Ứ dịch tai vòi là gì

Ứ dịch ống dẫn trứng là tình trạng tích tụ dịch vô trùng trong ống dẫn trứng. Ứ dịch ống dẫn trứng thường là hậu quả và giai đoạn cuối của ứ mủ ống dẫn trứng, ống dẫn trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn do nhiễm trùng. Ứ mủ ống dẫn trứng nếu nặng có thể lan đến các cấu trúc xung quanh và tạo thành abces ống dẫn trứng buồng trứng.

Ống dẫn trứng là nơi tinh trùng gặp và thụ tinh với trứng, tạo thành phôi. Ống dẫn trứng ứ dịch sẽ cản trở quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Biến chứng quan trọng nhất của ứ dịch ống dẫn trứng là gây vô sinh. Thông thường bệnh nhân được vô tình phát hiện ứ dịch ống dẫn trứng khi khám vô sinh thông qua chụp hình cản quang buồng tử cung ống dẫn trứng hoặc siêu âm. Đa phần tình trạng viêm nhiễm trước đó không có biểu hiện lâm sàng mà âm thầm dẫn đến ứ dịch ống dẫn trứng. Một số trường hợp có thể đến khám vì bệnh cảnh abces phần phụ.

Chẩn đoán

Đa số bệnh nhân được phát hiện ứ dịch ống dẫn trứng khi đi khám vô sinh và được chỉ định chụp cản quang buồng tử cung ống dẫn trứng [HSG: hysterosalpingography]. HSG thường được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân có tiền sử hút nạo lòng tử cung [hút nạo thai, hút lòng tử cung do bệnh lý niêm mạc tử cung]
  • Nhiễm Chlamydia hoặc lao vùng chậu
  • Tiền sử đau vùng chậu lặp lại không rõ nguyên nhân
  • Vô sinh nhiều năm [> 3 năm]
  • Vô sinh không rõ nguyên nhân
  • Tiền sử phẫu thuật vùng chậu: cắt ruột thừa viêm, nội soi bóc u nang buồng trứng, …
  • Thất bại làm tổ nhiều lần
  • Nghi ứ dịch ống dẫn trứng qua siêu âm ngả âm đạo cũng cần được xác định lại bằng chụp HSG

Hình ảnh ứ dịch ống dẫn trứng trên phim chụp cản quang buồng tử cung ống dẫn trứng [HSG]

Hình ảnh ứ dịch ống dẫn trứng điển hình qua siêu âm ngả âm đạo: dấu hiệu lambda [“λ”], các nếp gấp niêm mạc vòi trứng phù nề tạo ra các vách ngăn không hoàn toàn

Hình ảnh ứ dịch ống dẫn trứng qua nội soi ổ bụng

Điều trị vô sinh khi có ứ dịch ống dẫn trứng

Điều trị ứ dịch ống dẫn trứng ở bệnh nhân vô sinh có các phương pháp lựa chọn sau đây:

1. Nội soi tái tạo ống dẫn trứng

Phẫu thuật tái tạo ống dẫn trứng sẽ được cân nhắc dựa trên trình độ của phẫu thuật viên, cơ sở vật chất của trung tâm điều trị, tuổi của bệnh nhân, thời gian mong con, nguyên nhân vô sinh và nhất là độ nặng của ứ dịch ống dẫn trứng. Bệnh nhân sẽ được giải thích về khả năng ứ dịch ống dẫn trứng tái phát và phải phẫu thuật lại. Bên cạnh đó, khả năng bị thai ngoài tử cung cũng có thể xảy ra sau nội soi tái tạo.

Vì ứ dịch ống dẫn trứng có thể tái phát nhanh trong vòng 3-6 tháng, sau khi nội soi, bệnh nhân nên áp dụng một phương pháp điều trị tích cực để sớm có con hơn là để có thai tự nhiên. Kích thích buồng trứng phối hợp bơm tinh trùng vào buồng tử cung có thể là một lựa chọn.

2. Nội soi kẹp cắt ống dẫn trứng

Đây là phương pháp điều trị triệt để hơn đối với trường hợp ứ dịch ống dẫn trứng nặng hoặc tái phát. Trong trường hợp bệnh nhân không có tiền sử bị abces phần phụ, chỉ cần kẹp sát góc ống dẫn trứng bị ứ dịch. Ngược lại, với những bệnh nhân từng có tiền sử abces phần phụ, nhiễm trùng vùng chậu tái phát nhiều lần, đau hạ vị nhiều lần không rõ nguyên nhân, nên tiến hành cắt ống dẫn trứng để tránh tái phát về sau. Mặc dù dịch trong ống dẫn trứng là vô trùng, ứ dịch ống dẫn trứng có thể bị nhiễm trùng tái phát và dẫn đến ứ mủ vòi trứng hoặc abces phần phụ. Nếu chỉ có một ống dẫn trứng bị ứ dịch, sau nội soi kẹp / cắt ống dẫn trứng, bệnh nhân có thể có thai tự nhiên hoặc có thể được điều trị bằng phương pháp kích thích buồng trứng bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

Đối với những bệnh nhân đã có chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm, cũng cần nội soi để giải quyết tình trạng ứ dịch, tránh không cho dịch tích tụ ở ống dẫn trứng có thể đổ vào buồng tử cung và huỷ phôi. Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm không phẫu thuật để giải quyết ứ dịch chỉ là 22,5%, so với nhóm phẫu thuật là 45,7%. Có đến 50% bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần có tình trạng ứ dịch ống dẫn trứng.

Việc kẹp cắt ống dẫn trứng có ảnh hưởng đến đáp ứng buồng trứng khi kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm hay không vẫn còn bàn cãi. Một phân tích gộp trên 13 nghiên cứu cho thấy kẹp cắt ống dẫn trứng không làm giảm đáp ứng buồng trứng của bệnh nhân nếu bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ngay sau đó, nhưng có thể ảnh hưởng đến dự trữ buồng trứng của bệnh nhân sau này. Đối với những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng kém, có thể tiến hành kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm, trữ phôi toàn bộ, nội soi kẹp / cắt ống dẫn trứng và chuyển phôi trữ lạnh sau đó.

Hỏi - 25/07/2014
Vợ em đi khám phụ khoa bên bệnh viện phụ khoa quốc tế, sau khi siêu âm thì chuẩn đoán là bị ứ dịch tai vòi bên phải. Sau đó vợ  chồng em có qua Từ Dũ vào thẳng phòng hiếm muộn gặp bác sĩ tư vấn thì nhận được 1 đơn thuốc dặn sau khi có kinh trở lại thì uống. Nay vợ em đã uống hết thuốc nhưng chưa đi siêu âm, mấy bữa nay đang bị đau bụng trở lai. Xin bác sĩ cho biết cách điều trị, bệnh này có nguy hiểm không, điều trị như thế nào, có thể dẫn tới vô sinh không?

Trả lời
Chào em,

Ứ dịch tai vòi 2 bên thường gây chậm có con và sau khi có thai thì dễ bị thai ngoài tử cung, đôi khi gây đau bụng âm ỉ vụng hố chậu hay vùng bụng dưới do bị viêm phần phụ hoặc áp xe phần phụ. Nếu 2 vợ chồng em mong con thì phải quay lại khoa hiếm muộn, bác sĩ sẽ hổ trợ sinh sản để dễ có thai hơn nhé!

Thân mến,

ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ

Hỏi - 17/10/2013
Em bị đau bụng đi siêu âm phát hiện bị ứ dịch tai vòi trái. Bệnh viện cho thuốc uống. Nhưng nghe nói bệnh này có thể dẫn đến vô sinh phải không. Vậy thuốc đó có nên uống không

Trả lời
Chào chị

Ứ dịch tai vòi là một tình trạng viêm nhiễm dính làm tắc tai vòi vì vậy bác sĩ cho chị uống thuốc hy vọng tình trạng viêm nhiễm đáp ứng thuốc tốt sự ứ dịch sẽ cải thiện làm giảm tình trạng viêm tắc tai vòi. Ứ dịch tai vòi nếu cả 2 bên sẽ gây vô sinh vì vậy uống thuốc hay không là do chị quyết định chứ không phải bác sĩ.

BS. CK2. Hồ Kỳ Thu Nguyệt

Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ

Có đến 20-30% phụ nữ vô sinh hiếm muộn do viêm, ứ dịch hoặc bị tắc vòi trứng vì quá trình thụ tinh không xảy ra bởi tinh trùng không thể gặp trứng. Do đó, tắc vòi trứng là một chứng bệnh không thể xem thường. 

Ứ dịch vòi trứng là gì?

Một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản là ứ dịch vòi trứng hay ứ dịch ống dẫn trứng, bệnh này cũng nằm trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. 

Chức năng của vòi trứng là dẫn trứng đã qua thụ tinh với tinh trùng về cổ tử cung làm tổ và phát triển. Khi vòi trứng bị ứ dịch sẽ khiến cho quá trình trên gặp khó khăn, nếu diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới vô sinh.

Nguyên nhân ứ dịch vòi trứng

Ứ dịch vòi trứng xảy ra do nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:

  • Do các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu do nhiễm lậu hoặc do viêm dính vòi trứng
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh, không đảm bảo an toàn
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hàng ngày, không vệ sinh trước sau khi quan hệ tình dục và trong thời gian kinh nguyệt
  • Ứ dịch vòi trứng hậu phẫu thuật ống dẫn trứng, viêm vùng chậu
Ứ dịch vòi trứng

Biểu hiện của ứ dịch vòi trứng

Bệnh ứ dịch vòi trứng rất khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác nên các chị em thường chủ quan. vì vậy để phát hiện chính xác bản thân có mắc ứ dịch vòi trứng hay không, người bệnh cần được siêu âm kiểm tra.

Dưới đây là một số biểu hiện đặc biệt khi bị ứ dịch vòi trứng mà chị em cần lưu ý:

  • Đau bụng, vùng bụng dưới đau âm ỉ, đau ổ bụng, đặc biệt đau dữ dội gần chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Kinh nguyệt ra nhiều thất thường, kéo dài nhiều ngày 
  • Khó có thai dù đã lấy chồng nhiều năm và quan hệ tình dục thường xuyên, không mắc các bệnh liên quan tới buồng trứng, tử cung
  • Những biểu hiện khác có thể xảy ra: dịch âm đạo ra nhiều, đau rát khi quan hệ…

Ảnh hưởng của ứ dịch vòi trứng

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh ứ dịch vòi trứng có thể gây ra những biến chứng và tổn thương khác như:

  • Gây vô sinh: Ống dẫn trứng bị ứ dịch sẽ khiến cho trứng và tinh trùng không thể gặp nhau nên khả năng thụ thai trở nên kém đi.
  • Bị ứ dịch vòi trứng trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc vòi trứng tắc hoàn toàn, khi viêm nhiễm nặng sẽ phải cắt vòi trứng.
  • Nội mạc tử cung bị tổn thương: dịch viêm từ vòi trứng có thể chảy vào buồng tử cung gây nên tình trạng viêm mạn tính nội mạc tử cung

Ngoài ra tình trạng ứ dịch vòi trứng còn làm thay đổi hệ miễn dịch cơ thể dẫn đến phôi khó lòng làm tổ, do đó có thể gây nên tình trạng hiếm muộn. 

Phương pháp điều trị ứ dịch vòi trứng

Để có hướng điều trị phù hợp, người bệnh cần thực hiện các phương pháp xét nghiệm chính xác từ dấu hiệu bệnh, mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

Các phương pháp để điều trị bệnh ứ dịch ống dẫn trứng như sau:

  • Thông tắc vòi trứng bằng bơm hơi: được coi là phương pháp điều trị ứ dịch vòi trứng phổ biến, thực hiện bằng cách dùng bơm hơi để thông chỗ tắc vòi trứng. Tuy nhiên phương pháp này lại không mang lại hiệu quả cao và rất dễ tái phát.
  • Phẫu thuật nội soi thông ống dẫn trứng: Trường hợp ống dẫn trứng bị tắc đoạn gần thai do mảng mô nhỏ gây tắc ống dẫn trứng hoặc do viêm nhiễm gây ra tắc nghẽn, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nội soi đặt vào ống dẫn trứng rồi đưa catheter vào ống dẫn trứng, rồi thông ống dẫn trứng. 
  • Phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi trứng: Phương pháp nội soi tái tạo loa vòi trứng sẽ thực hiện chức năng mở thông loa vòi dẫn trứng tạo điều kiện cho tinh trùng gặp trứng dễ dàng hơn, tăng khả năng thụ thai cao hơn. 
  • Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Khi ứ dịch vòi trứng trở nên nặng hơn khiến vòi trứng không còn khả năng tái tạo sẽ phải thực hiện phương pháp cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị ứ dịch tắc nghẽn. Nếu thực hiện phương pháp này, bệnh nhân sẽ không còn khả năng mang thai tự nhiên nhưng lại giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.

Phòng bệnh ứ dịch vòi trứng

Mỗi chị em cần có ý thức ngăn ngừa ứ dịch vòi trứng bằng cách giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt trong ngày đèn đỏ và sau khi quan hệ. Lưu ý không lạm dụng dung dịch vệ sinh có thành phần sát khuẩn cao, không tự ý thụt rửa âm đạo. 

Trong quá trình quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. 

Ngoài ra, bản thân mỗi người nên chọn cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, tránh căng thẳng mệt mỏi, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Xem thêm:

Tinh trùng sản xuất trong bao lâu? Cách giúp tinh trùng khỏe mạnh

Bạn có biết thời gian tinh trùng hồi phục là bao lâu?

Tinh dịch và tinh trùng có gì khác nhau?

Video liên quan

Chủ Đề