Hình thức đầu tư boo là gì năm 2024

Hợp đồng BOO là loại hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định. Kính mời Quý đọc giả cùng theo dõi bài viết sau của Luật L24H để biết được nội dung hợp đồng BOO bao gồm những gì theo quy định của pháp luật nhé!

Hình thức đầu tư boo là gì năm 2024

Hợp đồng BOO gồm những nội dung nào?

Hợp đồng BOO là gì?

Hợp đồng BOO là tên viết tắt của cụm từ trong tiếng anh bao gồm những từ sau: Build-Own-Operate, cụm từ tiếng anh này khi dịch ra tiếng việt có nghĩa là hợp đồng về xây dựng – sở hữu – kinh doanh:

Hợp đồng BOO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng;

Đây là hợp đồng được ký kết giữa các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với các nhà đầu tư là các doanh nghiệp nhằm mục đích thực hiện các dự án về công trình hạ tầng; và sau khi công trình được hoàn thành thì các nhà đầu tư doanh nghiệp đó được quyền sở hữu và kinh doanh công trình xây dựng đó trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng Boo giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư; khi hết thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng thì nhà đầu tư là các doanh nghiệp dự án đó về mặt pháp lý sẽ chấm dứt các hoạt động của dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư.

Cơ sở pháp lý: Điều 45 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

\>>> Xem thêm: PPP là gì?

Hợp đồng BOO bao gồm những nội dung cơ bản nào

Hợp đồng bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Mục tiêu, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn hợp đồng;
  • Phạm vi và yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp;
  • Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phương án tài chính, trong đó có kế hoạch thu xếp tài chính; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, trong đó có phương pháp và công thức để thiết lập hoặc điều chỉnh; vốn nhà nước trong dự án PPP và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có);
  • Điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác; phương án tổ chức xây dựng công trình phụ trợ; yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;
  • Trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin cấp phép theo quy định của pháp luật có liên quan; thiết kế; tổ chức thi công; kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong giai đoạn xây dựng; nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư và xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án;
  • Trách nhiệm trong việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp liên tục, ổn định; điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng; quyền sở hữu, quyền quản lý, khai thác các loại tài sản liên quan đến dự án; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; thỏa thuận về việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh của bên thứ ba đối với nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng;
  • Phương án xử lý trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự để tiếp tục thực hiện hợp đồng; biện pháp xử lý, bồi thường, xử phạt trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng;
  • Trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo mật thông tin; chế độ báo cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát;
  • Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên; quyền của bên cho vay; thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên khi thanh lý hợp đồng;
  • Ưu đãi, bảo đảm đầu tư, phương án chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, bảo đảm cân đối ngoại tệ, các loại bảo hiểm (nếu có);
  • Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 47 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

Hình thức đầu tư boo là gì năm 2024

Nội dung cơ bản của hợp đồng BOO

Khi nào được ký kết hợp đồng BOO

Bất kỳ một lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào khi quyết định đầu tư vào nó, các doanh nghiệp đều phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước trong các công trình xây dựng.

Điều kiện ký kết

Hợp đồng BOO chỉ được ký kết khi chính thức được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ là người có quyền lực tối cao trong việc quyết định những chủ trương về đầu tư các dự án đầu tư liên quan đến xây dựng và những dự án liên quan về kinh doanh các ngành mang tính trụ cột của quốc gia như đầu tư xây dựng cảng hàng không, hoặc đầu tư xây dựng vận tải hàng không, hay đầu tư xây dựng cảng biển, đường quốc lộ,… mang đặc điểm chung là những ngành có liên quan đến giao thông vận tải

Thẩm quyền phê duyệt

Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

  • Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương);
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và được giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan khác).

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

Hình thức đầu tư boo là gì năm 2024

Thẩm quyền phê duyệt hợp đồng

Luật sư tư vấn về hợp đồng BOO

  • Tư vấn cơ sở pháp lý có liên quan đến hợp đồng BOO;
  • Tư vấn về điều kiện, thẩm quyền phê duyệt, thời hạn,… hợp đồng BOO đúng theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn hợp đồng BOO, dự thảo, soạn thảo hợp đồng;
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng
  • Đại diện theo ủy quyền/ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong mọi vụ việc bảo vệ khách hàng.

Qua bài viết trên, thấy rằng Hợp đồng BOO là một loại hợp đồng được ký kết giữa các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với các nhà đầu tư. Quý đọc giả cần nắm bắt thật kỹ được những nội dung cơ bản, điều kiện ký kết và thẩm quyền phê duyệt của hợp đồng để có thể xử lý được nhanh chóng các vấn đề pháp lý xảy ra. Nếu có thắc mắc gì xin vui lòng kết nối với Luật L24H qua HOTLINE 1900.633.716 để được luật sư tư vấn tận tình, chu đáo và miễn phí. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Hình thức đầu tư boo là gì năm 2024

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Boo là hình thức đầu tư gì?

BOO (viết tắt của Tiếng Anh: Build-Own-Operate, có nghĩa là Xây dựng-Sở hữu-Vận hành) là hợp đồng ký kết giữa nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền sở hữu và kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

Boo trong xây dựng là gì?

Hợp đồng BOO (là tên viết tắt của hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn ...

Boo là gì trong sản xuất?

… Như vậy, hình thức đầu tư BOO (viết tắt của từ Build - Own - Operate) là hình thức đầu tư thực hiện dự án PPP do Nhà nước nhượng quyền thông qua việc thực hiện hoạt động xây dựng, sở hữu và kinh doanh công trình, hệ thống cơ ở hạ tầng trong thời gian nhất định.

Hợp đồng bộ là gì?

Theo đó, hợp đồng BOO được hiểu là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.