Hướng dẫn hạch toán chi nhánh độc lập

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Tất yếu, dẫn đến việc hình thành các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện,… Khi quyết định thành lập các chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Trong bài viết này, Đại lý thuế Việt An xin được chia sẻ cho quý khách hàng các thông tin liên quan đến việc kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán độc lập.

Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Chi nhánh hạch toán độc lập được hiểu là:

  • Một tổ chức kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính;
  • Có tư cách pháp nhân, có điều lệ hoạt động, mã số thuế, con dấu và tài khoản riêng;
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn riêng;
  • Bộ máy kế toán tại chi nhánh hạch toán độc lập phải chủ động theo dõi và ghi sổ mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế;
  • Kê khai thuế môn bài, thuế GTGT, Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế chủ quản của chi nhánh đó;
  • Lập Báo cáo tài chính cho năm tài chính tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh đó;
  • Công ty mẹ sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.

Cách kê khai thuế môn bài

Theo điều 17 thông tư 156/2013/TT/BTC quy định như sau:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

  • Do đó, chi nhánh hạch toán độc lập kê khai và nộp thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

Cách kê khai thuế giá trị gia tăng [GTGT]

Đăng ký nộp thuế theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương nơi sản xuất.Khi điều chuyển thành phấm, bán thành phẩm [kể cả xuất cho trụ sở chính] phải sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương sản xuất.

Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân [TNCN]

Kê khai và nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chi nhánh.

Cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN]

Chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh.

Một số câu hỏi thường gặp

Chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không?

Theo luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Chi nhánh được thực hiện chức năng kinh doanh với ngành nghề phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính của doanh nghiệp. Mặc dù được thành lập hợp pháp và có con dấu riêng, tài khoản riêng nhưng chưa độc lập về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính tham gia quan hệ pháp luật nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nên lựa chọn chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc?

Việc thành lập chi nhánh độc lập hay phụ thuộc tùy thuộc vào nhu cầu, tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp. Mỗi một loại hình đều có ưu nhược điểm riêng khi lựa chọn. Doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình của công ty.

Công ty mẹ có được chuyển tiền để thanh toán các khoản nợ của chi nhánh hạch toán độc lập không?

Chi nhánh hạch toán độc lập là một tổ chức kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính; Có tư cách pháp nhân, có điều lệ hoạt động, mã số thuế, con dấu và tài khoản riêng. Do đó, trụ sở chính chuyển tiền cho chi nhánh để thanh toán tiền hàng là không hợp lý. Tuy nhiên, nếu là hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính thì trụ sở chính có thể chuyển tiền thanh toán cho chi nhánh.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thêm các dịch vụ của Đại lý thuế Việt An như thủ tục kê khai thuế, đăng ký thuế xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Khi chuyển hàng hóa cho chi nhánh, khi chi nhánh bán hàng hóa thì hạch toán như thế nào? Bài viết này CÔNG TY DỊCH VỤ TRÁI ĐẤT xin hướng dẫn cách hạch toán chi nhánh phụ thuộc với Công ty theo Thông tư 200.

  1. Xuất hàng cho chi nhánh có phải xuất hóa đơn.

Theo Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:

"2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương [tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương] để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:

  1. Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
  2. Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ;Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.

    Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hoá gửi bán [gọi chung là cơ sở giao hàng] để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng. Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất. Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho. Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT."NHƯ VẬY:Khi xuất hàng cho chi nhánh thì phải lập hóa đơn [hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ nhưng vẫn phải lập hóa đơn GTGT].Lưu ý:Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ các bạn sử dụng và quản lý như hóa đơn GTGTnhé [phát hành, báo cáo tình hình sử dụng …]. Các bạn có 2 cách để sử dụng đó là: - Làm công văn lên thuế để mua. - Tự đặt in theo mẫu quy định trong Thông tư 39. Nhớ là trước khi sử dụng phải làm công văn thông báo phát hành gửi lên thuế.

    II. Khi chi nhánh bán hàng phải xuất hóa đơn:

Theo điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, ngày 27/02/2015: “Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.”

III. Cách kê khai thuế GTGT: - Tại Công ty: Kê khai những hóa đơn xuất cho chi nhánh như bán hàng bình thường - Tại chi nhánh: Kê khai những hóa đơn mà công ty xuất cho như những hóa đơn đầu vào bình thường, kê khai những hóa đơn bán ra như bình thường.

IV. Cách hạch toán chi nhánh hạch toán phụ thuộc: - Các bạn theo dõi qua 2 tài khoản đó là: Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ và Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với các chi nhánh hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp. Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ: Phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán [sau đây gọi là đơn vị hạch toán phụ thuộc]; Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau. Cách hạch toán chi nhánh phụ thuộc sẽ có 2 trường hợp cụ thể như sau:

1. Trường hợp không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệp, chỉ ghi nhận doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài:

  1. Kế toán tại đơn vị bán [Tại Công ty]: - Khi xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn GTGT, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ [giá vốn] Có các TK 155, 156 Có TK 3331 - Khi nhận được thông báo từ chi nhánh là sản phẩm, hàng hóa đã được tiêu thụ ra bên ngoài, Công ty ghi nhận doanh thu, giá vốn: + Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có 136 - Phải thu nội bộ. + Phản ánh doanh thu, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Khi nhận được tiền từ chi nhánh nộp lên, ghi: Nợ các TK 111, 112,... Có TK 136 - Phải thu nội bộ [1368]. - Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối tượng, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ [3368] Có TK 136 - Phải thu nội bộ [1368].
  1. Kế toán tại đơn vị mua [Chi nhánh] - Khi nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do Công ty chuyển đến, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan, ghi:

Nợ các TK 155, 156 [giá vốn] Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có] Có TK 336 - Phải trả nội bộ. - Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ra bên ngoài, kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường. - Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp hạch toán đến kết quả kinh doanh sau thuế, kế toán phải kết chuyển doanh thu, giá vốn cho đơn vị cấp trên: + Kết chuyển giá vốn, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. + Kết chuyển doanh thu, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 336 - Phải trả nội bộ. - Khi trả tiền cho Công ty, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Có các TK 111,112,...

2. Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 136 - Phải thu nội bộ Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [bán hàng nội bộ] Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. - Ghi nhận giá vốn hàng bán như giao dịch bán hàng thông thường. - Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối tượng, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ [3368] Có TK 136 - Phải thu nội bộ [1368]

Lưu ý: Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136 "Phải thu nội bộ", tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" với các đơn vị cấp dưới có quan hệ theo từng nội dung thanh toán. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị cấp dưới có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản 136 “Phải thu nội bộ" và tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" [theo chi tiết từng đối tượng]. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì nộp tờ khai gì?

Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính. Nếu chi nhánh ở khác tỉnh thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

Làm sao biết chi nhánh độc lập hay phụ thuộc?

Nếu chỉ nộp các Tờ khai thuế môn bài, thuế GTGT, TNCN thì là Chi nhánh phụ thuộc..

Nếu ngoài các Tờ khai trên còn nộp Tờ khai Quyết toán thuế TNDN, Báo cáo tài chính thì là Chi nhánh độc lập..

Chi nhánh hạch toán độc lập như thế nào?

Chi nhánh hạch toán độc lập là gì? Là chi nhánh có đơn vị kế toán hoạt động hoàn toàn độc lập với công ty chủ quản [trụ sở chính]. Chi nhánh tự xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế, chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNDN và báo cáo tài chính [BCTC] cuối năm tại chi nhánh.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hạch toán như thế nào?

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được thành lập theo hình thức hoạch toán thuế phụ thuộc, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền [Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13].

Chủ Đề