Kết cấu ô to là gì

Hàng ngày bạn điều khiển một chiếc xe ô tô nhưng bạn đã hiểu về nó?

Để cung cấp thông tin cho những độc giả mê khám phá, DPRO tổng hợp bài viết về cấu tạo chung của ô tô.

Sau bài viết này, bạn sẽ biết một chiếc ô tô được tạo nên từ những bộ phận nào và có nhiệm vụ gì? 

Mục lục nội dung bài viết

  • Cấu tạo chung của ô tô
    • 1.     Động cơ ô tô
    • 2.     Hệ thống khung gầm
    • 3.     Điện ô tô
    • 4.     Cabin/khoang hành khách
    • 5.     Các hệ thống phụ trợ

Cấu tạo chung của ô tô

Cấu tạo chung của ô tô gồm 5 phần chính:  Động cơ, hệ thống khung gầm, hệ thống điện, cabin/khoang hành khách, và các hệ thống phụ trợ khác.

Các thành phần cấu tạo chung của ô tô

Chúng ta sẽ đi vào chi tiết, đặc điểm từng bộ phận.

1.     Động cơ ô tô

Động cơ được coi là “con tim”- là nguồn động lực của ô tô. Khi động cơ làm việc sẽ biến nhiệt năng thành cơ năng và truyền đến các bánh xe sau đó làm cho chiếc xe chuyển động được.

Động cơ ô tô

Theo các cách phân loại, động cơ bao gồm :

  • Theo nguyên liệu sử dụng, có3 loại: Động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ gas.
  • Theo chu trình làm việc có : Động cơ 4 kỳ, động cơ 2 kỳ.
  • Theo số xy lanh có các loại : 3 xy lanh, 4 xy lanh, 5 xy lanh, 6 xy lanh, 8 xy lanh…

Các thành phần của động cơ xe ô tô

Động cơ gồm rất nhiều bộ phận, chi tiết phức tạp . Nó có thể bao gồm rất nhiều bộ phận, nhưng những chi tiết quan trọng đó là:

  • Bưởng máy
  • Piston
  • Trục cam – cò
  • Xu pát
  • Bugi
  • Thanh truyền lực
  • Các hệ thống bánh răng, dây cu loa….

Những chiếc ô tô hiện nay thường sử dụng động cơ 4 kỳ.

2.     Hệ thống khung gầm

Hệ thống khung gầm ô tô bao gồm nhiều các hệ thống với các nhiệm vụ khác nhau.

Hệ thống khung gầm xe ô tô

Hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực bao gồm bộ ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, bộ truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục.

Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là dùng để truyền moment xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động, đồng thời cũng giúp thay đổi độ lớn và chiều hướng của moment xoắn.

Hệ thống phanh xe

Hệ thống phanh có tác dụng làm giảm tốc độ, hoặc dừng xe và giữ cho xe ô tô

đứng yên trên dốc.

Hệ thống phanh có một số cách phân loại khác nhau;

  • Theo cách điều khiển : Phanh chân, phanh tay.
  • Theo kết cấu của cơ cấu phanh : Phanh trống, phanh đĩa, phanh dải.
  • Theo cơ cấu dẫn động phanh : Phanh dầu, phanh hơi, phanh dầu trợ lực bằng sức hút chân không, phanh dầu trợ lực bằng khí nén, phanh cơ khí.

Hệ thống phanh cần đảm bảo

  • Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh gấp.
  • Phanh êm trong mọi trường hợp.
  • Điều khiển nhẹ nhàng.
  • Xe không bị trượt khi phanh.
  • Không có hiện tượng phanh bị bó hoặc ăn lệch.

Hệ thống lái

Hệ thống lái dùng để giữ hướng chuyển động của xe hoặc thay đổi theo sự điều khiển của người lái và đảm bảo độ êm cho xe .

Hệ thống lái xe ô tô

Hệ thống lái bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Vô lăng lái
  • Trục lái
  • Bộ phận hỗ trợ lái
  • Thước lái
  • Hệ thống giảm xóc và bánh xe.

Hệ thống treo

Có tác dụng nâng đỡ động cơ và toàn bộ thân xe. Hệ thống treo yêu cầu đảm bảo độ cứng vừa phải đảm bảo độ giảm xóc để xe di chuyển êm ái.

Hệ thống khung, vỏ xe

Các loại xe con hiện nay, thường có 2 loại cấu tạo khung vỏ gồm:

  • Loại khung rời với vỏ như SUV, Pickup…
  • Loại khung liền vỏ như Sedan, compack…

Khung vỏ được ví như hệ xương trên cơ thể con người để tất cả những phần khác của  ô tô bám vào.

Hệ thống khung vỏ xe

Khung vỏ xe giúp cho xe tạo ra hình dáng bên ngoài và ổn định kết cấu bên trong.

Vành bánh xe và lốp

Có tác giúp giảm a xóc và tạo lực bám tốt với mặt đường. Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.

>> Xem thêm

  • Bảo vệ xe toàn diện với Phủ gầm cao su non cho ô tô

3.     Điện ô tô

Điện ô tô là thành phần đóng vai trò ngày càng quan trọng cấu tạo cơ bản của ô tô. Tuy rằng nó chiếm rất ít diện tích so với toàn bộ xe nhưng ngày càng được nâng cấp và tích hợp nhiều chức năng hiện đại.

Hệ thống điện ô tô

Nhiều công nghệ thông minh đang được tích hợp nhờ hệ thống điện – điện tử ô tô.

Hệ thống điện bao gồm điện động cơ và điện thân xe với hệ thống cung cấp điện, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ thống tín hiệu và chiếu sáng, hệ thống thông tin, chẩn đoán…

4.     Cabin/khoang hành khách

Trong cabin chưa nội thất ô tô. Tuy bộ phận này không quan trọng như các bộ phận trên nhưng nó tạo ra sự thoải mái và tiện nghi cho người dùng.

Cabin /khoang hành khách

Hiện nay các chủ xe đều quan tâm nhiều hơn đến nội thất xe. Nội thất xe bao gồm:

  • Hệ thống bọc tiêu âm quanh bên trong xe.
  • Toàn bộ ghế ngồi và những bộ phận điều chỉnh ghế.
  • Các túi khí, dây thắt an toàn.
  • Bộ phận chiếu sáng bên trong xe và các loại thiết bị sử dụng điện.
  • Các hộc chứa đồ, lót khoang để đồ đằng sau…

Nội thất có thể thay đổi dễ dàng, các chủ xe có thể thay đổi và nâng cấp tùy vào nhu cầu cũng như kinh phí.

5.     Các hệ thống phụ trợ

Các hệ thống phụ trợ bao gồm : radio,điều hòa,tời kéo.. để phục vụ nhu cầu giải trí cho người sử dụng xe

Với bài viết này của DPRO bạn đã có cái nhìn bao quát nhất về ….Nếu cần tìm hiểu sâu hơn hoặc có nhu cầu sử dụng bất cứ dịch vụ chăm sóc xe nào, bạn hãy nhanh tay liên lạc với DPRO.

Chủ Đề