Hội đồng xét xử gồm bao nhiêu người

Thành phần hội đồng xét xử...Thành phần hội đồng xét xử vụ việc dân sự mới nhất theo Bộ luật tố tụng dân sự...hội đồng xét xử phúc thẩm

Kiến thức cho bạn

Thành phần hội đồng xét xử vụ việc dân sự mới nhất theo Bộ luật tố tụng dân sự 

Kiến thức của Luật sư

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành quy định về thành phần hội đồng xét xử giải quyết vụ việc dân sự [gồm vụ án dân sự và việc dân sự] sẽ bao gồm như sau:

1. Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự như sau:

  • Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 [Điều 65: Xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn] của Bộ luật này. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
  • Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
  • Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.

2. Thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tại điều 64 gồm:

  • Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này [Điều 65: Xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn]

Thành phần hội đồng xét xử

3. Thành phần hội đồng xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

Gồm:

     “Điều 65. Xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

     Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.”

4. Thành phần hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự 

Điều 66 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

“Điều 66. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự

     1. Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

     2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.”

5. Thành phần giải quyết việc dân sự theo quy định

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thành phần giải quyết việc dân sự gồm:

  • Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 4 và khoản 5 Điều 31, khoản 2, 3 và 4 Điều 33 của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự do tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết.
  • Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do một Thẩm phán giải quyết.
  • Thành phần giải quyết yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2 Điều 31 của Bộ luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

Bài viết tham khảo:

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thành phần hội đồng xét xử vụ việc dân sự mới nhất theo Bộ luật tố tụng dân sự . Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: . Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng.

  Liên kết ngoài tham khảo:

Hiện nay, việc các bên tranh chấp muốn nhờ tòa án xét xử và giải quyết tranh chấp của mình bằng bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành đã trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi tòa án thực hiện việc xét xử vụ án sẽ dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử [xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm]. Theo đó, cấp xét xử đầu tiên khi tiến hành giải quyết một vụ án chính là cấp xét xử sơ thẩm. Vậy, hội đồng xét xử sơ thẩm là gì? hội đồng xét xử sơ thẩm gồm những ai? Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về hội đồng xét xử sơ thẩm gồm những ai thì đừng bỏ lỡ bài viết chúng tôi cung cấp dưới đây.

Hội đồng xét xử sơ thẩm

Sơ thẩm tố tụng hình sự được xác định là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, Loại tài liệu chứng cứ của vụ án do cơ quan điều tra truy tố thu thập trong quá trình điều tra đều được xem xét một cách công khai tại phiên tòa hình sự, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau được tranh luận chất và những điều mà tại cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện.

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa xem xét, giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị cáo hoặc các bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp cũng như các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa,  trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra công khai tòa án ra bản án xác định bị cáo có tội hay không có tội nếu bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội thì đó là tội gì được quy định tại điều khoản nào của bộ luật hình sự.  Bên cạnh đó, ngoài việc ra bản án Tòa án còn có các quyền ra các quyết định cần thiết nhằm giải quyết vụ án như quyết định đình chỉ vụ án quyết định tạm đình chỉ vụ án… Bản án, quyết định Sơ Thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo kháng nghị theo quy định của pháp luật.  Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị trong thời hạn luật định thì có hiệu lực pháp luật nhưng nếu bị kháng cáo kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. 

Hội đồng xét xử sơ thẩm được hiểu là một hội đồng gồm các thẩm phán và các hội thẩm nhân dân do tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án.

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa xem xét, giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị cáo hoặc các bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp cũng như các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện xét xử tại tòa cấp sơ thẩm sẽ do hội đồng xét xử sơ thẩm tiến hành việc xét xử. Vậy, hội đồng xét xử sơ thẩm gồm những ai?

Theo quy định tại Điều 254, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về Thành phần Hội đồng xét xử thì hội đồng xét xử sơ thẩm gồm:

  • Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
  • Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

Hiện nay, pháp luật quy định khá chặt chẽ về sự có mặt của hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:

  • Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
  • Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
  • Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến hội đồng xét xử sơ thẩm gồm những ai. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn hội đồng xét xử sơ thẩm gồm những ai. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về hội đồng xét xử sơ thẩm và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến vấn đề này cũng như trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Văn phòng: [028] 777.00.888

Mail:

Video liên quan

Chủ Đề