Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu thẩm định giá tài sản

Xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Thủ tục xem xét, thẩm định tại chỗ được pháp luật quy định cụ thể. Để hiểu rõ hơn về quá trình xem xét, thẩm định tại chỗ là như thế nào, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Thủ tục xem xét, thẩm định tại chỗ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện

>> Xem thêm:Thủ Tục Thẩm Định, Phê Duyệt Kế Hoạch Đấu Thầu

Sự cần thiết của xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất

Xem xét, thẩm định tại chỗ là biện pháp trong quá trình tố tụng nhằm thu thập tài liệu chứng cứ của Tòa án, chứng minh cho quyền khởi kiện của nguyên đơn.

>> Xem thêm: Thủ Tục Xem Xét Thẩm Định Tại Chỗ Trong Vụ Án Dân Sự

Đây là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng, là căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.

Đương sự có đơn yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ, mà nội dung xem xét, thẩm định tại chỗ liên quan đến vụ kiện thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đó phải tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của đương sự.

Khi không tự mình thu thập được chứng cứ, tài liệu trong vụ án, đương sự [bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án] có quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, tài liệu để đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án. Xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong các biện pháp mà Tòa án áp dụng để tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu.

Cụ thể căn cứ tại [khoản 1 Điều 101 BLTTDS 2015] thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

Xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất đai

Xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất đai nhằm giúp cho cơ quan tố tụng xác định chính xác nguồn gốc tạo lập, quá trình sử dụng và tình trạng sử dụng đất có tranh chấp, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.

Việc xem xét, thẩm định tại chỗ được tiến hành nhằm xem xét nguồn gốc tạo lập, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất, cụ thể là:

  • Xác định hiện trạng sử dụng đất do ai quản lý
  • Vị trí, kích thước, hình dạng thửa đất tranh chấp
  • Tình trạng thừa đất [đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ, đã đăng ký địa chính, tài sản gắn liền với đất,…]
  • Tài sản gắn liền với đất, việc đầu tư cơi nới, sửa chữa so với ban đầu, nguồn gốc hình thành tài sản]
  • Đất giáp ranh với thửa đất liền kề
  • Thực hiện đo vẽ hiện trạng nhà đất tranh chấp, xem xét vật tư kiến trúc, cây cối hoa màu trên đất.

Quy định về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

Đương sự phải thực hiện nghĩa vụ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất

Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ có nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án quy định tại [Điều 156 BLTTDS 2015].

Trường hợp Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ khi cần thiết thì nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Căn cứ theo quy định tại [Điều 157 BLTTDS 2015] trong trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí được xác định như sau:

  • Đương sự phải chịu chi phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
  • Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Trình tự thủ tục thực hiện

Đương sự có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ đất đai nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền

Nội dung đơn yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ

  • Ngày, tháng, năm làm đơn
  • Tên đơn yêu cầu [Đơn yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ]
  • Tên cơ quan có thẩm quyền [Tòa án nơi đang thụ lý và giải quyết vụ án]
  • Trình bày lý do yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ
  • Chữ ký [ghi đầy đủ họ và tên] của người yêu cầu.

Trình tự thực hiện xem xét, thẩm định tại chỗ

Bước 1: Đương sự nộp đơn yêu cầu gửi đến Tòa án. [Mẫu đơn yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ đất đai], kèm theo là các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đất.

Bước 2: Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán sẽ tiến hành các công việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

Bước 3: Lập biên biên xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định hoặc điểm chi của đương sự [nếu có mặt], của các cơ quan có thẩm quyền khác.

Bước 4: Thẩm phán ban hành quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. Nội dung quyết định được quy định tại [khoản 2 Điều 9 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP]. Quyết định được gửi cho UBND cấp xã, đồng thời gửi cho đương sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ quy định tại [khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP].

Kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ là nguồn chứng cứ quan trọng trong việc giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, làm sáng tỏ được tình tiết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng  của đương sự.

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất đai.

Trường hợp quý bạn đọc có yêu cầu gặp luật sư để tư vấn trực tiếp liên quan đến thủ tục xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc cần tư vấn tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc pháp lý và hỗ trợ nhiệt tình. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết phân tích những quy định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự [BLTTDS] năm 2015 về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản để từ đó có cái nhìn toàn diện về công tác này trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

1. Một số điểm mới về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Thứ nhất, một trong những nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự mà BLTTDS đã ghi nhận tại Điều 5, đã được nhà làm luật bổ sung vào khoản 1 Điều 104 BLTTDS như sau: “Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp”. Theo đó, khi có tranh chấp về giá trị tài sản, nếu các bên thỏa thuận được về giá trị khối tài sản đang tranh chấp hoặc cung cấp được giá tài sản, thì Toà án tôn trọng sự quyết định của các đương sự trong việc định giá tài sản.

Thứ hai, Điều 104 bổ sung quy định Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi “Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản” [điểm b khoản 3]. Việc bổ sung này đã tạo điều kiện chủ động hơn cho Tòa án trong việc định giá tài sản, nếu đương sự không thỏa thuận được giá, không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau thì Tòa án sẽ tiến hành định giá tài sản mà không cần có yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.

Thứ ba, trong trường hợp các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc với người thứ ba [điểm c khoản 3]. Trước đây, theo quy định trong BLTTDS năm 2004, nếu các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp, mà không quy định giá để Tòa án làm căn cứ để xác định giá là giá nào? Giá thị trường hay giá do Ủy ban nhân dân [UBND] tỉnh niêm yết. Trên thực tế trước đây, Toà án sẽ căn cứ vào biểu giá nhà đất, giá các loại tài sản do UBND tỉnh ban hành hàng năm và lấy đó làm căn cứ để cho rằng, giá các bên thoả thuận là thấp, nếu giá các bên thoả thuận thấp hơn biểu giá mà UBND ban hành. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn đã phát sinh nhiều bất cập, bởi lẽ, có những trường hợp việc định giá tài sản không chỉ là một căn nhà, hay một lô đất, mà nhiều khi khối tài sản tranh chấp rất nhiều loại, ví dụ: Nhà, đất, tài sản trong nhà như ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe ô tô, máy nổ, các loại máy phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, các loại cây trồng trên đất... Toà án không phải là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này, nên cho dù có biểu giá nhà đất hoặc biểu giá các loại tài sản khác do UBND ban hành hàng năm, thì Toà án [mà cụ thể là Thẩm phán, Hội đồng xét xử] cũng lúng túng khi thực hiện. Nếu các đương sự thuê dịch vụ thẩm định giá tài sản, thì Toà án lại càng khó để kết luận là giá tài sản mà các đương sự thoả thuận với tổ chức thẩm định giá là giá thấp, trừ khi một trong các bên đương sự vì có mâu thuẫn nên báo lại cho Toà án biết.

Ảnh minh họa

Thứ tư, nếu có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá cũng là căn cứ để Tòa án tiến hành định giá tài sản [điểm c khoản 3]. Trước đây, chỉ quy định tổ chức thẩm định giá đưa ra giá thấp, nhưng như trên đã phân tích, việc biết được kết quả thẩm định giá là thấp hay không là rất khó cho Tòa án, do vậy, khi có căn cứ tổ chức thẩm định giá vi phạm pháp luật về thẩm định giá tài sản thì Tòa án sẽ ra quyết định định giá tài sản mà không cần có yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.

Thứ năm, Điều luật bổ sung cụm từ “Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án” [điểm b khoản 4]. Việc bổ sung nhằm làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn khác [thông thường là UBND hoặc các cơ quan quản lý cấp trên như Sở tài chính, Sở tài nguyên và môi trường, Sở xây dựng…]. Vấn đề chế tài đối với “cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá; người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng, thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, nếu chỉ xử lý cán bộ không thực hiện nhiệm vụ quy định thì vấn đề định giá của Tòa án lại bị “ngưng lại” mà không có biện pháp thay thế. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định trong trường hợp người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá. Quy định này là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo sự phối hợp và tôn trọng Toà án trong việc giải quyết nhanh vụ án, tránh trường hợp các cơ quan này từ chối cử người tham gia Hội đồng định giá tài sản, cũng như cá nhân người được cử làm thành viên Hội đồng định giá tài sản nhưng không tham gia, gây khó khăn, tốn kém tiền bạc cũng như thời gian của các đương sự và Toà án mà trước đây không có bất cứ một chế tài nào đối với cơ quan, cá nhân đó. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với cấp dưới, bảo đảm cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước cũng như đặt Tòa án làm trung tâm cải cách tư pháp.

Thứ sáu, bổ sung thêm việc định giá lại tài sản trong trường hợp “có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự” nhằm tạo cơ chế dân chủ, công khai khi có khiếu nại, tố cáo trong việc định giá tài sản.

2. Những vấn đề còn vướng mắc 

Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 104 BLTTDS

Với quy định này thì có ba trường hợp mà Toà án phải ra quyết định định giá [không phụ thuộc vào ý chí của các đương sự] như sau:

- Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản.

- Các đương sự đưa ra các mức giá tài sản khác nhau.

- Các đương sự không thỏa thuận được giá tài sản.

Quy định này là mâu thuẫn với quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp của đương sự. Theo chúng tôi, chỉ cần đương sự đưa ra một mức giá phù hợp với giá thị trường, thì cho dù cả hai bên đương sự đưa ra các mức giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản, thì Tòa án cũng không thể dựa vào đó để tiến hành định giá tài sản. Trước đây, theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28/3/2014 hướng dẫn áp dụng Điều 92 BLTTDS quy định: “Trường hợp các bên đương sự không tự thỏa thuận được về việc xác định giá tài sản, nhưng không yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành định giá tài sản hoặc không yêu cầu Toà án thành lập Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản thì Tòa án yêu cầu các bên đương sự đưa ra giá của tài sản nhưng không được vi phạm hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 của Thông tư liên tịch này. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đương sự nhận được yêu cầu của Toà án, nếu các bên đương sự đưa ra được một mức giá thống nhất, thì Tòa án lấy mức giá này làm giá tài sản. Trường hợp các đương sự đưa ra các mức giá khác nhau, thì Tòa án lấy mức giá trung bình cộng của các mức giá do các đương sự đã đưa ra. Trường hợp chỉ có một đương sự đưa ra giá tài sản còn các đương sự khác không đưa ra giá đối với tài sản đang tranh chấp thì Toà án xác định giá tài sản theo mức giá của bên đương sự đã đưa ra” [Điều 17]. Hướng dẫn trên là phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự.

Ảnh minh họa

Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 BLTTDS

Điểm c khoản 3 Điều 104 BLTTDS quy định như sau: “Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc với người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá”.

Theo quy định này, cũng có ba trường hợp mà Toà án phải ra quyết định định giá [không phụ thuộc vào ý chí của các đương sự] như sau:

Một là, các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước.

Hai là, các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

Ba là, có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

Trong cả ba trường hợp trên, nếu giá mà các bên thoả thuận với nhau hoặc thoả thuận với tổ chức thẩm định giá tài sản mà mức giá này thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước hoặc với người thứ ba, thì Toà án không chấp nhận sự thoả thuận này và Toà án ra quyết định định giá tài sản.

Vậy, hiểu thế nào là giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá? Bởi, giá thị trường là một khái niệm rất mơ hồ, chung chung, không có khả năng xác định, đặc biệt đối với các “mặt hàng” có nhiều biến động như: Đất đai, nhà ở, chứng khoán, cổ phiếu… Ngoài ra, thời điểm định giá cũng là một trong những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, bởi lẽ, một vụ án dân sự có thể được/bị giải quyết trong một thời hạn khá dài, trải qua rất nhiều thủ tục: Sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Vậy, thời điểm định giá là thời điểm của sơ thẩm lần đầu hay mỗi một giai đoạn sẽ tiến hành định giá cho phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản tranh chấp?

Theo hướng dẫn của Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28/3/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng, thì trong trường hợp này Toà án yêu cầu các đương sự phải nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản. Tuy nhiên, nếu các đương sự không nộp tạm ứng chi phí định giá vì cho rằng giá mà các bên thoả thuận là phù hợp với giá thị trường, thì Toà án xử lý như thế nào, Toà án có quyền đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 không? Nếu không thì xử lý như thế nào?

[Trích bài viết: "Một số vướng mắc về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong BLTTDS năm 2015" của Ths. Nguyễn Nam Hưng, Viện 2, VKSND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kiểm sát số 9/2018].

Xem thêm>>>

Những điểm mới về định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Video liên quan

Chủ Đề