Hồn thiêng sông núi là gì

Người dân Phú Thọ và du khách thập phương về dâng hương tại Đền Hùng

Từ nhiều năm nay, cứ đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ông Chu Xuân Hiền, 65 tuổi đến từ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ lại cùng vợ thu xếp công việc gia đình để đến với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Cảm xúc lần nào cũng vậy, bồi hồi xen lẫn tự hào khi về với đất Tổ, dù bận đến đâu, vợ chồng tôi cũng thu xếp để về thắp hương tiên tổ, bày tỏ lòng thành kính, tri ân các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, ông Hiền cho biết.

Bà Hoàng Thị Ngát, 72 tuổi, đến từ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh được các con, cháu đưa lên Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Tuổi đã cao, nhưng bà Ngát vẫn cố gắng leo đủ 495 bậc đá, qua Đền Hạ, Đền Trung để lên Đền Thượng, nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh

Tôi cố gắng để lên đến tận Đền Thượng, thắp nén tâm nhang, tưởng nhớ công lao của Đức Quốc Tổ trong việc xây dựng non sông, gấm vóc như hôm nay. Đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống dựng nước hào hùng của dân tộc Việt Nam ta", bà Ngát chia sẻ.

Người dân, du khách đến với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng trong ngày Giỗ Tổ.

Còn ông Trần Văn Khôi, 70 tuổi, ngụ TP. Cần Thơ - người đã vượt hàng ngàn cây số để lên với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chia sẻ : Hằng năm, cứ vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, tại một số điểm thờ Vua Hùng ở Cần Thơ và các tỉnh phía Nam cũng các các hoạt động dâng hương, Giỗ Tổ, tôi đều tham gia. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Cảm giác linh thiêng, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, sợi dây liên kết của nghĩa tình đồng bào, của nguồn cội sẽ mãi là những ký ức không bao giờ quên, ông Khôi xúc động.

Về với Đền Hùng, con Lạc cháu Hồng và du khách thập phương không chỉ tĩnh tâm, thành kính dâng nén tâm hương để tri ân công đức tiền nhân mà còn được trải nghiệm trong không gian văn hóa, lắng đọng trong hồn thiêng sông núi.

Năm nay, Giỗ Tổ diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 nên không tổ chức phần Hội mà chỉ tổ chức phần Lễ. Quốc giỗ được tổ chức gọn gàng trong những nghi lễ nghiêm trang, thành kính. Nhưng luôn có một giá trị bất biến, dù ngày Quốc giỗ được tổ chức với quy mô, hình thức như thế nào thì vẫn luôn là những giá trị văn hóa được vun đắp qua nhiều thế hệ. Ngày Giỗ Tổ năm nay, mỗi con dân nước Việt lại thêm một lần tự hào về những giá trị đó, cùng chung tay đoàn kết, xây dựng quê hương.

Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giày tỉnh Phú Thọ lần VIII năm 2021 được tổ chức tại sân Trung tâm Lễ hội Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Trình diễn Hát xoan phục vụ du khách trong hành trình về với Đất Tổ cội nguồn [ngày 19/4]

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2021 do tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức. Bên cạnh các nghi lễ truyền thống, để tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19, phần hội chỉ có một số hoạt động văn hóa dân gian. Chương trình nghệ thuật Linh thiêng nguồn cội-Đất Tổ Hùng Vương diễn ra tối 20/4 đã tôn vinh 2 di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ; giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, cảnh sắc, thiên nhiên con người quê hương Đất Tổ. Ngay sau Chương trình nghệ thuật là màn bắn pháo hoa nghệ thuật tầm cao lung linh, rực rỡ tạo không khí tưng bừng, góp vào thành công chung của các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021.

Trong ngày 21/4/2021 [tức ngày mồng 10/3 âm lịch, ngày giỗ Tổ], Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đón trên 20.000 du khách.


Giỗ Tổ Hùng Vương - Hội tụ sức mạnh văn hóa tâm linh của người Việt

Video liên quan

Chủ Đề