Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương

Ly hôn là việc hệ trọng của một đời người, nên việc ly hôn đơn phương lại khó khăn, phức tạp hơn so với ly hôn thuận tình. Khó khăn hơn bởi vì người không đồng ý ly hôn nếu họ không hợp tác với Tòa án, thì thời gian giải quyết sẽ bị kéo dài, quy trình thủ tục phức tạp hơn và đặc biệt người xin ly hôn đơn phương phải có lý do ly hôn và đủ điều kiện thì Tòa án mới cho ly hôn đơn phương. Vì vậy, trước hết tôi khuyên các bạn nếu không quyết tâm mà còn do dự, còn tình cảm, tình nghĩa vợ chồng với nhau, thì nên suy nghĩ lại quyết định ly hôn đơn phương.  

Sau khi đã suy nghĩ kỹ lưỡng và quyết định sẽ ly hôn ly đơn phương, bạn sẽ thực hiện theo các bước và thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý và thông tin cần thiết về vợ/chồng, con chung, tài sản chung và nợ chung [nếu có nợ chung].

Tài liệu, thông tin cơ bản cần chuẩn bị để nộp cho Tòa án gồm: Giấy đăng ký kết hôn [bản chính]; CMND/hộ chiếu/hộ khẩu [bản sao] của vợ chồng; tài liệu chứng minh về nơi cư trú của vợ/chồng nếu nơi đang cư trú thực tế khác đỉa chỉ thường trú; bản sao giấy khai sinh các con; bản sao tài liệu chứng minh tài sản chung của vợ/chồng [bất động sản và tài sản có đăng ký] như giấy chủ quyền đất/nhà, đăng ký xe, sổ tiết kiệm… và nợ chung [nếu có];

Bước 2: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn [Là Tòa án cấp quận, huyện nơi bị đơn [người không đồng ý ly hôn] đang cư trú hoặc làm việc thực tế sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết việc lý hôn; nếu ly hôn có yếu tố nước ngoài thì thuộc Tòa án cấp tỉnh];

Bước 3: Đến Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn đã xác định tại Bước 2 để hỏi và được hướng dẫn thủ tục viết đơn khởi kiện/đơn xin ly hôn hoặc mua đơn xin ly hôn  [nếu có bán] hoặc tự mình hoặc nhờ luật sư soạn thảo đơn khởi kiện/đơn xin ly hôn theo nội dung, yêu cầu ly hôn mình mong muốn;

Bước 4: Nộp đơn khởi kiện đã ký và hồ sơ đã chuẩn bị như nêu tại Bước 1 cho Tòa án đã được xác định như Bước 2 và nhận giấy hẹn;

Bước 5: Đến hẹn trả kết quả, lên Tòa án để nhận Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, rồi nộp án phí cho Chi cục Thi hành án như trong thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, sau đó quay về Tòa án nộp 01 biên lai đóng án phí lại cho Tòa án;

Bước 6: Chờ giấy triệu tập của Tòa án để lên làm việc theo thời gian ghi trong giấy triệu tập để viết bản tự khai, hòa giải và tham gia phiên tòa xét xử vụ việc ly hôn theo giấy triệu tập từng lần của Tòa án;

Bước 7: Nhận bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết và kháng cáo [nếu không đồng ý kết quả xét xử].

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi.

Người hướng dẫn thủ tục: Luật sư Vũ Văn Tiến [Giám đốc Công ty Luật TNHH Olympic]

Lưu ý: Nội dung tư vấn của chúng tôi nêu trên chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật đến quý khách hàng để tham khảo chung, không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 

Điện thoại tư vấn: 0989 863 966 – Zalo: 0909 586 490 – Email

Thủ tục ly hôn: Hồ sơ thế nào, nộp đơn ở đâu? [Ảnh minh họa]

1. Hồ sơ ly hôn

Hồ sơ của trường hợp đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn là khác nhau, cụ thể:

1.1. Hồ sơ đơn phương ly hôn

- Đơn ly hôn [Xem thêm mẫu đơn và cách viết TẠI ĐÂY] [khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015].

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm [khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015].

- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Bản sao sổ hộ khẩu;

- Bản sao CMND/CCCD của cả vợ và chồng;

- Những giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng [nếu có tài sản chung cần chia];

- Bản sao giấy khai sinh của con [nếu có con].

1.2. Hồ sơ thuận tình ly hôn

- Đơn ly hôn [Xem thêm mẫu đơn và cách viết TẠI ĐÂY] [khoản 1 Điều 396 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015].

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp [khoản 3 Điều 396 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015].

- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

- Bản sao sổ hộ khẩu.

- Bản sao CMND/CCCD của cả vợ và chồng.

- Những giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng [nếu có tài sản chung cần chia];

- Bản sao giấy khai sinh của con [nếu có con].

2. Nộp đơn ly hôn ở đâu?

* Đơn phương ly hôn:

- Nếu không có yếu tố nước ngoài:

+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.

+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.

 [điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015]

- Nếu có yếu tố nước ngoài:

+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.

+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.

[điểm a, b khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015]

Lưu ý: Đối với trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

* Thuận tình ly hôn:

- Nếu vợ hoặc chồng ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc. - Nếu vợ hoặc chồng đều ở Việt Nam, không cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.

- Nếu vợ hoặc chồng là công dân của các nước có chung biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc,.. thì nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng là người Việt Nam cư trú, làm việc

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Khi mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn. Nếu không đồng thuận tất cả các vấn đề liên quan [quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản] thì thực hiện theo thủ tục đơn phương ly hôn, là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng.

Pháp luật ly hôn đơn phương quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Như vậy, để được Tòa án giải quyết cho ly hôn thì cần phải có căn cứ ly hôn.

Tình trạng hôn nhân trầm trọng để xem xét giải quyết ly hôn đơn phương

Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Thủ tục ly hôn đơn phương trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

  • Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
  • Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.

2. Thẩm quyền, hồ sơ và các bước thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn

Cơ quan tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương

Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.

  • Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn [người bị khởi kiện];
  • Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Hồ sơ đơn phương ly hôn cần chuẩn bị như sau

  • Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện [Theo mẫu];
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • CMND và hộ khẩu;
  • Giấy khai sinh các con;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ [sổ đỏ]; Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…


Tư vấn Ly hôn đơn phương

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương

  • Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
  • Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
  • Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự;
  • Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn

  • Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng [nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn].
  • Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoảng từ 3 đến 4 tháng [nếu có kháng cáo];
  • Lưu ý: Thời gian giải quyết ly hôn sẽ không nhanh khi có tranh chấp về tài sản vì phải giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản. do vậy có thể tách yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản bằng một vụ án khác.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn không đồng thuận

  • Vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn;
  • Có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn;
  • Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.
  • Dự phí ly hôn là 200.000 đồng.

3. Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương:

Dịch vụ pháp lý về đơn phương ly hôn, bao gồm:

  • Hướng dẫn, tư vấn cho khách chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án yêu cầu về việc ly hôn không đồng thuận;
  • Tư vấn ly hôn đơn phương về giải quyết tranh chấp: Tranh chấp về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản;
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan cho khách hàng;
  • Bảo vệ quyền lợi cho quý khách tại các cấp tòa án;
  • Hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục ly hôn đơn phương cho đến khi có quyết định ly hôn của Tòa án.

Dịch vụ pháp lý về thủ tục ly hôn, tư vấn ly hôn đơn phương, các vấn đề về pháp lý liên quan đến ly hôn là một trong những lĩnh vực luật mà chúng tôi có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi có đội ngũ Luật sư am hiểu và có kinh nghiệm lĩnh vực Luật hôn nhân và gia đình, các vấn đề pháp luật khi ly hôn. Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp tối ưu cho cho Quý khách.

Xem bài viết liên quan >>

Page 2


Tư vấn hồ sơ giải quyết ly hôn đơn phương là việc luật sư bằng trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của mình hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương tại tòa án nhân dân có thẩm quyền, sao cho việc thực hiện thủ tục hôn nhân được hợp pháp, nhanh ...

Tư vấn giải quyết ly hôn đơn phương nhanh là việc luật sư bằng trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của mình để hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện thủ tục ly hôn tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Nếu người yêu cầu ly hôn không cung cấp được các giấy tờ trên thì tòa án sẽ yêu cầu phải bổ sung thông tin. Trong trường hợp này người yêu cầu ly hôn cần thu thập các giấy tờ sao cho đầy đủ để bổ sung trong thời hạn quy định.

Hòa giải là một trong những thủ tục bắt buộc tại tòa án với vụ án ly hôn đơn phương. Việc hòa giải có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích ...

Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng ít nhiều sẽ phát sinh những quan hệ tài sản chung, khi ly hôn bên cạnh vấn đề ly hôn cả hai bên thường có nhu cầu giải quyết vấn đề tài sản. Vậy trong trường hợp ly hôn đơn phương có được chia tài sản không? Đây là thắc mắc của không ít khách hàng.


Video liên quan

Chủ Đề