Học chứng chỉ ngạch kế toán viên bao nhiêu năm 2024

Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ Nội vụ về ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán; Quyết định số 1578/QĐ-BTC ngày 03/7/2013 của Bộ Tài chính phê duyệt chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên và Quyết định số 1579/QĐ-BTC ngày 03/7/2013 phê duyệt chương trình bồi dưỡng kế toán viên chính;Theo chương trình chuẩn về bồi dưỡng nghiệp vụ Kế toán trưởng của Bộ Tài chính ban hành [Thông tư 199/2011/TT/BTC ngày 30/12/2011].

1. Khóa bồi dưỡng ngạch kế toán viên [mã số 06.031]

- Đối tượng: Công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp kế toán trở lên.

- Thời gian: 08 tuần [tương đương 320 tiết].

- Thời gian khai giảng: liên hệ 0822.86.58.58

- Kinh phí: 4.500.000đ/người/khóa học

- Nội dung:

Phần 1: Luật Kế toán, nguyên lý kế toán

Phần 2: Các nghiệp vụ kế toán cơ bản:

- Kế toán nghiệp vụ mua hàng

- Kế toán nghiệp vụ bán hàng

- Kế toán Tài sản cố định

- Kế toán nghiệp vụ tạm ứng, thanh toán tạm ứng

- Kế toán nghiệp vụ tiền lương

- Kế toán nghiệp vụ ngân hàng

- Xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính

Phần 3: Hóa đơn, chứng từ, Kê khai thuế, quyết toán thuế

Phần 4: Thực hành trên phần mềm kế toán

- Chứng chỉ: Cuối khóa học viên đủ điều kiện được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên

.jpg]

Chứng chỉ kế toán viên

2. Khóa bồi dưỡng ngạch kế toán viên chính [mã số 06.030]

- Đối tượng: Công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; đang hưởng lương ngạch kế toán viên chính hoặc đã có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán viên.

- Thời gian: 06 tuần [tương đương 240 tiết, bao gồm thời gian học lý thuyết, thảo luận, bài tập, đi thực tế, kiểm tra và viết báo cáo thu hoạch].

- Thời gian khai giảng: liên hệ 0822.86.58.58

- Kinh phí: 5.000.000đ/người/khóa học

- Chứng chỉ: Cuối khóa học viên đủ điều kiện được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên chính, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên chính

[đây là điều kiện bắt buộc để tham dự kỳ thi nâng ngạch công chức theo quy định tại điều 4 và điều 5 khoản 4 mục b Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ Nội vụ]

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư 77/2019/TT-BTC có quy định về chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên chuyên ngành kế toán như sau:

"Điều 7. Kế toán viên [mã số 06.031]
1. Chức trách
Kế toán viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thực hiện các công việc của một hoặc nhiều phần hành kế toán hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị.
2. Nhiệm vụ
a] Ghi chép, tính toán, tổng hợp và phân tích số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc phụ trách, cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị;
b] Tổ chức thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin thuộc phần hành, phần việc được phân công hoặc phụ trách;
c] Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;
d] Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;
đ] Tham gia nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán; các văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ nghiệp vụ kế toán."

Theo đó, ngoài việc lập báo cáo tài chính, kế toán viên còn cần đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên theo quy định của pháp luật.

Kế toán viên chuyên ngành

Kế toán viên cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về chuyên môn và trình độ?

Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư 77/2019/TT-BTC có quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệm vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với kế toán viên cụ thể như sau:

"Điều 7. Kế toán viên [mã số 06.031]
[...]
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a] Nắm vững và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;
b] Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước;
c] Biết phương pháp nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý, nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và quốc tế;
d] Biết tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị;
đ] Có khả năng tiếp thu, nắm bắt và kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a] Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
b] Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên;
c] Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
d] Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương."

Công chức muốn dự thi nâng ngạch kế toán viên cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 77/2019/TT-BTC có quy định như sau:

"5. Công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên phải đang giữ ngạch kế toán viên trung cấp và có thời gian giữ ngạch kế toán viên trung cấp hoặc tương đương từ đủ 3 năm [đủ 36 tháng] trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ ngạch kế toán viên trung cấp tối thiểu 01 năm [đủ 12 tháng], trừ trường hợp quy định tại điểm khoản 2 Điều 24 Thông tư này.
Trường hợp công chức đang giữ ngạch kiểm ngân viên [07.047], thủ quỹ kho bạc, ngân hàng [06.034], thủ quỹ cơ quan, đơn vị [06,035] thì thời gian giữ ngạch kiểm ngân viên; thủ quỹ kho bạc, ngân hàng; thủ quỹ cơ quan, đơn vị hoặc tương đương phải từ đủ 5 năm [đủ 60 tháng] trở lên."

Như vậy, vì bạn đang là kế toán viên trung cấp nên nếu muốn dự thi nâng ngạch kế toán viên thì phải có thời gian giữ ngạch kế toán viên trung cấp hoặc tương đương từ đủ 3 năm [đủ 36 tháng] trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ ngạch kế toán viên trung cấp tối thiểu 01 năm [đủ 12 tháng].

Chủ Đề