Hồi hộp tim đập nhanh là bệnh gì

Ngủ dậy tim đập nhanh là tình trạng rất phổ biến hiện nay chủ yếu do căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya, chế độ dinh dưỡng kém,… Bên cạnh đó, một số trường hợp rối loạn nhịp tim còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng.

1. Nguyên nhân ngủ dậy nhịp tim nhanh

Nếu khi ngủ dậy dù là ngày hay đêm, bạn cảm nhận thấy nhịp tim nhanh một cách bất thường. Đôi khi còn đi kèm với tình trạng đánh trống lồng ngực, mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh có thể kể đến là:

Căng thẳng, lo âu

Những người thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, áp lực, stress kéo dài, rối loạn cảm xúc, lo lắng sẽ kích thích cơ thể giải phóng các hormone vào máu khiến tim đập nhanh sau khi ngủ dậy. Ngoài tình trạng rối loạn nhịp tim, người bệnh còn có thể xuất hiện triệu chứng khó thở, thở gấp, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,…

Căng thẳng, lo âu là một trong những lý do khiến tim đập nhanh khi thức giấc

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ. Trước khi ngủ, nếu bạn ăn quá nhiều, đặc biệt là khi về đêm sẽ khiến các cơ quan lại phải tiếp tục làm việc để tiêu hóa hết thức ăn. Điều này dẫn đến tình trạng tim đập nhanh khi thức giấc. Ăn thực phẩm giàu đường cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng. Khi đó, cơ thể sẽ tiết hormone khiến tim đập nhanh.

Sử dụng các chất kích thích

Việc uống nước ngọt, nước có gas, rượu, bia hoặc đồ uống có nồng độ cồn, sử dụng chất kích thích, cà phê, nước trà,… có thể gây ra tình trạng tim đập không đều. Đi kèm có thể là tình trạng hồi hộp, bồn chồn, khó ngủ, đánh trống lồng ngực.

Ngoài ra, các chất kích thích còn có thể gây mất nước. Điều này cũng có thể gây rối loạn nhịp tim và thường xuyên có cảm giác khác nước, khô miệng, giảm tần suất, lưu lượng nước tiểu.

Ác mộng

Những người gặp ác mộng hoặc bị bóng đè khi ngủ sẽ có cảm giác sợ hãi. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng và tiết nhiều mô hôi, run rẩy, tăng nhịp tim. Nếu nguyên nhân ngủ dậy tim đập nhanh là do vấn đề này thì sau khi thức dậy, bạn cố gắng giữ bình tĩnh, ngồi dậy một lúc tình trạng sẽ ổn hơn.

Gặp ác mộng hoặc bị bóng đè sẽ gây ra tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh và mạnh

Thay đổi nội tiết tố

Một số thời điểm như chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh ở nữ giới khiến cho nồng độ hormone estrogen và progesterone thay đổi. Điều này cũng được xem là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ dậy tim đập nhanh.

Thiếu ngủ

Người gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể bị tăng nhịp tim khi thức dậy. Ngoài ra, thiếu ngủ kéo dài còn dẫn đến mất tập trung, mệt mỏi, uể ỏa và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Thiếu máu

Khi lượng hồng cầu trong máu thấp do thiếu máu sẽ khiến oxy không đủ cung cấp cho các cơ quan. Lúc này tim cần phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho các hoạt động trong cơ thể. Hơn nữa, khi ngủ dậy, cơ thể sẽ tự động kích hoạt hệ thống thần kinh. Điều này sẽ làm hệ thống tim mạch hoạt động mạnh mẽ hơn, nhịp tim cũng sẽ nhanh hơn bình thường.

Rung nhĩ

Rung nhĩ là một dạng của chứng rối loạn nhịp tim. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy tim, đột quỵ, nặng nhất là tử vong. Đặc trưng của bệnh rung nhĩ là sự co bóp không đều và quá mức của tâm nhĩ. Nếu ở người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 - 100 nhịp/phút thì bệnh nhân bị rung thất có nhịp tim từ 150 - 200 nhịp/phút.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ Glucose trong máu thấp hơn so với bình thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bị hạ đường huyết có thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Hồi hộp, lo âu, khó chịu, dễ nóng nảy, mất kiên nhẫn.
  • Đồ mồ hôi, ớn lạnh, tay chân run rẩy.
  • Tim đập nhanh, chóng mặt, cơ thể yếu hoặc cảm giác không có năng lượng.
  • Ngứa ran người hoặc tê môi, lưới, má.
  • Tình trạng nặng có thể dẫn đến co giật, hôn mê.

Ngủ dậy thấy tim đập nhanh có thể là biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết

2. Làm thế nào để kiểm soát tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh?

Nếu khi ngủ dậy, bạn thấy có hiện tượng tim đập nhanh thì có thể kiểm soát bằng các phương pháp sau:

  • Hít thở sâu: Việc ngồi thư giãn và tập trung vào hơi thở sẽ giúp bạn giảm suy nghĩ lo lắng, căng thẳng. Đồng thời, hít thở sâu sẽ giúp cơ thể lấy được nhiều oxy hơn và nhanh chóng ổn định lại nhịp tim.
  • Uống nước: Bổ sung nước là cách để bạn cân bằng dung môi và các chất điện giải trong cơ thể. Nhờ đó cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Ngồi hoặc đứng dậy đi lại: Khi bạn chuyển tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng sẽ kích thích hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Đây là cách để cơ thể kiểm soát tâm trạng lo lắng, sợ hãi đồng thời thư giãn tinh thần. Vì vậy sẽ cải thiện được tình trạng tim đập nhanh khi mới thức dậy.

Để hạn chế tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể thư giãn, hạn chế áp lực, căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh kéo dài và ngày càng có xu hướng nặng hơn thì bạn cần phải đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra xem có phải do bệnh lý hay không, từ đó lên phương án điều trị kịp thời.

Hiện nay, chuyên khoa Tim mạch thuộc các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín để bạn kiểm tra các vấn đề liên quan đến tim mạch. Tại đây, khách hàng sẽ được các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, tận tình thăm khám, kiểm tra sức khỏe. Hơn nữa, với hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế sẽ giúp khách hàng có thể thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm một cách nhanh chóng với độ chính xác cao.

Thăm khám và kiểm tra sức khỏe khi tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài

Mọi thông tin cần được tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến MEDLATEC thông qua hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn kịp thời.

Chủ Đề