Hình thức bên trong của pháp luật là gì

Skip to content

Hình thức Pháp luật được hiểu là cách thức thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nó là dạng tồn tại, hình thức tồn tại thực tế của Pháp luật, đồng thời là ranh giới tồn tại của Pháp luật trong hệ thống các qui phạm xã hội khác.

Nét cơ bản về hình thức Pháp luật

Hình thức Pháp luật bao gồm hình thức bên trong [cấu trúc Pháp luật] và hình thức bên ngoài [nguồn của Pháp luật].

a] Hình thức bên trong:

Hệ thống pháp luật ->ngành luật --> chế định pháp luật ->quy phạm pháp luật. – Qui phạm Pháp luật: là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, là cơ sở tế bào, là đơn vị nhỏ nhất và là biểu hiện cụ thể của Pháp luật. Qui phạm là công cụ tác động trực tiếp lên các quan hệ xã hội. – Chế định Pháp luật: là hệ thống các qui phạm Pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại trong cùng một ngành luật. VD: Chế định hợp đồng kinh tế nằm trong ngành luật kinh tế, điều chỉnh các quan hệ ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. – Ngành luật: là hệ thống các qui phạm Pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực xã hội cùng tính chất với nhau. VD: Ngành luật hình sự: điều chỉnh những hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm và pp điều chỉnh nó là trừng phạtVì vậy người ta gọi ngành luật là tội phạm và hình phạt

– Hệ thống Pháp luật: là 1 chính thể thống nhất các bộ phận hợp thành [ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật] mang những đặc điểm nội dung trên cơ sở những nguyên tắc thống nhất của pháp luật 1 quốc gia.

READ:  Thẩm quyền và thủ tục xét xử vụ án hình sự - PLĐC

b] Hình thức bên ngoài:

– Tập quán pháp: là những tập quán lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, được Nhà nước thừa nhận, làm chúng trở thành những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng hình thức cưỡng chế.

– Tiền lệ pháp: là các quy định, cách giải quyết các vụ việc của cơ quan hành chính hoặc xét xử được Nhà nước thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự.

– Văn bản qui phạm Pháp luật: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó chứa đựng những quy phạm pháp luật. Nó được coi là loại nguồn cơ bản phổ biến và tiến bộ nhất hiện nay

Pháp luât VN nói riêng và pháp luật XHCN nói chung chỉ thừa nhận 1 loại nguồn, đó là văn bản quy phạm pháp luật, trừ những trường hợp đặc biệt thì 2 loại nguồn kia mới được chấp nhận.

*Hình thức pháp luật Việt Nam ta hiện nay

– Hình thức bên trong: Pháp luật nước ta hiện nay phân chia ra làm caá ngành luật: 11 ngành. Có chế định pháp luật, ban hành Pháp luật. Nhà nướcVN hiện nay rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, sửa đổi, ban hành Pháp luật [được đề ra trong tất cả các kì họp QH]

-Hình thức bên ngoài: Chỉ thừa nhận và ban hành Pháp luật từ 1 nguồn duy nhất đó là văn bản quy phạm Pháp luật, ko thừa nhận tập quán pháp và tiền lệ pháp.

Phân tích khái niệm hình thức pháp luật. Trình bày khái quát các hình thức cơ bản của pháp luật.

1 – Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.

2 – Pháp luật có hình thức bên trong và bên ngoài

– Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. Hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc cửa pháp luật, bao gồm các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật như ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.

– Hình thức bên ngoài là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật. Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể biết pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu. Hình thức bên ngoài của pháp luật cũng được tiếp cận trong mối tương quan với nội dung của nó. Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là toàn bộ những yếu tố tạo nên pháp luật, còn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội dung. Nếu hiểu nội dung của pháp luật là ý chí của nhà nước thì hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước.

Tuy nhiên, trong chương trình môn học này, thuật ngữ hình thức pháp luật được đề cập theo nghĩa là hình thức bên ngoài của pháp luật.

3 – Định nghĩa hình thức pháp luật

Hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước hay cách thức mà nhà nước sử dụng để chuyển ý chí của nó thành pháp luật.

4 – Các hình thức cơ bản của pháp luật

Pháp luật có 03 hình thức cơ bản, tức là những hình thức được hầu hết các nhà nước sử dụng, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Ba hình thức này cũng đồng thời là ba nguồn hình thức của pháp luật.

a – Tập quán pháp

Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng phù hợp với ý chí của nhà nước được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật.

Ví dụ, tập quán ăn Tết cổ truyền, phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương, tập quán xác định họ, dân tộc cho con… ở nước ta đã trở thành tập quán pháp.

Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể liệt kê danh mục các tập quán được nhà nước thừa nhận, viện dẫn các tập quán trong pháp luật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc phát sinh trong thực tiễn… Tập quán pháp có thể được tạo ra từ hoạt động của cơ quan lập pháp, cũng có thể được tạo ra từ hoạt động của các cơ quan tư pháp khi áp dụng tập quán để giải quyết một vụ việc cụ thể. Song, nhà nước thường chỉ thừa nhận những tập quán không trái với những giá trị đạo đức xã hội và trật tự công cộng.

b – Tiền lệ pháp [án lệ]

Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.

Tiền lệ pháp có thể được thể hiện trong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp. Song, các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do Tòa án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ. Ví dụ, các án lệ được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam công bố.

Trên thực tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án; hai là, án lệ hình thành bởi quá trình Tòa án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn.

c – Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách [chủ thể] có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định.

Ví dụ, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014… của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm sau:

– Là văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thấm quyền ban hành pháp luật ban hành.

– Là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, tức là các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.

– Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống và được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

– Tên gọi, nội dung, trình tự và thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dùng để ban hành, sửa đối, bố sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nhiều loại theo quy định của mỗi nước, thông thường nó gồm hai loại chính là văn bản luật và văn bản dưới luật.

a. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. b. Chức năng bảo vệ .c. Chức năng giáo dục.Chuyên đề 7:Hình thức pháp luật XHCN

I. Khái niệm hình thức pháp luật

Hình thức của pháp luật là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, là phương thức, dạng tồn tại thực tế của pháp luậtHình thức pháp luật có hai dạng :bao goàm: - Quy phạm pháp luật .- Chế định pháp luật. - Ngành luật.- Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể thống nhất các bộ phận hợp thành gồm: Ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật mang những đặc điểm, nội dungđặt trên cơ sở những nguyên tắc thống nhất của pháp luật một quốc gia.2. Hình thức bên ngồi của pháp luật còn gọi là nguồn của pháp luật. a. Tập quán pháp.Các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta, suốt thời gian dài hầu như không thừa nhận tập quán pháp và tiền lệ pháp. Chỉ những năm gần đây và chỉ tronglĩnh vực dân sự, thương mại, hơn nhân và gia đình nếu pháp luật khơng quy định thì có thể áp dụng tập quán.21+ Định nghĩa: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nướcban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nướcbảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.+ Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật:1. Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền theo luật định ban hành.2. Văn bản quy phạm pháp luật chứa dựng các quy tắc xử sự chung quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập những quan hệ xã hội nàytheo trật tự nhất định. 3. Có hiệu lực lâu dài, được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống.4. Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01012009 quy định hệ thống vănbản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành như sau:Stt Cơ quan ban hành Tên gọi văn bản1Quốc hội Hiến pháp, Luật, Nghò quyết2Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, Nghò quyết3Chủ tòch nước Lệnh, Quyết đònh4Chính phủ Nghò đònh5 Thủ tướng Chính phủQuyết đònh6 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang BộThông tư7Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối Nghò quyết22cao8Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caoThông tư9Giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnvới Tổ chức chính trò - xã hội Nghò quyết, Thông tư liên tòch10 Hội đồng nhân dân Nghò quyết11 Ủy ban nhân dân Quyết đònh- Khái niệm: Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó.Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật: - Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trongvăn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. - Trường hợp trong tình trạng khẩn cấp, để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng,chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày cơng bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phảiđược đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.- Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Cơng báo thì khơng có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp vănbản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp đặc biệt theo quy định của luật.Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật - Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mớiđược quy định hiệu lực trở về trước. 23- Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: a Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thựchiện hành vi đó pháp luật khơng quy định trách nhiệm pháp lý; b Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề