Học Luật kinh tế tại Đại học Thương mại

Chương trình

Ngành

Luật kinh tế

Thời lượng

1 tháng

Đối tượng tuyển sinh:

Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ hợp xét tuyển:

A00: Toán – Lý – Hóa

A01: Toán – Lý – Anh

D01: Toán – Văn – Anh

Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

Kiến thức:

Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm: Kiến thức về xã hội học, những nguyên lý căn bản trong quản trị doanh nghiệp và kinh doanh, thống kê thương mại, quản lý tài chính - tiền tệ, kinh tế và kinh doanh thương mại;

Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về pháp luật kinh tế, bao gồm những kiến thức về lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Hiến pháp, luật dân sự, luật hành chính, và công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế;

Kỹ năng:

Kỹ năng phân tích, phát hiện và giải quyết, tư vấn những vấn đề pháp lý về kinh tế và thương mại phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Kỹ năng hoạch định và đảm bảo nội dung pháp lý trong quản trị chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác;

Kỹ năng giao tiếp và truyền thông các vấn đề pháp lý về kinh tế và thương mại;

Kỹ năng diễn đạt các vấn đề pháp lý kinh tế và thương mại bằng văn bản và thuyết trình.

Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Luật kinh tế / chuyên ngành Luật thương mại của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại các bộ phận, cơ quan sau:

Bộ phận quản trị và chuyên gia pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;

Bộ phận thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật;

Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng khối ngành luật kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh;

Tự thành lập hoặc tham gia các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn và dịch vụ pháp lý về kinh tế và thương mại.

Nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp, ngành Luật kinh tế ra đời được rất nhiều học sinh đón nhận và theo học. Đại học Thương mại là một trong những cơ sở đào tạo ngành Luật kinh tế uy tín mà các em có thể tham khảo tại bài viết dưới đây.

Luật kinh tế là gì

1. Chuyên ngành Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là ngành học về pháp luật liên quan đến kinh tế bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

2. Chuyên ngành Luật kinh tế tại đại học Thương mại có gì?

Chuyên ngành Luật kinh tế thuộc Khoa Kinh tế – Luật trường Đại học Thương mại tiền thân là Khoa Kinh tế thương nghiệp được thành lập từ những năm 1960. Trong 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Kinh tế – Luật ngày càng khẳng định được vị trí tốp đầu trong đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế.

Sinh viên học Luật kinh tế được cung cấp những kiến thức và kỹ năng về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; có năng lực tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Các môn học then chốt phải kể đến khi học Luật kinh tế như: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng,…

Sinh viên khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh tế tại đại học Thương mại có tính độc lập, tự chủ, kỹ năng làm việc theo nhóm, có phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong hoạt động nghề nghiệp.

Sinh viên có cơ hội học liên thông sang các ngành đào tạo khác ở trình độ đại học hoặc tiếp tục học cao hơn ở bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ trong nước và nước ngoài, có đủ điều kiện để học tập, bôi dưỡng và cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, công chứng viên và các chức danh tư pháp nhà nước.

Một trong những yếu tố quan trọng để tồn tại vững chắc và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp là việc nắm rõ “bộ khung” pháp luật kinh tế. Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cần một đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư chuyên ngành về Luật kinh tế để tư vấn chiến lược, chính sách đúng đắn giúp cho hoạt động kinh doanh trôi chảy. Nhu cầu nhân lực về Luật kinh tế cũng từ đó mà tăng cao và cấp thiết. Sinh viên học ngành Luật kinh tế sẽ có nhiều cơ hội việc làm và chọn lựa công việc.

3. Điểm chuẩn Chuyên ngành Luật kinh tế tại đại học Thương mại 

4. Chuyên ngành Luật kinh tế tại ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học tại trường đại học Thương mại chuyên ngành Luật kinh tế sẽ đủ năng lực và chuyên môn tham gia ứng tuyển vào các vị trí như:

– Chuyên viên tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty và doanh nghiệp.

– Cán bộ thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư tại các công ty luật, pháp chế.

– Tư vấn pháp luật, cán bộ luật pháp, hành pháp, tư pháp tại cơ quan Nhà nước.

– Nghiên cứu giảng dạy tại các cơ sở có đào tạo ngành Luật kinh tế.

5. Tố chất cần có khi theo học chuyên ngành Luật kinh tế.

Một vài tố chất dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ xem mình có phù hợp với ngành học và công việc liên quan đến Luật kinh tế hay không

– Trí nhớ tốt để ghi nhớ các văn bản, tài liệu, bộ luật kinh tế.

– Có bản lĩnh, gan góc, năng động, hoạt ngôn.

– Cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực.

– Hứng thú với lĩnh vực kinh tế, thương mại

– Có tư duy phân tích, phản biện sắc sảo và thuyết phục

Với những thông tin về ngành Luật kinh tế tại đại học Thương mại sẽ giúp các em có sự chọn lựa đúng đắn để theo học ngành nghề mà mình yêu thích.

1. Về lịch sử đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế:

Chuyên ngành Luật thương mại tiền thân của chuyên ngành Luật kinh tế hiện nay được chính thức đào tạo ở trình độ đại học tại Trường Đại học Thương mại từ năm 2009 [từ khóa 45] đến năm 2015 [đến khoá 51]. Từ năm 2016 [tức là từ Khoá 52], chuyên ngành Luật thương mại được đổi thành chuyên ngành Luật kinh tế [thuộc ngành Luật kinh tế]. Khoa Luật thương mại được Hiệu trưởng phân cấp quản lý đào tạo chuyên ngành Luật thương mại cho đến khi Khoa Kinh tế và Khoa Luật thương mại sáp nhập thành Khoa Kinh tế - Luật theo quyết định của Hiệu trưởng.


 

 

 


2. Về mục tiêu đào tạo Chuyên ngành Luật kinh tế:

Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân luật kinh tế, chuyên ngành luật kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế và pháp luật nói chung; có năng lực chuyên môn sâu về pháp luật trong kinh tế và kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh tại doanh nghiệp và quản lý nhà nước về kinh tế. 


 

 

 

 

 


Mục tiêu cụ thể:

Về kiến thức: Chương trình cung cấp những kiến thức giáo dục đại cương cần thiết thuộc khối ngành Luật kinh tế. Có kiến thức nền về kinh tế và pháp luật hiện đại; kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh tế và kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh ở trong nước và với nước ngoài, trong quản lý nhà nước về kinh tế ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Có kiến thức căn bản để phát triển sang các ngành đào tạo khác hoặc học lên các trình độ cao hơn của Trường Đại học Thương mại và các trường đại học khác thuộc khối ngành Luật, Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong và ngoài nước.


 

 

 


Về kỹ năng: Có các kỹ năng như: kỹ năng phân tích, phát hiện và giải quyết, tư vấn những vấn đề pháp lý về kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Kỹ năng hoạch định và đảm bảo nội dung pháp lý trong quản trị chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; Kỹ năng lập, kiểm soát thể thức, nội dung pháp lý và giao kết các hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; Kỹ năng tham gia hoạch định, triển khai thực thi, giám sát, đánh giá các qui định pháp luật kinh tế trong quản lý nhà nước các cấp về kinh tế;  Nhận thức và vận dụng những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế và thông lệ tốt của nước ngoài vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn Việt Nam. Khả năng giải quyết khiếu nại, tham gia tranh tụng liên quan đến các vấn đề pháp lý về quản lý nhà nước về kinh tế các cấp và kinh doanh của doanh nghiệp; Các kỹ năng cơ bản về phương pháp công tác: Kỹ năng giao tiếp và truyền thông các vấn đề pháp lý về kinh tế; Kỹ năng diễn đạt các vấn đề pháp lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; Kỹ năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý về kinh tế.  
 


Về phương pháp: Có năng lực giao tiếp và truyền thông các vấn đề pháp lý về kinh tế; diễn đạt các vấn đề pháp lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; có khả năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý về kinh tế.
 

 

 

 


3. Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại bộ phận pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế, các cơ quan pháp chế trong hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế, các đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn pháp luật kinh tế...


 

 

 


 

Video liên quan

Chủ Đề