Hướng dẫn trồng kie phi điệp

Lan Phi Điệp hay còn gọi là lan Giả Hạc, loài này có hoa nở rất đẹp, có hương thơm đặc trưng mà không phải loài lan nào cũng có được. Ngoài ra, lan Phi Điệp còn chiếm được tình cảm của người trồng lan bởi cách nhân giống đơn giản, dễ nhất là nhân giống từ thân già nhưng cây lan con vẫn đạt năng suất và chất lượng cao.

Đặc điểm chung của lan Phi Điệp Lan Phi Điệp có tên khoa học là Dendrobium anosmum, thuộc dòng hoàng thảo, người miền nam còn gọi loài làn này là giã hạc hay giả hạc. Lan Phi Điệp phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới vì vậy dòng lan này được phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Phi Điệp thuộc dòng lan thân thòng bởi thân của chúng dài nên mọc thường bị sức nặng kéo thõng hướng xuống dưới, khi ra hoa tạo thành một dải như thác nước. Loại lan này được yêu thích là bởi nó có những nét đẹp rất độc đáo, hoa có rất nhiều mặt bông khác nhau, từng mặt bông lại có những nét đẹp khác nhau, sở hữu một hương thơm đặc trưng không phải loài lan nào cũng có được.. Và cũng không ít người yêu lan, có kinh nghiệm trồng lan đã bằng nhiều cách tạo ra các loại Phi Điệp khác nhau, trong số đó đặc biệt có loại lan phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ là một loại phi điệp đột biến gen quý hiếm, mỗi cây có thể có giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Lan Phi Điệp là loại cây mang giá trị kinh tế cao đặc biệt là trong thời gian gần đây khi lan dần trở thành thú chơi của nhiều người, cũng vì vậy mà cách nhân giống lan phi điệp đang là một trong những từ khóa được rất nhiều quan tâm tìm kiếm. Nhưng cách nhân giống lan Phi Điệp lại khá đơn giản và cho cây lan con đạt năng suất và chất lượng cao.

Các thứ cần chuẩn bị

Đoạn thân cây Phi Điệp già cần nhân ki, kích ra mầm Dụng cụ khoan nhỏ, mũi khoan 1mm. Dao lam, bật lửa, keo liền sẹo Dùng thuốc kích ki hiện nay sẵn có

Thời điểm nhân giống [ươm kie]

Ở miền nam thời tiết nắng đẹp thì bạn có thể ươm ki bất cứ giai đoạn nào trong năm. Tuy nhiên ở miền Bắc thì nên tránh ươm ki vào mùa đông. Vì mùa đông lạnh, cây lan cũng như những loài thực vật khác sẽ tạm ngưng phát triển, nghỉ ngơi, rụng lá chờ xuân, nên ở ngoài bắc ươm vào mùa xuân tới hè là đẹp nhất.

Cắt đoạn thân lan Phi Điệp già

Đầu tiên, bạn chọn thân lan đem đi ươm giống, sau đó cắt ra thành từng đoạn ngắn để đi ươm. Theo kinh nghiệm, thân lan càng già, gầy, có nhiều mắt đã ra hoa thì bạn nên cắt thành từng đoạn dài khoảng 20-30cm hoặc để nguyên không cắt. Ngược lại, những thân lan mập mạp, có nhiều mắt chưa ra hoa thì bạn cắt đoạn ngắn hơn cỡ 2-3 mắt, nếu thân lan khá mập thì mỗi đoạn có thể có 1 mắt ngủ là được.

Bạn có thể dùng dao, lưỡi lam hoặc dao rọc giấy để cắt lan ươm ra thành từng đoạn. Lưu ý, các dụng cụ cắt phải được xử lý, khử trùng cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng ươm giống.

Kích ki và Chống thối qua vết cắt Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Theo đó, để chống thối vết cắt cây lan bạn có thể thực hiện theo các cách sau: Cách 1: Sau khi cắt thân già xong bạn bôi trực tiếp dung dich kích ki lên vết cắt và các vị trí của mắt ngủ để ươm ki hoặc bạn có thể phun vào cây ở vị trí có mắt ngủ để đánh thức chúng. Để qua đêm cho khô vết cắt thì bạn sử dụng loại keo liền sẹo, sơn, xi măng, keo dán ống nhựa PVC,…để bôi vào vết cắt để khoảng 5-7 ngày cho vết cắt được khô hoàn toàn và không bị nấm bệnh xâm nhập qua vết cắt Cách 2: Bạn dùng loại bột ươm keiki chuyên dụng, đổ bột ra đĩa bạn cắt xong đoạn nào thì chấm ngay vết cắt vào trong bột đó, bạn cũng để khoảng 5-7 ngày cho vết cắt được khô. Cách 3: Sau khi bạn dùng keo liền sẹo để xử lý vết cắt, dùng thuốc kích thích keiki, với cách này bạn dùng tăm bông nhúng vào thuốc rồi bôi vào các vị trí của mắt ngủ để ươm keiki hoặc bạn có thể phun vào cây ở vị trí có mắt ngủ để đánh thức chúng. Cách 4: Một cách khác bạn có thể tạo vết thương nhỏ và sâu vào khoảng 1/3 thân cây và cách mắt ngủ định cho ra mầm khoảng 0,3-0,6mm bằng đầu dao nhọn hoặc mũi khoang nhỏ. Khi thực hiện cần chú ý mũi khoan hay dao cần hướng về mắt cần nảy mầm. Sau đó

bôi thuốc ki kín vết thương hở, để khoảng 10-15 phút cho thuốc ngấm hết rồi bôi Keo Liền Sẹo. Chú ý: Sau khi dùng thuốc bôi kín vết thương bạn nên tránh để dính nước trong khoảng 2-3 tiếng..

Pha dung dịch ngâm lan Tiếp theo, bạn bắt đầu pha hỗn hợp gồm 2cc atonic + 2ccB1 với 1 lít nước, sau đó đem đoạn lan cần ươm vào ngâm khoảng 15 phút rồi đem đặt vào chậu ươm đã chuẩn bị sẵn. Dung dịch này sẽ có tác dụng kích thích cây lan nhanh mọc rễ và phát triển mầm non.

Chọn chậu và giá thể để ươm lan

Bạn có thể sử dụng chậu đất nung, chậu nhựa hoặc để vào rỗ rá cũng được. Về giá thể, bạn dùng các loại như: than củi, miếng xốp, vỏ thông, sỏi nhỏ, vỏ thông, dớn vụn,…Lưu ý, giá thể loại to bạn nên để lớp dưới cùng, đến giá thể nhỏ và lớp trên bạn rải một lớp mỏng mùn dừa, rêu rừng hoặc chine để giữ ẩm cho cây lan.

Đặt hom vào chậu

Đây là bước cuối cùng để ươm lan, sau khi đã xử lý các đoạn lan thân già đã cắt xong thì bạn đem chậu đặt ở nơi râm mát, không quá ẩm ướt, che nắng, che mưa kết hợp với phun sương 1-2 lần/ngày tùy thuộc vào thời tiết để cây lan ươm có điều kiện phát triển tốt nhất.

Với các dòng lan thân thòng, nhân giống bằng cách ươm chồi cây non mọc ra từ thân - Keiki - cây ki là cách làm đơn giản và phổ biến nhất. Với cách này bạn sẽ có thể tạo ra số lượng cây con tương đối nhiều trong điều kiện trồng trong gia đình.

Cách 1: Theo Kinh Nghiệm và chia sẽ của BÁC Trần Thanh Hải

Cách ươm chồi non [keiki] cho lan thân thòng

Cách nhân giống các loại lan thân thòng bằng cây keiki

Cách nhân giống các loại lan thân thòng bằng cây keiki

1/ Không nên sử dụng Atonik Lý do mà tôi khuyên các bạn không nên dùng Atonik với những cây mà trước đó đã cho hoa là trong cây còn nhiều chất dinh dưỡng sẽ dễ làm cây bị thối thân. Về bản chất của cây khi tới mùa hoa, tùy điều kiện thuận lợi nào đến trước như: dinh dưỡng, độ ẩm, ánh sáng… cây sẽ cho hoa nhiều hay ít hoặc sẽ không cho hoa mà cho ra toàn chồi non. Tóm gọn như vậy để cho các bạn dễ nắm bắt vấn đề hơn. Do mùa hoa của giả hạc chủ yếu vào mùa hè, thời tiết có sự thay đổi rõ rệt từ Xuân sang Hè, ngoại trừ một số như Giả Hạc Di Linh Xuân thì đa số ra hoa vào mùa hè. Mặc khác, ở miền Nam khi chuyển từ Xuân sang Hè thì thời tiết bắt đầu nắng và nóng hơn [đã qua nhiều lần đối chứng, kiểm nghiệm] kết quả là nếu dùng Atonik liều thấp 1ml/2-3lít nước pha chung với B1 thì không sao nhưng với liều cao hơn thì chúng rất dễ làm cho những thân non, thân mới trưởng thành và vừa cho hoa rất dễ thối thân, còn thân già trên một đến 2 năm trở lên thì không ảnh hưởng nhiều lắm. 2/ Thời gian thuận lợi để ươm chồi non. Thời điểm thuận lợi nhất là sau khi cây ra hoa, chồi non mọc dài, rễ đả nhiều và bám vào giá thể. Lúc này ta cắt thân đã ra hoa xuống ương chồi non là thuận lợi vì chất dinh dưỡng vẫn còn nhiều trong thân lan. Nếu sợ thân chồi non yếu thì ta đành phải để lại cho nuôi thân non, đến khi thân non khỏe mạnh ta vẫn có thể cắt xuống ươm chồi, nhưng đến lúc này thân già đã teo tóp lại, vẫn có thể ươm chồi được nhưng tỷ lệ thành công sẽ giảm xuống ít nhiều. 3/ Xử lý thân mẹ dùng để ươm chồi Sau khi cắt thân mẹ định ươm chồi non xuống, nên cắt thành từng đoạn khoản 20-30cm. Nên cắt bằng vật thật sắc bén để tránh làm dập vết cắt,[vết cắt xong thì bôi keo liền sẹo Mỹ Tiến hoặc keo 502/vôi/sơn móng tay…] để vết cắt khô khoản một ngày rồi mới đem ngâm vào dùng dịch dưới đây: 1,5ml B1 + 2ml TERRA SORD 4 cho 1 lít nước Lưu ý: Không dùng Atonik nếu thân cây mới ra hoa vì dễ làm thối thân như đã nói bên trên Ngâm thân cây mẹ đã cắt từng đoạn vào dung dịch trên khoản 1 giờ, sau đó để thật khô khoản 4-5 giờ rồi ngâm lại lần nữa. 4/ Tiến hành ươm thân non Đặt những đoạn thân này vào chỗ mát và ẩm. Quan trọng nhất là phần này. Với vườn nhà thì chỗ mát và ẩm thì rất đơn giản, với người trồng và chơi lan ở nhà phố thì tìm được chỗ mát và ẩm để ươm chồi non thì thật không đơn giản, nhie62ukhi loay hoay mãi mà không tìm được chỗ nào lại tốn tiền mua nguyên vật liệu để ươm chồi non. Nhiệt độ từ 25-28 độ C rất phù hợp và thuận lợi cho việc ươm chồi non. Thế nên tốt nhất là tìm một chậu đất trồng cây trong nhà như chậu mai để ngoài sân hoặc trên sân thượng chẳng hạn, đặt vào đấy là ổn vì nền đất luôn đảm bảo có độ ẩm tương đối, tán lá của cây đảm bảo sự thoáng mát. Ta vẫn tưới cho chậu cây cảnh bình thường, nhờ đó luôn có độ ẩm đảm bảo sự sinh trưởng của chồi non. Sau từ 5 đến 8 tuần [nếu thân mẹ là thân mới] hoặc lâu hơn là 2 đến 3 tháng [ nếu là thân cũ] ta sẽ thấy từ các mắt ngủ chồi non sẽ nhú lên. Lưu ý: Trong thời gian ươm thân non thì khoản 15 ngày một lần ta lại ngâm thân cây mẹ vào dung dịch B1 pha như trên. 5/ Chăm sóc chồi non Nếu như chồi non đã nhú ra từ mắt ngủ thì ta sẽ tưới B1 + TERRA SORB cho chúng với liều thật loãng nhầm giúp chúng mau ra rễ hơn. Thông thường thì sau một tháng kể từ khi chồi non nhú lên sẽ ra rễ Khi rễ ra khoản 1cm ta có thể mang ghép vào dớn hoặc gỗ nhưng phải để ở chỗ thoáng mát [ nên ghép nguyên đoạn thân mẹ] vì lúc này chồi non vẫn còn yếu nếu đem ra nắng thì chúng dễ bị chết khô. Dinh dưỡng vào lúc này cũng là điều cần thiết, nên ta phải mạnh dạn tưới NPK 30-10-10 + B1 liều thấp khoản 1 tuần – 10 ngày một lần cho chồi non giúp chúng sinh trưởng và phát triển mạnh hơn. Khi chồi non phát triển từ 2-3cm trở lên ta nên tăng cường ánh sáng giúp chúng phát triển nhanh hơn. Khi này thì bộ rễ cũng đã phát triển mạnh và bám chặt vào giá thể, lúc này ta cần kết hợp phân hữu cơ và vô cơ cho cây. Nếu chăm sóc tốt thì năm đầu tiên hoặc 18 tháng sau cây sẽ cho hoa bói.

Cách 2: Theo Kinh Nghiệm và chia sẽ của BÁC GH TaLi



 

Giá thể: Than, dớn, sơ dừa, than… Cho vụn giá thể vào hộp nhựa nắp đã có sẳn lỗ rùi, chỉ cần đục lỗ đáy ly. Chỉ cần xịt nước, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp mầm non [Keiki] sẽ lên hết. Muốn nhanh có thể pha thêm etonik hoặc  B1 Để vào tối nhanh lên hơn, nhưng mầm thiếu sáng sẽ yếu ớt. Chú ý khi nào thấy giá thể trong ly gần khô mới phun sương cho ẩm lại, không được phun nhiều thân ươm có thể sẽ bị thối. tùy thuộc  vào độ khó của mắt ngủ mà thời gian nảy mầm là khoảng 1 tuần hoặc hơn.


Cách 3: Theo Kinh Nghiệm và chia sẽ của BÁC Trần Thanh Đam

Tạo keiki cho lan có nhiều cách mình có cách tạo 1 cách tự nhiên chia sẻ với ACE [mình đã thử nghiệm trong 2 năm đều thành công có thể chỉ phù hợp với diều kiện trong vườn nhà ] 1. Chọn cây phát triển tốt. 2. Giai đoạn cây sắp rụng lá lấy sợi dây buộc chặt gần gốc cây [lưu ý ko làm tổn thương cây]. 3. Giai đoạn cây nghỉ bình thường không tưới nước. [*] Kết quả nó tạo ra sự ức chế tự nhiên 1 gốc có thể ra 2,3 mầm cây, còn các mắt hầu như nhảy keiki. P/S: khó khăn nhất là dưỡng cây giai đoạn sau này, có bác nào sử dụng thuốc dưỡng keiki rồi giúp mình, mua ở đâu? hoặc cách truyền thồng thường dưỡng keiki. * Các lưu ý khi làm theo cách này – Thắt đủ chặt nhớ ko làm tổn thương cây nhé – Giai đoạn đã đâm ra keiki phải tháo dây ra cho cây keiki hút được dưỡng chất từ thân mẹ Chia sẽ của bạn Hạc Khuyên về cách nuôi keiki Ý kiến riêng của mình về dưỡng keiki, là dùng nước vo gạo để tưới nhẹ lên ki, mình toàn dưỡng ki kiểu đó, mình đá thử được 1 năm vào cho thấy ki phát triển rất nhanh và mập, lưu ý 2 ngày tưới 1 lần vào lúc chấp tối khoảng 5-6 giờ, rất tốt vì nước vo gạo rất nhiều dưỡng chất. Khi nấu cơm hãy dùng nước vo gạo đó đổ châu riêng sau 20/30phút để nó lắng cạn bột rùi đổ nhẹ lấy phần nước trên màu hơi nâu trắng xong rùi tưới những em ki. Nếu tưới cả hoặc ngay thì bột cạn gạo chưa dk lắng thì nó dính vào gốc ki hay rễ và lúc đó sẽ là miếng mồi ngon của những lũ kiến bò đến ăn, đồng thời nó sẽ cắn hết rễ non của ki, đó là thực tế mình đá vướng phải, nếu a e thấy hợp lý thử làm theo mình kiểu gì sau 2 tuần sẽ thấy nhưng e ki mập mạp bất ngờ.

Theo LeSanh.com sưu tầm và tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề