Kế hoạch hóa gia đình ở đâu

1. Thông tin liên hệ

 - Địa chỉ: số 19 đường 30/4 - phường 3 - thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.

 - Điện thoại: 0291.3821939

- Email:

2. Sơ đồ tổ chức        

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

3.1.     Chức năng:

1. Trung tâm DS-KHHGĐ TP. Bạc Liêu là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ Tỉnh đặt tại Thành phố Bạc Liêu, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu.

2. Trung tâm DS-KHHGĐ TP. Bạc Liêu chịu sự quản lý toàn diện của Chi cục DS-KHHGĐ Tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật về dịch vụ KHHGĐ, truyền thông giáo dục của các Trung tâm liên quan ở cấp tỉnh và chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của Uỷ ban nhân dân Thành phố Bạc Liêu.

3. Trung tâm DS-KHHGĐ Thành phố Bạc Liêu có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và có tài khoản riêng.

3.2.     Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về DS-KHHGĐ và truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên cơ sở kế hoạch của Chi cục DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế và tình hình thực tế trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung cấp dịch vụ về DS-KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

3. Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, phổ biến các sản phẩm truyền thông về DS-KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

4. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát chuyên môn các hoạt động về DS-KHHGĐ của trạm y tế Phường-xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ khóm, ấp.

5. Quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ, các dự án khác được Chi cục DS-KHHGĐ Tỉnh phân công.

6. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ khóm, ấp.

7. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực DS-KHHGĐ/SKSS.

8. Quản lý cán bộ, viên chức, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật; quản lý cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ khóm, ấp.

9. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định hiện hành.

10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ và Uỷ ban nhân dân Thành phố Bạc Liêu.

4. Lãnh đạo  đơn vị

STT

H và tên

Chc v

01

Nguyn Thu Vân

Giám đc

02

Lê Văn Khôn

Phó giám đc

Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai rất phổ biến ở các nước phát triển bởi hiệu quả cao, lại an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của chị em. Tuy nhiên việc lựa chọn thời...

Tư vấn kế hoạch hóa gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cán bộ y tế xã. Cán bộ y tế là những người cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Khách hàng có 10 quyền cơ bản. Quá trình tư vấn phải đầy đủ 6 bước.

Tư vấn Kế hoạch hóa gia đình [KHHGĐ] có chung các kỹ năng và các bước như trong tư vấn chăm sóc SKSS. Trong quá trình tư vấn, khi trình bày về các biện pháp tránh thai [BPTT] cụ thể nên sử dụng tài liệu “Bộ tranh lật tư vấn KHHGĐ”. Khi tư vấn cho người HIV[+] nên sử dụng tài liệu “Bộ tranh lật tư vấn KHHGĐ cho người HIV[+]”.

Tư vấn KHHGĐ là một dạng truyền thông [giao tiếp hai chiều] trực tiếp giữa người làm tư vấn với một người hay một cặp vợ chồng là khách hàng về những vấn đề riêng tư [thậm chí bí mật không thể chia sẻ với người khác] theo yêu cầu của họ trong lĩnh vực KHHGĐ.

Tư vấn giúp khách hàng tự lựa chọn một BPTT thích hợp trong một giai đoạn sinh sản nhất định. Nội dung tư vấn đáp ứng nhu cầu của khách hàng chứ không xuất phát từ ý muốn chủ quan của người tư vấn. Cần lưu ý là trừ bao cao su, các biện pháp KHHGĐ khác không có tác dụng phòng các NKLTQĐTD.

VAI TRÒ CỦA TƯ VẤN KHHGĐ

Giúp khách hàng chọn đúng một BPTT thích hợp và sử dụng đúng biện pháp đã chọn.

Giúp tăng tỷ lệ tiếp tục sử dụng và hạn chế bỏ cuộc.

Giúp tăng tỷ lệ sử dụng BPTT.

Góp phần tăng cường sức khỏe và giảm chi phí chương trình KHHGĐ.

Hiểu rõ và thực hành tình dục an toàn sẽ góp phần giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và NKLTQĐTD.

10 QUYỀN CƠ BẢN CỦA KHÁCH HÀNG

Quyền được thông tin.

Quyền được tiếp cận dịch vụ và thông tin.

Quyền tự do lựa chọn BPTT và từ chối hoặc chấm dứt BPTT.

Quyền được nhận dịch vụ an toàn.

Quyền được đảm bảo bí mật.

Quyền được đảm bảo kín đáo.

Quyền được thoải mái khi tiếp nhận dịch vụ.

Quyền được tôn trọng.

Quyền được tiếp tục nhận dịch vụ.

Quyền được bày tỏ ý kiến.

CÁC PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN KHHGĐ.

Tôn trọng khách hàng.

Tôn trọng khách hàng dù cho khách hàng là người như thế nào.

Lắng nghe nhu cầu và ý kiến của khách hàng.

Thông cảm và thấu hiểu đối với khách hàng.

Tìm hiểu tâm tư, mong muốn và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.

Cần tiếp khách hàng ở nơi riêng biệt, yên tĩnh, đảm bảo tính riêng tư, bí mật.

Thành thật với khách hàng.

Cần nói sự thật về các BPTT, bao gồm cả thuận lợi và không thuận lợi, tác dụng phụ, nguy cơ có thể có của biện pháp đó.

Không từ chối cung cấp thông tin cho khách hàng. Nếu thông tin đó người tư vấn chưa nắm vững thì hẹn trả lời sau.

Thông tin rõ ràng, có trọng tâm cho khách hàng.

Sử dụng câu từ ngắn, gọn, dễ hiểu, hạn chế dùng từ chuyên môn.

Sử dụng phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, mô hình, hiện vật và khuyến khích khách hàng  quan sát trực tiếp.

Tìm hiểu phản hồi của khách hàng.

Tóm tắt, nhấn mạnh các điểm quan trọng và nếu có thể mời khách hàng nhắc lại trước khi kết thúc tư vấn.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TƯ VẤN [SÁU CHỮ “G”]

Gặp gỡ

Thái độ tiếp xúc ban đầu cần hết sức thân mật, cởi mở để tạo niềm tin, xoá bỏ ngăn cách, e ngại giữa khách hàng và người tư vấn.

Chào hỏi khách hàng. Mời ngồi ngang hàng [không nên ngồi đối diện qua bàn làm việc].

Tự giới thiệu tên và chức danh của người tư vấn với khách hàng.

Xin được hỏi tên của khách hàng [nếu cần để thống kê thì cả tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân [có hay chưa có gia đình]. Tuy nhiên nếu khách hàng không muốn trả lời cũng không ép buộc.

Mở đầu: không bao giờ đặt câu hỏi một cách sỗ sàng [“Anh [chị] cần hỏi cái gì?”] mà nên nhẹ nhàng hỏi: “Tôi có thể giúp anh [chị] điều gì?” hay “Nào, ta bắt đầu. Xin anh [chị] cho biết chúng ta có thể trao đổi với nhau vấn đề gì?” v.v...

Gợi hỏi

Hỏi khách hàng các thông tin liên quan đến hoàn cảnh, sức khỏe, nhu cầu tránh thai và bảo vệ kép để lượng giá xem khách hàng đã hiểu biết các vấn đề đó thế nào. Nên sử dụng các câu hỏi mở, không dùng các câu để khách chỉ có thể trả lời “có”, “không”.

Chăm chú lắng nghe, không bao giờ tỏ ra sốt ruột, ngắt lời khách hàng. Dùng ngôn ngữ hình thể biểu hiện sự tán đồng [mỉm cười, gật đầu], sự thông cảm [lắng nghe, chăm chú, nét mặt], có khi chọn từ ngữ thích hợp giúp cho khách hàng diễn tả điều mà họ đang lúng túng, chưa biết nói như thế nào.

Khai thác kiến thức và hành vi hiện tại của khách hàng về các BPTT, cố gắng phát hiện những nhận thức sai lệch của khách hàng, nhưng tránh nói nhiều, đặc biệt không phê phán những nhận thức chưa đúng của khách hàng đã nêu ra.

Hỏi thông tin về bạo hành phụ nữ, đặc biệt với khách hàng không sử dụng BPTT mặc dù không muốn có thai.

Giới thiệu

Giới thiệu những BPTT hiện có tại cơ sở y tế và trên thị trường.

Cung cấp đầy đủ các thông tin về cả ưu điểm lẫn nhược điểm, các tác dụng phụ và tai biến có thể gặp của từng BPTT. Với những điểm qua gợi hỏi đã biết khách hàng hiểu đúng thì không nói nhiều và nên nhấn mạnh như: “Anh [chị] đã biết rất đúng rằng...”. Với những điều khách hàng chưa rõ thì giải thích kỹ. Với những điều khách hàng hiểu chưa đúng nên lựa lời nói để khách hàng có nhận thức lại nhưng không bao giờ nói là họ đã nhận thức sai.

Bàn về nhu cầu tránh thai và nhu cầu phòng NKLTQĐTD: bảo vệ kép.

Giúp đỡ

Giúp khách hàng tự lựa chọn một BPTT thích hợp nhất với họ. Có thể đưa ra vài ba BPTT phù hợp với chỉ định cụ thể của khách để họ quyết định.

Trường hợp khách hàng lựa chọn một BPTT nhưng thấy không đúng chỉ định [ví dụ muốn dùng vòng tránh thai trong khi đang có nhiều khí hư] thì giải thích lý do chưa áp dụng được vào thời điểm đó để họ chọn một BPTT khác.

Không bao giờ áp đặt BPTT theo ý chủ quan cho là tốt nhất.

Giải thích

Khi khách hàng đã chấp nhận một BPTT, cần giải thích đầy đủ về cách sử dụng BPTT đó.

Chỉ dẫn rõ ràng quá trình thực hiện [bao cao su, BPTT tự nhiên, biện pháp cho bú vô kinh] và các thủ tục để tiến hành [nếu là các BPTT lâm sàng như đặt DCTC, triệt sản].

Giải thích những nguyên nhân có thể dẫn đến thất bại và cách phòng tránh.

Trình bày rõ các tác dụng phụ có thể gặp và cách xử trí tại nhà và khi nào cần đi khám lại.

Nêu cho khách biết những cảnh báo có thể có thai [vỡ kế hoạch] hay biến chứng và cách xử trí.

Nói rõ mức độ phục hồi của BPTT sau khi ngừng sử dụng.

Giải thích tại sao cần phải đến kiểm tra định kỳ và khuyên thực hiện đầy đủ.

Giải thích một cách thỏa đáng những hiểu biết sai lệch của khách hàng.

Sau khi giải thích cần có một số câu hỏi lại để thu nhận thông tin phản hồi.

[Hẹn] Gặp lại

Trước khi chào tạm biệt, dặn dò khách hàng những điểm quan trọng nhất, hẹn khám kiểm tra định kỳ và nói cho khách hàng biết lúc nào cũng sẵn sàng đón tiếp họ.

Cung cấp cho khách hàng các tư liệu truyền thông có sẵn tại cơ sở.

Trong 6 bước tư vấn trên, trừ bước 1 và 6 phải thực hiện lúc đầu và cuối, còn lại các bước khác cần áp dụng linh hoạt, xen kẽ và bổ sung lẫn nhau.

Video liên quan

Chủ Đề