Học tập trải nghiệm là gì

CÂU LẠC BỘ TRỒNG NGÔ GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM

Hơn 2000 năm trước, Khổng tử đã nói:Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu. Đây được coi là một trong những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của giáo dục trải nghiệm.

Năm 1902, giáo dục trải nghiệm được đưa vào giáo dục hiện đại tại Mỹ thông qua mô hình Câu lạc bộ trồng ngô. Câu lạc bộ có mục đích dạy học sinh thực hành trồng ngô, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các công việc nhà nông thực tế. Các câu lạc bộ thực hành này không chỉ giúp học sinh áp dụng lý thuyết vào thực hành một cách trực quan, còn giúp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh vô cùng hiệu quả.

Ngày nay, UNESCO cũng đã nhìn nhận giáo dục trải nghiệm chính là tương lai của giáo dục toàn cầu trong những thập kỷ tới.

Học tập trải nghiệm là một quá trình phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ dựa trên suy nghĩ có ý thức về một trải nghiệm từng có. Do đó, người học cần có được trải nghiệm cá nhân cụ thể và chủ động lấy phản hồi từ những người xung quanh, và tự phản tư để đánh giá kiến thức, kinh nghiệm mình có được.

[Nguồn: Teaching and Learning for a sustainable future, a multimedia education programme, UNESCO, 2010]

ARKKI GIÁO DỤC SÁNG TẠO PHẦN LAN

Arkki Chương trình giáo dục sáng tạo đến từ Phần Lan là một trong những quốc gia tiên phong trên thế giới về việc sử dụng phương pháp giáo dục học thông qua trải nghiệm vì những ưu điểm vượt trội của nó:

  • Quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
  • Giúp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh
  • Học sinh sử dụng tổng hợp các giác quan, trí tuệ, cảm xúc,giúp tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn.
  • Tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học.
  • Học sinh học và rèn luyện các kỹ năng được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

Một trong những chủ đề được yêu thích nhất của các lớp học Arkki trong mùa CoVid vừa qua là dự án Căn phòng mơ ước.

Những học sinh tiểu học được hướng dẫn làm một căn phòng theo sở thích của riêng mình với đầy đủ những thành phần [có thể khác biệt nhất] mà mình mong muốn.

Mục tiêu của dự án là giúp học sinh hiểu được khái niệm tỷ lệ và mối liên hệ giữa tỷ lệ người và không gian quanh họ. Các kiến thức về STEAM sẽ được học sinh áp dụng và hiểu một cách tự nhiên nhất qua trò chơi mà bất kỳ một đứa trẻ nào cũng háo hức tham gia.

Việc lên ý tưởng, thiết kế và dựng mô hình căn phòng mơ ước chính là quá trình học qua trải nghiệm. Việc bắt tay vào làm sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức đã học, làm quen với việc thử nghiệm và tự đánh giá đúng, sai, học hỏi được từ những sai lầm cũng như nhận biết được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế [nếu có].

Ngoài ra, với phương pháp tiếp cận tích cực, học sinh được khuyến khích đưa ra các giải pháp hoặc ý tưởng khác nhau và cùng thảo luận nhưng không so sánh hay xếp hạng mà tôn trọng sự khác biệt. Do vậy, học sinh ngoài việc được áp dụng, thử nghiệm các kiến thức vào thực tế, học sinh còn được trải nghiệm các kỹ năng phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, trong mỗi dự án Arkki. Học thông qua thử nghiệm, rút kinh nghiệm và tiếp tục phát triển hoàn thiện sản phẩm là một trong những phương pháp giúp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh hiệu quả

Mỗi một dự án của Arkki đều dựa trên phương pháp thực hành này và đều cân bằng các yếu tố vui chơi, sáng tạo và động lực thành công.

Tác giả: Huyền Phạm

SHARE ONFacebookTwitterLinkedIn

Video liên quan

Chủ Đề