Học viện pvf ở đâu

Khác với trước đây PVF là lò đào tạo trẻ hàng đầu bóng đá Việt Nam khi “nuôi” cầu thủ đến 19 tuổi là sẽ chuyển về các đội bóng khác và không giữ lại lực lượng cho mình để tranh đua thành tích ở đẳng cấp cao hơn, từ năm nay, trung tâm đặt tại tỉnh Hưng Yên này sẽ thay đổi, tạo ra hướng đi mới vươn tầm cao hơn, thay vì chỉ giới hạn thông qua thành tích giải trẻ. Đó là ý kiến ông Vũ Tiến Thành, Giám đốc khối bóng đá của Trung tâm PVF, sau khi trận chung kết U.19 kết thúc vào ngày 15.4 vừa qua.

'Máy cày' ở giải U.19, chạy 10km/trận là tương lai của bóng đá Việt Nam

Ông Thành cho biết nếu xét về cấp độ trẻ, PVF đã đạt khá nhiều danh hiệu trong gần chục năm qua từ U.15 - U.19. Điều đó được Tập đoàn Văn Lang khi nhận chuyển giao từ Vingroup sẽ tiếp tục duy trì ổn định để lứa trẻ chứng minh năng lực thông qua quá trình đào tạo, cọ xát trận mạc ở tất cả các giải trẻ trong hệ thống thi đấu quốc gia. Nhưng hướng đi mới và cũng là cái khác cơ bản so với trước đây là đầu ra của các cầu thủ PVF. Vài năm trước, khi đến 19 tuổi, tốt nghiệp khóa đào tạo 5 hoặc 7 năm là họ sẽ được chuyển giao về cho các đội bóng chuyên nghiệp hoặc hạng nhất như Hà Đức Chinh, Bùi Tiến Dụng, Huỳnh Công Đến, Lê Văn Đô về Đà Nẵng, Trương Văn Thái Quý, Hồ Minh Dĩ, Lê Văn Xuân, Nguyễn Hồng Sơn... về Hà Nội. Lý do là PVF khi đó không có chủ trương giữ đội để thi đấu ở giải chuyên nghiệp V-League và hạng nhất nên xác định chuyển giao đầu ra.

Thanh Nhàn, niềm hy vọng lớn của PVF và của bóng đá Việt Nam

Khả Hòa

Nhưng lần này, theo tính toán của ông Vũ Tiến Thành đã báo cáo lên lãnh đạo Tập đoàn Văn Lang: đội vừa vô địch U.19 sẽ được giữ lại toàn bộ, tập trung tiếp tục chuẩn bị tham dự giải bóng đá hạng nhì quốc gia sắp khai diễn từ 9.5 tới, cố gắng giành thành tích tốt thăng hạng nhất năm 2022, quyết tâm lập kỷ lục của bóng đá Việt Nam là đội U.19 duy nhất tự thi đấu thăng hạng chơi chuyên nghiệp.

Làm được điều này, PVF sẽ xây dựng lại hình ảnh đội bóng phát triển mạnh mẽ hơn với đầu ra do chính mình quản lý và khi được đá chuyên nghiệp sẽ tiến hành ký hợp đồng chuyên nghiệp cho các cầu thủ theo đúng quy chế bóng đá chuyên nghiệp của VFF. Các cầu thủ được chơi bóng với nhau trong nhiều năm, quen thuộc từng đường bóng, cách đá, sự thấu hiểu nhau trên sân lẫn ngoài đời sẽ tạo nên một đội bóng có sức mạnh đoàn kết, khát vọng tuổi trẻ và sẽ đi theo con đường như lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn của HAGL duy trì như hiện nay. Ông Thành cho rằng thay vì xé lẻ họ ra, đưa về các CLB khác rất dễ làm thui chột tài năng do cách sử dụng khác nhau, việc giữ lại thành một tập thể như cách U.19 vừa lên ngôi sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ giúp cho PVF giải quyết đầu ra một cách ổn định và hợp lý, tạo nên sức bật cho tập thể trẻ trung này. Đó mới là cách chứng minh năng lực của đội U.19 nói riêng và PVF nói chung trong chất lượng đào tạo, xứng danh là trung tâm hàng đầu của Việt Nam.

Niềm vui chiến thắng của cầu thủ PVF

Khả Hòa

26 cầu thủ vừa tham dự VCK U.19 lên tuyển U.18

HLV Troussier vừa đệ trình danh sách lên VFF gọi 38 tuyển thủ U.18 [có 4 thủ môn] sẽ tập trung từ ngày 18.4 tới tại Trung tâm đào tạo VFF. Trong số này có 26 cầu thủ vừa tham dự VCK U.19 của PVF [6 cầu thủ], SLNA [6], Học viện NutiFood [5], Hà Nội [4], HAGL [4] và 1 cầu thủ của An Giang là chân sút Bùi Vĩ Hào. 12 cầu thù còn lại gồm của Viettel [8], Thanh Hóa [3], Nam Định [1]. Ông Troussier cho biết đây là lứa cầu thủ tốt nhất qua quan sát đánh giá của ông từ vòng loại đến VCK U.19. Trong số này có 28 cầu thủ sinh năm 2003 và 10 cầu thủ sinh năm 2004. Những cái tên nổi bật tại VCK U.19 vừa rồi như Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Quốc Việt, Đinh Xuân Tiến, Nguyễn Đức Phú, Trần Kỳ Anh, Trần Ngọc Sơn, Cao Hoàng Minh, Nguyễn Xuân Bắc, Hồ Văn Cường, Nguyễn Anh Tú, Nguyễn Thái Quốc Cường... đều có mặt. T.K

Tin liên quan

Goal10 thg 1, 2022 09:13+00:00

Không sở hữu bất kỳ đại diện nào tham dự V.League 1 hay V.League 2, song PVF vẫn gây được tiếng vang lớn nhờ những sản phẩm mà họ đào tạo ra.

Tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ Đầu tư và Phát triển Tài năng Bóng đá Việt Nam [PVF] vẫn đang được xem là một trong những lò đào tạo trẻ hàng đầu Việt Nam. Điều này đã được thể hiện qua chất lượng đầu ra mà họ cung cấp cho các đội bóng chuyên nghiệp qua các năm.

Ngoài một số ngôi sao như Hà Đức Chinh hay Trương Văn Thái Quý, còn những học viên PVF nào cũng đã từng tỏa sáng tại V.League trong những mùa giải qua? Hãy cùng Goal Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • Sau khi tốt nghiệp lò PVF, Phan Văn Biểu đã được SHB Đà Nẵng chiêu mộ hồi năm 2018. Anh ngay lập tức được điều chuyển sang Đồng Tháp tại giải hạng Nhất nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm.

    Một năm sau, người gác đền gốc Hà Tĩnh trở về SHB Đà Nẵng để sắm vai dự bị. Anh cũng đã có 6 lần ra sân tại V.League năm đó, đồng thời được HLV Park Hang-seo điền tên vào danh sách cầu thủ tham dự SEA Games 2019 theo suất dự phòng.

    Đến mùa giải 2020, sự xuất hiện của tuyển thủ ĐT Việt Nam Nguyễn Tuấn Mạnh đã khiến Văn Biểu chỉ còn là ưu tiên thứ 3 cho vị trí thủ môn. Mặc dù vậy, với tuổi đời con trẻ, anh vẫn được xem là tương lai của đội bóng sông Hàn.

  • Nhờ bảng thành tích đồ sộ tại các giải đấu trẻ, Võ Nguyên Hoàng đã được CLB Sài Gòn mượn từ PVF hồi giữa mùa giải 2020.

    Với thể lực, thể hình và sức càn lướt không thua kém bất kỳ đàn anh nào, chân sút gốc Đồng Tháp đã được HLV Vũ Tiến Thành tin dùng trong một vài trận đấu tại V.League 2020. Thực tế, Nguyễn Hoàng đã thể hiện khá tốt trong những lần được trao cơ hội và cũng đã bỏ túi cho mình một pha làm bàn.

    Cuối năm 2021, anh về thi đấu tại VCK U21 Quốc gia trong màu áo U21 PVF Hưng Yên và cũng đã thể hiện khá tốt.

  • Xuất thân là một tiền đạo, nhưng Nguyễn Vũ Tín đã được kéo xuống thi đấu ở hàng tiền vệ.

    Trưởng thành từ lò PVF, Vũ Tín sau đó đã gia nhập CLB Hà Nội và lập tức được đội bóng Thủ đô điều chuyển sang CLB Sài Gòn hồi năm 2017.

    Trong 4 mùa giải phục vụ đội bóng Sài thành, cầu thủ gốc Quảng Ngãi được sử dụng như một phương án chiến lược. Anh đã ra sân 44 trận và ghi được 4 bàn thắng tại V.League.

    Kết thúc mùa giải 2020, Vũ Tín đã trở về CLB Hà Nội.

  • Nguyễn Hồng Sơn được CLB Hà Nội chiêu mộ hồi năm 2018, nhưng lại không được trao nhiều đất diễn trong mùa giải đầu tiên tại V.League.

    Mãi đến giữa mùa giải 2019, thời lượng ra sân của tiền vệ gốc Quảng Bình đã được cải thiện đáng kể sau khi anh chuyển sang khoác áo Quảng Nam theo dạng cho mượn.

    Hồng Sơn tiếp tục tin dùng tại V.League 2020 và cũng đã phần nào chứng tỏ năng lực của mình. Mặc dù vậy, anh vẫn không thể giúp Quảng Nam thoát khỏi cảnh xuống hạng.

    Sau khi mãn hợp đồng cho mượn, tiền vệ sinh năm 2000 đã trở về đội bóng chủ quản Hà Nội. Cuối năm 2021, anh gia nhập Sài Gòn.

  • Kể từ thời điểm đầu quân cho SHB Đà Nẵng hồi năm 2016, Thanh Thịnh đã liên tục cho thấy những bước tiến bộ đáng kể của mình qua từng mùa giải. Nhờ điều này, cầu thủ gốc Quảng Nam đã nhanh chóng xây chắc vị trí của mình nơi hành lang cánh trái của đội bóng sông Hàn.

    Đến mùa giải 2020, Thanh Thịnh lại dành phần lớn thời gian để hồi phục chấn thương. Tuy nhiên, anh sau đó trở lại mạnh mẽ và cũng đã tham dự AFF Cup 2020.

  • Bùi Tiến Dụng từng được xem là tương lai nơi tuyến giữa của bóng đá Việt Nam. Anh bắt đầu nổi lên sau chiến tích giành vé dự U20 World Cup của U19 Việt Nam hồi năm 2016.

    Ở cấp độ CLB, Tiến Dụng từng trải qua hai mùa giải thi đấu tại Than Quảng Ninh theo dạng cho mượn. Sau đó, anh gia nhập SHB Đà Nẵng và nổi lên ở một vai trò hoàn toàn mới - vị trí trung vệ.

    Trước thềm mùa giải 2022, anh chuyển sang đầu quân cho Hải Phòng.

  • Lê Văn Xuân là sản phẩm của khóa 2 lò PVF. Sau khi tốt nghiệp, anh đã được chuyển giao cho CLB Hà Nội.

    Sau màn trình diễn ấn tượng ở đội trẻ Hà Nội và sau đó là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại giải hạng Nhất, Văn Xuân đã trở về Hà Nội nhằm đảm nhiệm vị trí mà Đoàn Văn Hậu để lại.

    Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, song cầu thủ gốc Thanh Hóa vẫn biết cách hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình qua từng trận đấu. Anh cũng đã cùng ĐT Việt Nam tham dự AFF Cup 2020.

  • Tốt nghiệp khóa 1 PVF, Ngô Tùng Quốc sau đó đã gia nhập SHB Đà Nẵng hồi năm 2016, nhưng không được trao cơ hội. Phải đến đi chuyển sang đầu quân cho Cần Thơ, tài năng của hậu vệ gốc Khánh Hòa mới bắt đầu được NHM biết đến.

    Sau khi đội bóng Tây Đô rớt hạng, Tùng Quốc đã được đội bóng giàu tham vọng TP.HCM chiêu mộ hồi năm 2019. Đến nay, cầu thủ từng được triệu tập lên ĐT Việt Nam trước thềm Asian Cup 2019 vẫn đang thể hiện khá ổn định tại đội bóng Sài thành.

  • Giống như nhiều học viên khác tốt nghiệp khóa 1 lò PVF, Trương Văn Thái Quý cũng đã được Than Quảng Ninh mượn năm 2016. Một năm sau, tiền vệ gốc Quảng Trị đã được CLB Hà Nội mua về.

    Tại đội bóng Thủ đô, Thái Quý chủ yếu được sử dụng như một quân bài chiến lược ưu thích của HLV Chu Đình Nghiêm. Thực tế, anh cũng đã đôi lần tỏa sáng sau khi được tung vào sân. Trong quãng thời gian thuộc biên chế Hà Nội, tiền vệ sinh năm 1997 đã hai lần vô địch V.League.

    Ở cấp độ đội tuyển, Thái Quý cũng là một cái tên quen thuộc tại các đội trẻ Việt Nam. Anh chính là thành viên của U23 Việt Nam giành hạng nhì tại VCK U23 châu Á 2018.

  • Hà Đức Chinh là người của Than Quảng Ninh trong mùa giải đầu tiên anh thi đấu tại V.League. Một mùa sau, cầu thủ sinh năm 1997 gia nhập SHB Đà Nẵng.

    Nhờ chiến tích giành vé dự U20 World Cup, chân sút gốc Phú Thọ đã được đội bóng sông Hàn trao rất nhiều cơ hội tại V.League 2017. Anh đã ra sân 23 trận và ghi được 6 bàn thắng xuyên suốt mùa giải năm đó.

    Những năm tiếp theo, Đức Chinh vẫn được thường xuyên tin dùng cho một vị trí nơi hàng tấn công. Mùa giải 2020, mặc dù gặp đôi chút vấn đề về sức khỏe, song anh vẫn được ra sân 14 lần và bỏ túi 4 bàn thắng.

Video liên quan

Chủ Đề