Kế hoạch nghi binh Chiến dịch Tây Nguyên

08:28, 02/09/2020

Trong chuyến công tác tại tỉnh Gia Lai vừa qua, tôi may mắn được gặp gỡ và trò chuyện với Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, hiện đang sinh sống tại Hà Nội.

Mặc dù chiến tranh đã lùi xa 45 năm nhưng khi trở về với mảnh đất Tây Nguyên, với bà con buôn làng, ký ức về những năm tháng chiến đấu vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của vị tướng già.

Trung tướng Khuất Duy Tiến sinh năm 1931, ở huyện Thạch Thất [Hà Nội], khi mới 12 tuổi đã tham gia cách mạng. Trong Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ông là Trung tá, Trưởng Phòng tác chiến Mặt trận Tây Nguyên [B3].

Kể lại những ngày tháng khốc liệt của chiến tranh, kỷ niệm mà ông nhớ nhất đó là “Kế hoạch nghi binh” do chính tay ông viết trong Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 được các đơn vị phối hợp thực hiện rất tốt. Lực lượng của địch ở chiến trường Tây Nguyên thời điểm đó khoảng 30.000 quân được trang bị đầy đủ phương tiện, máy móc hiện đại, tối tân nhất.

Tháng 9-1974, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên được giao nhiệm vụ chuẩn bị mở Chiến dịch Tây Nguyên nhằm tiêu diệt địch theo đường 14 qua Đức Lập, giải phóng Gia Nghĩa [nay thuộc tỉnh Đắk Nông] mở hành lang chiến lược nối liền Tây Nguyên với Đông Nam bộ.

Tháng 1-1975, Bộ Tổng Tư lệnh lại xác định nhiệm vụ, mục tiêu là: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng tỉnh Đắk Lắk, trong đó mục tiêu then chốt, quyết định là thị xã Buôn Ma Thuột. Do đó, từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 2-1975, lực lượng của ta được tăng cường lên chiến trường Tây Nguyên với quân số lên đến hơn 65.000 người, trong đó có hơn 43.000 người trực tiếp tham chiến. Song song với việc tăng cường binh lực, Mặt trận B3 còn được bổ sung một lượng vật chất, vũ khí, trang thiết bị rất lớn.

Trung tướng Khuất Duy Tiến trò chuyện cùng thế hệ trẻ.

Để giữ bí mật cho chiến dịch, tháng 10-1974, ông được giao nhiệm vụ xây dựng “Kế hoạch nghi binh”. Sau 2 tuần soạn thảo, kế hoạch nghi binh với 10 trang giấy viết tay của Trung tướng Khuất Duy Tiến được phổ biến rộng rãi ở các đơn vị. Theo đó, khi nhận kế hoạch tác chiến mà có chữ “Kế hoạch B” [tức kế hoạch nghi binh] thì chỉ huy đơn vị không làm theo, để nghi binh và giữ bí mật tuyệt đối về kế hoạch thật của chiến dịch. Trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch nghi binh từ giữa tháng 11-1974 đến đầu tháng 3-1975, những phương án nghi binh được ta triển khai rầm rộ như: đêm đêm các xe kéo pháo, xe tăng cơ động thay đổi vị trí, các xe vận tải tăng cường vận tải hàng hóa, quân - dân ra sức củng cố hầm hào, công sự chiến đấu; đồng thời ta cho phao tin sắp đánh lớn ở Gia Lai, Kon Tum khiến cho địch lập tức điều động lực lượng lên khu vực này, trong khi đó Buôn Ma Thuột không có kế hoạch phòng thủ.

Theo Trung tướng Khuất Duy Tiến, việc nghi binh nhằm đánh lừa địch lên phía Bắc Tây Nguyên, trong khi ta bí mật để hai sư đoàn chủ lực là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 hành quân xuống Nam Tây Nguyên bao vây, cô lập Buôn Ma Thuột để có được thắng lợi trong trận then chốt. Kế hoạch nghi binh thắng lợi không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn giảm mức thương vong thấp nhất cho lực lượng của ta để nhanh chóng giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột, đẩy địch vào thế bị động, bất ngờ, tạo thế tiến công liên tiếp giải phóng An Khê [12-3], Kon Tum, Pleiku [17-3], Kiến Đức [20-3], Gia Nghĩa [22-3]. Sau khi làm chủ Tây Nguyên [24-3], thừa thắng xông lên, từ ngày 25-3 đến 3-4, quân ta tiến xuống đồng bằng ven biển giải phóng Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang - Cam Ranh.

Trung tướng Khuất Duy Tiến [bìa trái] cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng thắp hương viếng các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Gia Lai.

Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên và một số tỉnh duyên hải miền Trung, tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh cách mạng, làm thay đổi cơ bản lực lượng giữa ta và địch, đưa cuộc tiến công chiến lược phát triển thành Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trung tướng Khuất Duy Tiến cho rằng, để làm nên chiến thắng này là nhờ bộ đội ta có tinh thần chiến đấu dũng cảm, không ngại gian khổ, khó khăn, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù.

Bên cạnh đó còn là nghệ thuật quân sự sáng tạo, linh hoạt của các cấp chỉ huy, biết phân tích thế trận giữa ta và địch. Đó là sự kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta, là sự sáng tạo của Quân đội nhân dân Việt Nam dưới ánh sáng soi đường của Đảng, Bác Hồ, giúp quân đội làm nên những chiến thắng vẻ vang, tô thắm thêm lịch sử hào hùng của dân tộc và mãi là niềm tự hào của các thế hệ tiếp bước.

Thế Hùng

Cuối năm 1974, cục diện chiến trường miền Nam trên đà chuyển biến, có lợi cho cách mạng Việt Nam, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch chiến lược chính trên chiến trường Tây Nguyên. Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên xác định, để cô lập và đánh chiếm Buôn Ma Thuột nhanh nhất, cần phải lên kế hoạch nghi binh để lừa địch. Khi đó, Sư đoàn 968 đang đứng chân tại Nam Lào được lệnh gấp rút hành quân về tham gia Chiến dịch Tây Nguyên.
 Sư đoàn 968 có trách nhiệm thu hút sự tập trung của địch lên hướng Bắc Tây Nguyên, khiến cho địch lầm tưởng quân ta đang chuẩn bị đánh Kon Tum, Gia Lai, nhưng thực tế, ta lại âm thầm, bí mật điều quân xuống phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột. Đầu tháng 3-1975, thực hiện ý định nghi binh lừa địch nhằm kéo lực lượng của Sư đoàn 23 Ngụy từ Buôn Ma Thuột về 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, tạo điều kiện cho lực lượng chủ lực của ta tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột.  Trong các hoạt động nghi binh, các lực lượng tham gia chiến dịch vẫn tuyệt đối giữ được bí mật, càng khiến cho địch khẳng định ta chuẩn bị đánh vào Kon Tum, Gia Lai. Sư đoàn 968 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn bộ binh 19 và Tiểu đoàn 13 pháo binh tổ chức đánh các chốt tiền tiêu vòng ngoài thị xã Playku với trận mở màn vào cứ điểm Chốt Mỹ.    

CCB Nguyễn Quang Tài tích cực nghiên cứu tài liệu, xây dựng Hội CCB thành phố Từ Sơn ngày càng trong sạch vững mạnh.

Chốt Mỹ là một cứ điểm trọng yếu án ngữ phía Tây Nam Playku. Tại đây, địch bố trí Đại đội 1, Tiểu đoàn 67 thuộc liên đoàn biệt động Ngụy số 25. Hướng Tây Nam, địch bố trí 3 lớp rào kẽm gai, có các bãi mìn chống bộ binh; hướng Bắc có cổng chính ra vào thông với Quốc lộ 19; hướng Đông có cổng phụ. Bên trong cứ điểm, địch xây dựng 3 lô cốt kiên cố, hầm ngầm, nối liền là giao thông hào chằng chịt. Khi ấy, ông Nguyễn Quang Tài làm Trung đội trưởng Trung đội 1, Tiểu đoàn 13 pháo binh. Ông Nguyễn Quang Tài kể lại: “Đêm 28-2-1975, các mũi, hướng của ta bắt đầu hành quân chiếm lĩnh trận địa. Đến ngày 1-3, quân ta đã đào xong công sự ngụy trang, hỏa lực sẵn sàng nổ súng tiến công địch. 16 giờ ngày 1-3, sau khi nhận hiệu lệnh từ điểm cao Chư Nghé, pháo của ta đồng loạt bắn vào các mục tiêu định sẵn trong cứ điểm Chốt Mỹ. Cùng với đó, các Đại đội của Trung đoàn bộ binh 19 cũng ồ ạt tấn công”.  17 giờ ngày 1-3-1975, quân ta đã làm chủ được cứ điểm Chốt Mỹ, tiêu diệt 57 tên địch, thu 35 súng và nhiều trang bị khác. Đây là trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng quy mô vừa, giành thắng lợi lớn, hiệu suất cao, động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trong các giai đoạn tiếp theo. Chiến thắng Chốt Mỹ mở màn cho chiến dịch nghi binh lừa địch về 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, tạo điều kiện cho lực lượng chủ công của ta đánh chiếm, giải phóng Buôn Ma Thuột.   Với phương châm “Đánh nhanh, tiêu diệt gọn các mục tiêu chủ yếu, quan trọng, làm chủ chiến trường, thu vũ khí, bắt tù binh”, ông Tài cùng Tiểu đoàn 13 pháo binh tiếp tục hiệp đồng với các lực lượng đồng loạt tiến công các khu đồn, ấp chiến lược, đồn bảo an, tiêu diệt địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ, giải phóng thị xã Playku và  cả tỉnh Gia Lai vào ngày 17-3-1975. Sau đó, ông Nguyễn Quang Tài cùng đồng đội tiếp tục tiến công giải phóng Ninh Hòa, Cam Ranh, Phan Thiết rồi hành quân “thần tốc” tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn.

Sau nhiều năm phục vụ trong quân ngũ, năm 2007, Đại tá Nguyễn Quang Tài nghỉ hưu theo chế độ Nhà nước. Từ đó đến nay, ông tích cực tham gia công tác tại địa phương. Trên cương vị Chủ tịch Hội CCB thành phố Từ Sơn, ông Tài ông luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, tích cực cùng Ban Chấp hành xây dựng kế hoạch, chương trình nâng cao chất lượng tổ chức Hội; nỗ lực chăm lo đời sống hội viên, thực hiện tốt hoạt động “Nghĩa tình đồng đội”; đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Phong Vân

Cập nhật: 30/04/2021 | 07:46

Viện Lịch sử khoa học [Bộ Quốc phòng] phối hợp với Quân đoàn 3 tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975” tại TP. Plâyku [Gia Lai] vào ngày 29/5/2020. Về tham dự hội thảo có nhiều nhân chứng lịch sử đã từng tham gia Chiến dịch Tây Nguyên.

Trong đó, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng LLVT Nhân dân, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3 là người có công lớn trong việc xây dựng kế hoạch nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên lịch sử. Bên lề hội thảo, vị tướng già đã dành thời gian chuyện trò, kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên.

Trung tướng Khuất Duy Tiến phát biểu tại Hội thảo “Chiến thắng Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975”

Trung tướng Khuất Duy Tiến SN 1931, ở huyện Thạch Thất [Hà Nội], khi mới 12 tuổi đã tham gia cách mạng. Lúc diễn ra Chiến dịch Tây Nguyên lịch sử, ông là Trung tá - Trưởng Phòng tác chiến Mặt trận Tây Nguyên [B3]. Kể lại những ngày tháng khốc liệt của chiến tranh, kỷ niệm mà ông nhớ nhất đó là kế hoạch nghi binh do chính tay ông viết trong Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, được các đơn vị phối hợp thực hiện rất tốt.

Theo Trung tướng Khuất Duy Tiến, tháng 9/1974, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên được giao nhiệm vụ chuẩn bị mở Chiến dịch Tây Nguyên nhằm tiêu diệt địch theo đường 14 qua quận Đức Lập, giải phóng Gia Nghĩa, tỉnh Quảng Đức [nay là tỉnh Đắk Nông] để mở hành lang chiến lược nối liền Tây Nguyên với Đông Nam bộ.

Tháng 1/1975, Bộ Tổng Tư lệnh lại xác định nhiệm vụ là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng tỉnh Đắk Lắk, trong đó mục tiêu then chốt, quyết định là thị xã Buôn Ma Thuột. Do đó, từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 2/1975, lực lượng của ta được tăng cường lên chiến trường Tây Nguyên. Cùng với việc tăng cường binh lực, Mặt trận B3 còn được bổ sung một lượng vật chất, vũ khí, trang thiết bị rất lớn.

Để giữ bí mật cho chiến dịch, tháng 10/1974, ông được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch nghi binh. Sau 2 tuần soạn thảo, kế hoạch nghi binh với 10 trang giấy viết tay của ông được phổ biến rộng rãi ở các đơn vị, với mật danh “Kế hoạch B”.

Trung tướng Khuất Duy Tiến trò chuyện thân mật với sĩ quan Quân đoàn 3

Trong suốt thời gian từ giữa tháng 11/1974 đến đầu tháng 3/1975, những phương án nghi binh được quân ta triển khai rầm rộ như đêm đêm các xe kéo pháo, xe tăng cơ động thay đổi vị trí; các xe vận tải tăng cường vận tải hàng hóa; quân dân ra sức củng cố hầm hào, công sự chiến đấu. Đồng thời, quân ta cho phao tin sắp đánh lớn ở Gia Lai, Kon Tum, khiến cho địch lập tức điều động lực lượng lên khu vực này, trong khi đó Buôn Ma Thuột không có kế hoạch phòng thủ.

Theo Trung tướng Khuất Duy Tiến, việc nghi binh nhằm đánh lừa địch dồn quân lên phía Bắc Tây Nguyên, trong khi 2 sư đoàn chủ lực của ta là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 hành quân xuống Nam Tây Nguyên bao vây, cô lập Buôn Ma Thuột để giành thắng lợi then chốt. Kế hoạch nghi binh giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột thắng lợi không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn giảm mức thương vong thấp nhất cho lực lượng ta, đẩy địch vào thế bị động, bất ngờ, tạo thế tiến công liên tiếp giải phóng An Khê [12/3], Kon Tum, Plâyku [17/3], Kiến Đức [20/3], Gia Nghĩa [23/3]. Sau khi làm chủ Tây Nguyên [24/3], thừa thắng xông lên, từ ngày 25/3 đến 3/4, quân ta tiến xuống đồng bằng ven biển giải phóng Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh...

Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên và một số tỉnh duyên hải miền Trung, tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh cách mạng, làm thay đổi cơ bản lực lượng giữa ta và địch, đưa cuộc tiến công chiến lược phát triển thành Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trung tướng Khuất Duy Tiến [bìa trái] cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Trung tướng Khuất Duy Tiến cho rằng, để làm nên chiến thắng cuối cùng, bên cạnh tinh thần chiến đấu dũng cảm, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta còn là nghệ thuật quân sự sáng tạo, linh hoạt của các cấp chỉ huy, biết phân tích thế trận giữa ta và địch. Đó là sự kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta, là sự sáng tạo của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới ánh sáng soi đường của Đảng, Bác Hồ, giúp quân đội làm nên những chiến thắng vẻ vang, tô thắm thêm lịch sử hào hùng của dân tộc.

Sau nhiều năm trở lại với chiến trường xưa, Trung tướng Khuất Duy Tiến rất vui mừng trước sự đổi thay của vùng đất này. Tâm sự với chúng tôi, ông vui nhất là đời sống người dân ở đây ngày càng khá lên, quân đội chính quy, hiện đại.

Tuy nhiên, ông cũng rất trăn trở là mặc dù có nhiều nỗ lực song hiện nay nhiều đồng đội hy sinh nhưng vẫn chưa tìm thấy để quy tập. Ông mong lực lượng quân đội, chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, để các anh có nơi yên nghỉ đàng hoàng.

Bài, ảnh: Hoàng Thanh

Video liên quan

Chủ Đề