Hồ nước ngọt nào lớn nhất thế giới

SKĐS - Các hồ nước chứa gần 90% lượng nước ngọt trên hành tinh. Theo nghiên cứu mới, hơn một nửa số hồ nước và hồ chứa lớn nhất thế giới đã mất đi lượng nước đáng kể trong 3 thập kỷ qua.

Nguyên nhân của việc các hồ nước ngày càng thu hẹp chủ yếu do biến đổi khí hậu và sử dụng nước quá mức.

Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học quốc tế công bố trên tạp chí Science, khoảng 1/4 dân số thế giới sống trong lưu vực của một hồ nước khô cạn.

Mặc dù các hồ nước chỉ chiếm khoảng 3% diện tích hành tinh, nhưng lại chứa tới 90% nước ngọt và là nguồn cung cấp nước uống, phục vụ mục đích thủy lợi và năng lượng thiết yếu, đồng thời là môi trường sống quan trọng cho một số loài động vật và thực vật.

Hồ Mead [bang Colorada, Mỹ] ngày càng khô cạn

Mực nước hồ dao động tùy theo lượng mưa và tuyết rơi, tuy nhiên mực nước ngày càng ít đi do ảnh hưởng của con người.

Trên khắp thế giới, các hồ nước lớn đóng vai trò quan trọng đang ngày càng bị thu hẹp. Mực nước của Hồ Mead, bang Colorado ở tây nam nước Mỹ ngày càng thấp do một trận siêu hạn hán và hàng thập kỷ bị sử dụng quá mức.

Biển Caspi là hồ nước lớn nhất thế giới cả về thể tích và diện tích. Sở dĩ hồ nước này mang tên "biển" vì quá lớn và có độ mặn của muối dù hồ không hề thông với biển. Hồ nước này có diện tích lên tới 371.000 km², chiều rộng 435 km và độ sâu trung bình 187 m. Biển Caspi có nhiều nguồn cung cấp nước, trong đó có dòng chảy bên trong dài nhất thế giới chính là sông Volga.

Biển Caspia nằm giữa châu Á và châu Âu bị thu hẹp do biến đổi khí hậu và sử dụng nước quá mức.

Nhà khoa học Fangfang Yao - người dẫn đầu nghiên cứu cho biết sự thu hẹp của các hồ nước đã được ghi nhận rõ ràng. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phép đo vệ tinh của gần 2.000 hồ và hồ chứa lớn nhất thế giới, chiếm 95% tổng lượng nước hồ trên Trái đất.

Họ phát hiện ra rằng 53% hồ và hồ chứa đã bị mất một lượng nước đáng kể, với mức giảm ròng khoảng 22 tỷ tấn nước mỗi năm.

Báo cáo cho thấy, hơn một nửa lượng nước bị thất thoát trong các hồ tự nhiên có thể là do các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu.

Trữ lượng nước hồ ở nhiều nơi trên thế giới giảm, kể cả vùng nhiệt đới ẩm và Bắc Cực. Việc tiêu thụ nước không bền vững chính là lý do khiến Biển Aral ở Uzbekistan và Biển Salton ở California [Mỹ] bị thu hẹp. Trong khi đó, những thay đổi về dòng chảy đã dẫn đến sự sụt giảm mực nước của hồ Great Salt.

Ở Bắc Cực, các hồ nước đã bị thu hẹp do sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, sự bốc hơi và dòng chảy.

Khi diện tích các hồ nước lớn này co lại, góp phần làm "khô cằn" lưu vực sông xung quanh, làm tăng sự bốc hơi.

"Khi nhiều nơi trên thế giới trở nên nóng hơn và khô hơn, các hồ phải được quản lý đúng cách. Nếu không, biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người “có thể dẫn đến khô hạn sớm hơn chúng ta nghĩ,” tác giả dẫn đầu nghiên cứu nói.

Biển Caspi hiện đang là hồ nước rộng nhất thế giới với diện tích khoảng 371.000 km2, rộng hơn cả đất nước Việt Nam với diện tích là 331.210 km2. Mặc dù trong tên gọi của hồ có xuất hiện từ "biển", nhưng thực chất biển Caspi không đổ vào đại dương.

2. Hồ nước này nằm ở châu lục nào?

  • Châu Á
  • Châu Mỹ
  • Giữa châu Á và châu Âu
  • Giữa châu Âu và châu Mỹ

Chính xác

Biển Caspi hiện đang nằm giữa châu Á và châu Âu. Trước đây, hồ nằm trong Liên Bang Xô-Viết. Tuy nhiên, hiện nó đang được bao quanh bởi 5 quốc gia khác nhau là Nga, Iran, Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Hồ có độ sâu trung bình 184 m, độ sâu tối đa lên đến hơn 1 km.

3. Nước tại hồ này có vị gì?

  • Ngọt
  • Mặn
  • Chua
  • Do quá rộng, nước hồ ngọt và mặn tùy vị trí

Chính xác

Vì hồ có diện tích quá rộng và nước có vị mặn, nhiều người đã lầm tưởng đây là biển. Tuy nhiên, Biển Caspi là hồ nước mặn duy nhất trong danh sách 5 hồ lớn nhất thế giới. Nồng độ muối trong nước hồ đạt khoảng 1,2%, bằng 1/3 nồng độ muối trung bình của nước biển.

4. Dòng sông nào là nguồn cấp nước chính cho hồ này?

  • Sông Volga
  • Sông Dnepr
  • Sông Mississippi
  • Sông Đông

Chính xác

Sông Volga là con sông lớn và là nguồn cấp nước chính cho biển Caspi. Ngoài ra, biển Caspi không nối liền tự nhiên với bất kỳ biển hay đại dương nào khác.

5. Liên Xô từng thực hiện siêu dự án kênh đào nối liền Biển Caspi với biển nào?

  • Biển Địa Trung Hải
  • Biển Đỏ
  • Biển Azov
  • Đại Tây Dương

Chính xác

Năm 1948, Liên Xô từng cho xây dựng dự án kênh đào Volga-don, giúp nối liền biển Caspi với biển Azov và biển Đen. Tàu, thuyền có tải trọng dưới 5.000 tấn có thể đi lại trên con kênh này.

Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới có tên là gì?

Hồ Baikal [31.500 km2] ở Nga là hồ nước ngọt lớn nhất tính theo thể tích, chứa 22-23% lượng nước ngọt trên bề mặt Trái Đất. Đây cũng là hồ sâu nhất hành tinh với độ sâu tối đa là 1.642 m. Ngoài ra, hồ Baikal cũng là một trong những hồ nước lâu đời và có nước trong nhất thế giới.

Hồ lớn nhất thế giới là gì?

Câu trả lời đúng là đáp án A: Biển Caspi [371.000 km2] là hồ lớn nhất thế giới. Mặc dù có cái tên dễ gây nhầm lẫn, biển Caspi thực ra là một hồ nước vì nó hoàn toàn không giáp biển. Bị kẹp giữa châu Âu và châu Á, vùng nước nội địa này giáp 4 quốc gia là Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmenistan.

hồ Baikal lớn thứ mấy thế giới?

Xét về diện tích bề mặt, đây là hồ nước lớn thứ bảy trên thế giới. Tương tự như hồ Tanganyika, hồ Baikal được hình thành từ một thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km2 [12.248 dặm vuông Anh], nhỏ hơn so với hồ Superior hay hồ Victoria.

Hồ sâu nhất Việt Nam sau bao nhiêu mét?

Từ núi cao nhìn xuống, hồ Ba Bể lọt thỏm giữa dãy núi đá vôi. Hồ co lại và bị kẹp giữa các vách đá dựng đứng. Mặt hồ trải dài 8 km, rộng từ 200 mét đến 1 km, độ sâu trung bình 17 - 23 mét, nơi sâu nhất là 29 mét.

Chủ Đề