Keycap switch là gì

Khi chơi bàn phím cơ thì thành phần tối quan trọng không thể thiếu, là linh hồn của một chiếc bàn phím cơ không gì khác chính là Switch. Một chiếc switch tốt sẽ đem đến trải nghiệm gõ phím tốt cho người dùng, ngược lại chiếc switch tệ sẽ ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm gõ phím, vì thế không ít người có thể chi đến hàng triệu đồng để có thể sở hữu một bộ switch tốt nhất cho chiếc bàn phím cơ của mình. Vậy cấu tạo bên trong một chiếc switch bàn phím cơ như thế nào mà khiến nó quan trọng như vậy?

1/ Slide thanh trượt: làm bằng nhựa, kỹ thuật đúc CAD chính xác, có các màu sắc đặc trưng của từng loại switch để dễ phân biệt. Có cấu tạo một đầu là các chấu để bám vào các phần khác của switch, một đầu có hình chữ thập, dùng để gắn kết vào keycap. Như vậy tác dụng chính của slide là để nối keycap và switch lại với nhau. Phần này cũng góp phần tạo nên cảm xúc giác khi gõ phím.

2/ Top housing thân trên: là một thành phần được đúc bằng nhựa theo kỹ thuật CAD có độ sai khác siêu siêu nhỏ, bên trong có các rãnh để định hướng chính xác cho nắp trượt khi phím ấn xuống.

3/ Spring lò xo: là một chiếc lò xo chế tạo từ kỹ thuật chính xác với công nghệ modul hóa cao cấp tạo ra các trở kháng lực riêng để làm ra các đặc tính riêng cho mỗi loại switch. Đây cũng là thành phần được chế tạo với yêu cầu độ bền cực cao vì nó đại diện cho tuổi thọ của switch.

4/ Gold crossing point contact tiếp xúc mạ vàng hình chữ thập: đây là cốt lõi của từng chiếc switch. Được làm bằng kim loại giống như hình chiếc kẹp có hai lưỡi. Ở chế độ nghỉ thì hai lá kim loại này sẽ cố định xa nhau một khoảng rất hẹp. Hai thành phần có chân kết nối với bảng mạch bên dưới. Và mặt trong của mỗi lá kim loại có hai phần tiếp xúc hình lăng trụ, ngũ giác, nằm cắt nhau theo hình chữ thập [crossing point]. Khi ta ấn phím, hai phần ngũ giác này tiếp xúc nhau ở phần đỉnh. Diện tích tiếp xúc này nhỏ nhất có thể, thêm chất liệu được mạ vàng nên bật trở lại nhanh chóng sau cú va chạm. Giúp cho phím bấm có độ phản hồi như ta vẫn thường thấy.

5/ Bottom housing thân dưới: phần vỏ còn lại của switch được làm bằng nhựa đóng vai trò gắn kết switch với bảng mạch bên dưới.

Các switch này được phân loại bởi màu sắc, cụ thể là màu sắc của phần Switching slide vừa nói ở trên. Cụ thể được chia thành hai nhóm chính: Tacticle [Blue, Brown] và Linear [Red, Black]. Trong đó switch Blue còn được gọi là clicky switch vì có âm thanh lớn rất đặc trưng khi gõ phím.

Tacticle [Blue, Brown]: nghĩa là khi ấn phím Switching slide sẽ có một độ khấc tại điểm truyền động [Actuation point]. Nhờ độ khấc này mà người dùng cảm nhận dễ dàng là mình đã bấm phím hay chưa.

Linear [Red, Black]: nghĩa là khi ấn phím Switching slide sẽ chuyển động tuyến tính thẳng từ trên xuống và không có hay không đi qua bất kỳ độ khấc nào ở giữa. Cho cảm giác gõ nhẹ, mượt mà, không có tiếng động và không có độ khấc.

Video liên quan

Chủ Đề