Khấu hao theo chế độ kế toán và khấu hao theo chính sách thuế

TỔNG CỤC THUẾ
 CỤC THUẾ TP HÀ NỘI

 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 ---------------

Số: 20150/CT-HTr
V/v: trả lời chính sách thuế

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2015

Kính gửi: Công ty TNHH Logitem Việt Nam 
[Địa chỉ: Lô 06, Khu CN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội] 
MST: 2500257222

Trả lời công văn số: 197CV/LVC ngày 20/03/2015 của Công ty TNHH Logitem Việt Nam hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Căn cứ điểm 3, điểm 4 Điều 13 Chương III Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:

“Điều 13. Phương pháp trích khu hao tài sản c định:

Phương pháp khấu hao đường thng là phương pháp trích khu hao theo mức tính n định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản c định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả kinh tế cao được khu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khu hao xác định theo phương pháp đường thng đ nhanh chóng đi mới công nghệ. Tài sản c định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản c định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh [quá 2 lần] không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bt đầu thực hiện.

4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đi về cách thức sử dụng TSCĐ đ đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mi tài sản c định chỉ được phép thay đi một ln phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản  trực tiếp.”

Căn cứ tiết 2.2 điểm 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

a] Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

b] Chi khấu hao đi với tài sản cố định không giấy tờ chứng minh được thuộc quyn sở hữu của doanh nghiệp [trừ tài sản cố định thuê mua tài chính].

c] Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản  tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

d] Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao [ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...]. Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản , sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định k cả trường hợp khấu hao nhanh [nếu đáp ứng điều kiện].

Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi...

e] Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xung…..”

Căn cứ tiết d Điểm 1 Điều 38 Tài khoản 214- Hao mòn TSCĐ Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

“1. Nguyên tắc kế toán:

d] Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng k cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính.”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Logitem Việt Nam muốn đăng ký trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thng cho phương tiện vận tải [xe Chervolet Spark Van] thì Công ty thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà Công ty lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao, Công ty hoạt động có hiệu quả kinh tế cao thì được khấu hao nhanh theo quy định tại tiết a Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính để nhanh chóng đổi mới công nghệ, mức trích khấu hao nhanh không quá 2 ln mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng, khi thực hiện trích khấu hao nhanh Công ty phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp trong năm tài chính thực hiện trích khấu hao nhanh mà bị lỗ thì Công ty không được trích khấu hao nhanh mà phải trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Cục thuế TP Hà Nội thông báo để đơn vị biết và thực hiện theo đúng hướng dẫn tại văn bản này./.

Nơi nhận:

- Như trên; - P Ktr 1; P Pháp chế;

 - Lưu: VT, HTr [2].

KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG

 Thái Dũng Tiến

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm khấu hao tài sản cố định
  • 2. Mục đích khấu hao tài sản cố định
  • 3. Vai trò và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định
  • 4. Khung thời gian khấu hao tài sản cố định
  • 5. Một số phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hiện nay

1. Khái niệm khấu hao tài sản cố định

Trước hết, khấu hao có nghĩa là việc tính toán, phân bổ và định giá có hệ thống của giá trị tài sản cố định bị hao hòn sau một thời gian sử dụng.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có thể hữu hình hoặc vô hình, có thể là một kết cấu độc lập hoặc được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau tạo thành một hệ thống được đưa vào sử dụng trong các hoạt động kinh doanh, chúng rất có giá trị và thường được doanh nghiệp dùng trong nhiều khâu sản xuất. Căn cứ vào Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013 hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định [sau đây gọi tắt là Thông tư số 45/2013/TT-BTC], thì tài sản cố định dù là hữu hình hay vô hình cũng phải thỏa mãn 03 điều kiện sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

- Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên.

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng [Ba mươi triệu đồng] trở lên.

Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a] Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b] Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c] Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng [Ba mươi triệu đồng] trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

a] Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

b] Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

c] Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

d] Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

đ] Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

e] Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

g] Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

4. Đối với các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ đã ban hành trước Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, có giá trị lợi thế kinh doanh được tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp tài sản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định thì thực hiện phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 138/2012/TT-BTC ngày 20/8/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước.

Từ đây có thể thấy khấu hao tài sản cố đinh là tính toán, phân bổ, định giá một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định khi giá trị và giá trị sử dụng của tài sản đó giảm dần do sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định đó.

2. Mục đích khấu hao tài sản cố định

Việc khấu hao tài sản cố định có mục đích tái tạo lại số vốn sản xuất mở rộng hoặc sản xuất giản đơn tài sản cố định. Phần giá trị hao mòn sẽ được chuyển giao vào giá trị của sản phẩm sẽ được xem là một yếu tố của chi phí sản xuất được thể hiện dưới hình thức gọi là tiền khấu hao tài sản cố định.

>> Xem thêm: Báo cáo tài chính hợp nhất là gì ? Yêu cầu đối với báo cáo tài chính hợp nhất

Khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao sẽ được tích lũy thành quỹ khấu hao cố định cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng tiền quỹ này vào mục đích sản xuất hoặc mở rộng những hoat động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Vai trò và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định chính xác sẽ tính được giá thành sản phẩm chính xác từ đó xác định được lợi nhuận chính xác. Khấu hao tài sản cố định chính xác cũng là cơ sở cho việc tính toán việc tái sản xuất và tái đầu tư.

4. Khung thời gian khấu hao tài sản cố định

Đối với thời gian tính khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp có thể chủ động quyết định nhưng phải dựa trên khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định được quy định tại Phụ lục 01 của Thông tư số 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao cho từng loại tài sản cố định cụ thể. Đồng thời, thông báo với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp về tình trạng và thời gian tính khấu hao tài sản cố định. Nếu trích khấu hao nhiều hơn khung thời gian quy định thì chi phí vượt khung đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Một số phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hiện nay

Căn cứ Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC thì có 03 phương pháp tính toán khấu hao tài sản cố định được các doanh nghiệp sử dụng. Đó là:

- Khấu hao tuyến tính

Khấu hao tuyến tính là khấu hao theo một đường thẳng và các mức khấu hao sẽ diễn ra trong từng năm sử dụng. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tính toán và mức khấu hao sẽ được phân bố đều đặn nhưng nhược điểm của phương pháp này là không kịp thu hồi vốn vì sự thiếu chính xác trong tính toán sự hao mòn của tài sản cố định.

- Khấu hao nhanh

>> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán tài khoản 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp

Mục đích của khấu hao nhanh là để thu hồi vốn trong thời gian sớm nhất do đó ưu điểm của phương pháp này có thể giảm thiểu tối đa tổn thất do hao mòn vô hình, giúp doanh nghiệp hoãn thuế hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây đột biến về chi phí sản phẩm trong những năm đầu vì giá khấu hao rất lớn, có thể gây nhiều bất lợi trong hoạt động kinh doanh.

- Khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm

Doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để xác định tổng khối lượng sản phẩm theo tình hình sản xuất và thiết kế thực tế và đưa ra khối lượng sản phẩm thực tế của tài sản cố định hàng tháng, hàng năm. Khấu hao theo khối lượng sản phẩm sẽ có tính phân bổ hợp lý số tiền cho doanh nghiệp nhưng vì chỉ mang tính chất chủ quan nên trong nhiều trường hợp sự tính toán này sẽ không chính xác.

Điều 13. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

1. Các phương pháp trích khấu hao:

a] Phương pháp khấu hao đường thẳng.

b] Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

c] Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

a] Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh [quá 2 lần] không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

b] Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là tài sản cố định đầu tư mới [chưa qua sử dụng];

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

c] Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Nội dung của các phương pháp trích khấu hao được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề