Huyết áp thế nào là bình thường

Các bệnh lý liên quan đến huyết áp luôn là mối bận tâm hàng đầu của không ít người. Vì vậy, mọi người đều luôn cố gắng kiểm soát sao cho giữ mức huyết áp của bản thân ở mức bình thường. Vậy, bạn đã biết huyết áp trung bình là gì? Chỉ số huyết áp theo độ tuổi là bao nhiêu? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực đến từ dòng máu chảy khắp cơ thể. Từ đó, giúp tạo ra vòng tuần hoàn mang oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hầu hết mọi người đều có chỉ số huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm. Huyết áp thường sẽ xuống thấp nhất từ 1-3 giờ sáng, trong khi đó huyết áp sẽ tăng cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Bên cạnh đó, khi bạn tham gia thể thao một cách gắng sức, tinh thần căng thẳng, hoặc đang trải qua xúc động mạnh đều có thể khiến huyết áp tăng lên. Trong khi đó, huyết áp sẽ hạ xuống khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.

Huyết áp trung bình là gì?

Bạn có thể hiểu rằng chỉ số huyết áp trung bình là phạm vi giá trị của áp lực máu tác động lên thành mạch mà một người khỏe mạnh có được. Chỉ số huyết áp có thể dao động bởi nhiều yếu tố, ví dụ như gắng sức, nhịp sinh học, chế độ ăn uống hay tâm lý… Tuy nhiên, những thay đổi này thường không đáng kể. Theo đó, nếu áp lực máu đột ngột tăng cao hoặc hạ xuống, vượt ra ngoài khoảng giá trị trung bình, bạn có nguy cơ đang mắc các bệnh lý liên quan đến huyết áp nói riêng và các bệnh lý tim mạch nói chung.

Sau khi đo huyết áp, để xác định áp lực máu tác động lên thành động mạch của bạn có bình thường hay không, bác sĩ sẽ dựa vào hai thông số thường sử dụng của huyết áp là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua bảng phân loại sau đây:

Bảng chỉ số huyết áp theo từng giai đoạnNguồn: Healthline.com

Chỉ số huyết áp bình thường là gì?

Để xác định xem chỉ số huyết áp có bình thường hay không, cần phải căn cứ vào cả 2 chỉ số này. Cụ thể ở người lớn:

Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg, đây được xem như dấu hiệu huyết áp bình thường ở người trưởng thành.

  • Huyết áp cao là bao nhiêu: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hay huyết áp tâm trương dưới mức 90 mmHg thì bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp.
  • Tiền cao huyết áp: Khi chỉ số huyết áp dao động mức bình thường và mức cao huyết áp [cụ thể huyết áp tâm thu 120-129 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg] thì người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tiền cao huyết áp.
  • Huyết áp bao nhiêu là thấp: Đó là khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc giảm đến 25 mmHg so với chỉ số huyết áp thông thường.

>>> Bạn có thể quan tâm: Các cách tự kiểm tra huyết áp tại nhà chính xác

Huyết áp của người bình thường là bao nhiêu?

Thông thường huyết áp ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Khi chỉ số huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn, bạn đã gặp chứng tăng huyết áp [THA]. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc gặp vấn đề về thận, con số huyết áp tốt nhất nên được duy trì dưới 130/80 mmHg. Nếu huyết áp của bạn vượt hơn ngưỡng này, bạn đã gặp chứng tăng huyết áp và cần phải đưa đi điều trị.

Chỉ số huyết áp bình thường theo mỗi độ tuổi là bao nhiêu?

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, mỗi độ tuổi đều có một mức huyết áp trung bình tương ứng. Điều này có nghĩa là theo thời gian, chỉ số huyết áp của bạn sẽ thay đổi, thường có khuynh hướng tăng lên. Do đó, việc đo huyết áp định kỳ là điều cần thiết để hiểu rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của mình, nhất là các đối tượng bước vào tuổi trung niên.

• Tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng do tăng huyết áp, gây ra nhiều thương tổn đến các cơ quan khác, thường là thận. Tiền sản giật có các triệu chứng như đau đầu, khó thở, đau bụng, giảm thị lực, buồn nôn, tiểu ít, suy giảm chức năng thận và gan…

Phụ nữ mang thai lần đầu, đã trên 40 tuổi, béo phì, mang đa thai hoặc có tiền sử bị các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh lupus,… sẽ khó duy trì được huyết áp bình thường của nữ và có khả năng bị tiền sản giật cao hơn.

Nguyên nhân bị tiền sản giật có thể là do nhau thai cần nhiều máu nhưng các mạch máu lại nhỏ, không cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

• Sản giật

Sản giật là tình trạng khởi phát cơn co giật hoặc hôn mê ở phụ nữ mang thai, là biến chứng nặng của tiền sản giật. Bệnh này hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng, có các triệu chứng như động kinh hay bất tỉnh. Em bé có thể bị nhẹ cân, sức khỏe kém, hoặc nặng hơn là xảy ra tình trạng thai chết lưu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sản giật: phụ nữ mang thai dưới 20 hoặc trên 35 tuổi, mang thai lần đầu, mang đa thai có tiền sử bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận hoặc các bệnh liên quan đến mạch máu khác, bị suy dinh dưỡng hoặc có chế độ ăn uống không tốt.

• Hạ huyết áp thai kỳ

Đôi khi, phụ nữ mang thai cũng có thể không duy trì được chỉ số huyết áp bình thường mà lại bị hạ huyết áp do sự gia tăng lưu lượng máu để nuôi dưỡng thai nhi. Nguyên nhân cũng có thể là do mẹ bầu mang đa thai, có tiền sử bị hạ huyết áp hay các bệnh thận, tim mạch, thiếu máu hoặc mất nước. Thiếu vitamin B12 và axit folic cũng làm hạ huyết áp thai kỳ.

Duy trì huyết áp bình thường của nữ trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai nên thường xuyên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem mình có đạt mức huyết áp bình thường hay không, theo dõi tình trạng huyết áp và tử cung của mình. Ngoài ra, phụ nữ trong thai kỳ nên chú ý dùng thuốc và hoạt động thể chất theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng các món quá mặn hay đồ uống có cồn.

4. Mức huyết áp bình thường theo độ tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ em

Huyết áp sẽ tăng dần khi bạn lớn lên. Trẻ sơ sinh sẽ có chỉ số huyết áp thấp nhất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không có nguy cơ gặp các vấn đề về huyết áp nên sẽ không được kiểm tra các chỉ số này thường xuyên.

Để biết được chỉ số huyết áp bình thường của trẻ, bác sĩ cần phải dựa trên cân nặng, chiều cao và độ tuổi của chúng. Trẻ được xem là tiền cao huyết áp nếu chỉ số huyết áp của chúng cao hơn so với 90% trẻ ở cùng độ tuổi, có chiều cao và cân nặng tương tự. Nếu cao hơn so với 95% thì trẻ đang bị cao huyết áp.

Chỉ số huyết áp là một trong những chỉ số sức khỏe cơ bản nhưng quan trọng, thể hiện sức khỏe và nguy cơ bệnh lý ảnh hưởng tới hoạt động lưu thông máu. Vậy huyết áp bình thường là bao nhiêu? Nên làm gì để giữ chỉ số huyết áp ổn định ở mức bình thường?

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là chỉ số thể hiện áp lực dòng máu lên động mạch nhằm đưa máu đến khắp cơ thể, áp lực cần duy trì ổn định để tạo vòng tuần hoàn máu mang oxy, dinh dưỡng đến khắp các tế bào trong cơ thể. Cũng vì lý do này mà duy trì chỉ số huyết áp ổn định ở mức bình thường là điều cần thiết với sức khỏe.

Chỉ số huyết áp cao có liên quan đến các bệnh lý tim mạch

Chỉ số huyết áp có thể thay đổi khác nhau ở những thời điểm khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Hầu hết mọi người đều có chỉ số huyết áp vào ban ngày cao hơn ban đêm, thấp nhất là từ 1 - 3 giờ sáng và cao nhất khi 8 - 10 giờ sáng. Ngoài ra khi hoạt động gắng sức, chế độ ăn uống, tâm lý hoặc nhịp sinh học thay đổi thì chỉ số huyết áp cũng có thể thay đổi.

Tuy nhiên những yếu tố ảnh hưởng này thường không khiến huyết áp thay đổi quá lớn. Để kiểm tra dễ dàng hơn, người ta đưa ra khái niệm chỉ số huyết áp trung bình. Khi huyết áp vượt ngoài giá trị trung bình này, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý huyết áp hoặc tim mạch.

Kiểm tra chỉ số huyết áp là hạng mục khám cơ bản nhưng quan trọng

Hai thông số huyết áp được sử dụng là huyết áp tâm trương [áp lực máu lên thành mạch khi tim giãn ra] và huyết áp tâm thu [áp lực máu lên thành mạch khi tim co bóp]. Thông thường huyết áp tâm thu có giá trị cao hơn huyết áp tâm trương. Trong thăm khám bệnh, ngoài đánh giá dựa trên chỉ số huyết áp trung bình thì cần xem xét đến cả khoảng cách giữa hai chỉ số huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.

2. Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Để kiểm tra chỉ số huyết áp của bạn có bình thường hay không, cần dựa trên chỉ số huyết áp bình thường. Ở người trường thành, chỉ số chuẩn này như sau:

  • Huyết áp tâm thu: Dưới 120 mmHg.

  • Huyết áp tâm trương: dưới 80 mm Hg.

Tăng huyết áp độ 1 khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg, cấp độ 2 khi vượt mức 160/100 mmHg.

Tuy nhiên, với người thuộc các lứa tuổi khác, chỉ số huyết áp bình thường sẽ khác nhau do huyết áp theo độ tuổi thường tăng dần. Cụ thể như sau:

Trẻ sơ sinh có chỉ số huyết áp khá thấp

Huyết áp của trẻ sơ sinh từ 1 - 12 tháng tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường là 75/50 mmHg, cao nhất có thể đạt 100/70 mmHg.

Huyết áp của trẻ nhỏ từ 1 - 5 tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường là 80/50 mmHg, cao nhất có thể đạt 110/80 mmHg.

Huyết áp của trẻ nhỏ từ 6 - 13 tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường là 85/55 mmHg, cao nhất có thể đạt 120/80 mmHg.

Huyết áp của trẻ có độ tuổi từ 13 - 18

Chỉ số huyết áp bình thường là 95/60 mmHg, cao nhất có thể đạt 104/70 mmHg.

Huyết áp của trẻ có độ tuổi từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường là 117/77 mmHg, tối thiểu là 105/73 mmHg, tối đa 120/81 mmHg.

Người cao tuổi từ trên 60 tuổi

Với người có độ tuổi này và lớn hơn, chỉ số huyết áp trung bình khá cao ở mức 134/87 mmHg và còn tăng dần theo độ tuổi.

Để phòng ngừa cao huyết áp, việc kiểm tra huyết áp định kỳ là rất quan trọng. Đo chỉ số huyết áp cũng có mặt trong hạng mục khám cơ bản khi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc khám cơ bản trong khám chữa bệnh. Với các đối tượng cao huyết áp hoặc có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, mắc bệnh lý tim mạch thì nên tự kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên.

Huyết áp cao có thể gây nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm

Khi có chỉ số huyết áp cao bất thường, nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán tìm nguyên nhân và can thiệp điều trị nếu cần thiết. Đặc biệt lưu ý các triệu chứng cao huyết áp như: ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, nóng mặt, thở gấp, giảm thị lực, hốt hoảng, nôn ói,… Nếu không can thiệp sớm, cao huyết áp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não,…

3. Làm gì để duy trì chỉ số huyết áp khỏe mạnh?

Có nhiều yếu tố dẫn đến cao huyết áp, nếu không kiểm soát và ngăn ngừa những yếu tố này, bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Vậy làm gì để duy trì chỉ số huyết áp khỏe mạnh? Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên rèn luyện thể chất có vai trò quan trọng hàng đầu.

3.1. Chế độ ăn uống lành mạnh duy trì huyết áp ổn định

Chế độ ăn uống hàng ngày cần có sự cân bằng các thành phần dinh dưỡng, bao gồm các nhóm chất cơ bản sau:

  • Chất béo.

  • Tinh bột.

  • Chất đạm.

  • Chất xơ.

  • Vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, khi chế biến món ăn, nên sử dụng hạn chế muối ăn [natri], ăn mặn là một trong những thói quen dẫn đến cao huyết áp.

3.2. Tập thể dục thường xuyên tốt cho cân bằng huyết áp

Tập thể dục và rèn luyện thể chất thường xuyên luôn là biện pháp được khuyến khích để cải thiện sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể con người. Để phòng ngừa cao huyết áp cũng như nhiều bệnh lý khác, hãy cố gắng luyện tập thói quen tập thể dục thường xuyên.

Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì huyết áp ổn định

Có thể lựa chọn những môn thể thao yêu thích, tập 5 buổi/tuần, mỗi buổi 30 phút vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, huyết áp ổn định và tốt cho vóc dáng. Những người bị cao huyết áp, có tiền sử bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn và lên kế hoạch tập luyện phù hợp.

Hi vọng qua bài viết trên mà MEDLATEC tổng hợp, bạn đọc có thể hiểu hơn chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu, cách để kiểm tra và duy trì huyết áp ổn định, tốt cho sức khỏe. Nên chủ động phòng ngừa tăng huyết áp bằng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học ngay từ hôm nay.

Nếu cần tư vấn thêm về cao huyết áp và các bệnh lý liên quan, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề