Huyện đảo Trường Sa có bao nhiêu?

Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục. Vậy Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh nào ở nước ta? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung này trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết:

1. Vị trí địa lý của Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

– Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu vực biển khoảng từ 15o15’ đến 17o15’ vĩ độ bắc, 111o đến 113o kinh độ đông gồm có trên 13 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn được chia thành hai nhóm [nhóm An Vĩnh ở phía Đông và nhóm Lưỡi Liềm ở phía Tây] cách đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10km2 và đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm, diện tích khoảng 1,5km2 [xem hình số 3].

– Quần đảo Trường Sa nằm trong khu vực biển khoảng từ 6o50’ đến đến 12o  vĩ độ bắc, 111o30’ đến 117o20’ kinh độ Đông, gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn, san hô và bãi cát, cách Cam Ranh [tỉnh Khánh Hòa] khoảng 248 hải lý, cách đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận khoảng 203 hải lý; trong đó có một số đảo quan trọng như đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Nam Yết, Loại Ta, Thị Tứ, Tử Đông, Song Tử Tây… diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2, trong đó đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5km2.

2. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh nào ở nước ta?

Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, huyện Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hoà. Tháng 4/2007, để hoạt động quản lý hành chính hiệu quả hơn, Chính phủ đã quyết định thành lập thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa và hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn.

3. Chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ những năm 1925 và 1927, Pháp đã tổ chức điều tra trên Hoàng Sa và duy trì tuần tra trên quần đảo. Liên tục trong các năm 1930 – 1933, Pháp đã đưa quân đội ra đóng ở Trường Sa. Năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa [Nam Kỳ] và năm 1938 đã thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Bên cạnh các hoạt động đó, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1950, Pháp trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, đại diện Chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo. Về hành chính, năm 1956, Chính quyền Sài Gòn quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1975, Nhà nước ta đã tiếp quản các đảo do quân đội chính quyền Sài gòn đóng giữ ở quần đảo Trường Sa là đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang. Từ đó đến nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay tình hình liên quan đến 2 quần đảo rất phức tạp. Một số nước ven Biển Đông cũng nêu yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo, dẫn đến hình thành tranh chấp song phương giữa ta và Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa và tranh chấp đa phương đối với quần đảo Trường Sa. Các tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo phức tạp, nên quá trình để tìm giải pháp cho các tranh chấp này sẽ lâu dài. Trong bối cảnh đó và nhằm tạo  điều kiện cho việc duy trì  hoà bình và ổn định ở Biển Đông, vào năm 2002 ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Trên đây là các nội dung về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh nào ở nước ta? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

huyện đảo Trường Sa có diện tích bao nhiêu?

497,3 km²Trường Sa / Diện tíchnull

đảo Trường Sa dài bao nhiêu?

Đảo Trường Sa có dạng hình tam giác vuông với cạnh huyền nằm theo hướng đông bắc-tây nam. Theo tài liệu của Cục Chính trị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân [Việt Nam], đảo này dài 630 m, rộng tối đa 300 m và có diện tích 0,15 km², xếp thứ tư về diện tích trong quần đảo; một số tài liệu nước ngoài ghi là 0,13 km².

quần đảo Trường Sa có bao nhiêu?

Tại quần đảo Trường Sa hiện nay, Việt Nam quản lý tổng cộng: 21 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.

Trường Sa và Hoàng Sa có bao nhiêu đảo?

Quần đảo Hoàng Sa là một tập hợp trên 30 đảo san hô, cồn cát, ám tiêu [rạn] san hô nói chung [trong đó có nhiều ám tiêu san hô vòng hay còn gọi là rạn vòng] và bãi ngầm thuộc biển Đông, ở vào khoảng một phần ba quãng đường từ miền Trung Việt Nam đến phía bắc Philippines.

Chủ Đề