phục vụ điều khiển, vận hành hoạt động bình thường của các công trình xây dựng, bao gồm: a] Hệ thống điều khiển lập trình được [PLCs]; b] Hệ thống điều khiển phân tán [DCS]; c] Hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu [SCADA].

6. Hệ thống thông tin khác là hệ thống thông tin không thuộc các loại hình trên, được sử dụng để trực tiếp phục vụ hoặc hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ, sản xuất, kinh doanh cụ thể của cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực chuyên ngành.

TH

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin sau

Back to top

Giấy phép: số 08/GP-TTĐT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 20/3/2014 và số 4057/QĐ-BKCN do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 25/12/2013.

Bản quyền thuộc: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Địa chỉ: Số 24-26 Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội.

Điện thoại: [084] 2439349119, [084] 2439349923 | E-mail:

Video liên quan

Chủ Đề