Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 27/1, GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết năm 2021, trường sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT. Giai đoạn 2015-2016, trường đã tổ chức kỳ thi này nhưng chỉ đơn thuần phục vụ tuyển sinh đại học.

Từ năm nay, kỳ thi sẽ nhằm đánh giá năng lực học sinh để phân loại sau khi tốt nghiệp THPT; tư vấn cho hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục; dự báo chất lượng nhân lực phổ thông; phục vụ công tác tuyển sinh và dự báo kết quả học tập bậc đại học; hướng nghiệp cho học sinh.

Vì vậy, bài thi sẽ được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực toàn diện của học sinh THPT với ba nhóm chính gồm: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học [tự nhiên - xã hội].

Theo ông Thảo, để đánh giá được các năng lực này, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xây dựng bài thi theo hướng phi truyền thống [học và thi theo khối hay tổ hợp]. Về cấu trúc, bài thi gồm 3 hợp phần: Tư duy định lượng [50 câu hỏi làm trong 75 phút], tư duy định tính [50 câu, 60 phút] và khoa học [50 câu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội, 60 phút].

Quảng cáo

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan [lựa chọn một trong bốn đáp án] và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150.

Đề thi được rà soát từ hơn 12.000 câu hỏi của ngân hàng đề thi đánh giá năng lực năm 2016 để lựa chọn những câu phù hợp với ba nhóm năng lực nêu trên, kết hợp với hơn 3.500 câu hỏi được xây dựng trong giai đoạn 2017-2020, đảm bảo tính toàn diện của kỳ thi, cân bằng độ khó của từng đề.

Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay năm 2021, việc chấm điểm thực hiện theo quy trình: Câu trả lời đúng được một điểm, câu trả lời sai không tính. Thí sinh biết điểm thi từng phần và tổng điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi. Giấy chứng nhận kết quả được gửi tới các em sau 14 ngày dự thi.

Quảng cáo

PGS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: VNU

Năm nay, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức nhiều đợt thi, từ tháng 5 đến 11. Bài thi mẫu sẽ được công bố trước ngày 15/3. Thí sinh đăng ký trực tuyến đợt thi đầu tiên từ ngày 1/4 tại địa chỉ www.khaothi.vnu.edu.vn và được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân, được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày.

Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị tổ chức thi sẽ xác định quy mô phù hợp cho từng đợt thi, điểm thi. Theo báo cáo của Trung tâm Khảo thí, năm 2021, quy mô dự kiến khoảng 10.000 thí sinh, chủ yếu ở Hà Nội.

Trước thắc mắc liệu các trường đại học khác có thể sử dụng bài thi này trong công tác xét tuyển, ông Thảo khẳng định Đại học Quốc gia Hà Nội sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, kết quả bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT. Học sinh lớp 12 có dự định tham gia thi bài đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội tránh học tủ, học lệch hay ôn luyện tại bất kỳ nơi nào.

"Các em nên dành thời gian ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tác phong, thái độ trước khi thi. Nếu sử dụng kết quả bài thi để xét tuyển đại học, thí sinh hãy tìm hiểu thông tin đề án tuyển sinh của các trường, tham khảo bài thi mẫu trước khi đăng ký dự thi", ông Thảo nhắn nhủ.

Bài thi đánh giá năng lực [HSA] gồm 150 câu, chia làm ba phần gồm Toán học, Văn học - Ngôn ngữ, Khoa học tự nhiên và xã hội.

Khi bắt đầu làm bài, máy tính sẽ hiển thị phần thứ nhất là Tư duy định lượng với 50 câu hỏi làm trong 75 phút. Thí sinh làm lần lượt các câu. Nếu kết thúc phần thứ nhất trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ hai ngay. Còn nếu làm đến lúc hết thời gian, máy tính sẽ tự động chuyển.

Nếu có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để thí sinh hoàn thành. Thí sinh có thể làm lại các câu hỏi trong cùng một phần nếu như còn thời gian.

Ở phần thứ hai - Tư duy định tính, thí sinh sẽ làm 50 câu trong 60 phút. Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối phần thi đầu. Nếu kết thúc trước thời gian quy định, thí sinh cũng có thể chuyển sang phần thi thứ ba ngay, tương tự ở phần thứ nhất.

Phần cuối cùng trong bài thi HSA là Khoa học Tự nhiên và Xã hội với 50 câu làm trong 60 phút. Nếu kết thúc phần thi này sớm hơn thời gian quy định, thí sinh bấm "Nộp bài". Còn nếu để hết giờ, máy tính sẽ tự động "Nộp bài". Sau khi nộp, màn hình máy tính hiển thị điểm bài thi của thí sinh trong 60 giây trước khi đóng.

Khi dự thi thật, thí sinh cần ghi nhớ điểm bài thi và kiểm tra các vật dụng cá nhân [CMND/CCCD, bút viết...] và ký vào danh sách dự thi trước khi ra về.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến thu hút 70.000 đến 90.000 thí sinh, chia làm 16 đợt thi, từ tháng 2 đến tháng 8 ở nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, TP HCM, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Hưng Yên. Hiện trường đã công bố lịch 5 đợt thi đầu tiên.

Sau khi dự thi, thí sinh sẽ biết điểm luôn trên máy. Thí sinh được nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Kết quả này hiện có thể sử dụng để xét tuyển vào khoảng 50 trường đại học.

Thông tin từ Trung tâm Khảo thí cho biết từ 26 đến 28/2, khoảng 3.000 thí sinh đầu tiên sẽ dự kỳ thi HSA tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên. Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội khuyên thí sinh nên làm đề thi tham khảo do trường công bố để quen với các phần, cách ra câu hỏi và tiến trình làm bài.

Thí sinh có thể tải đề tham khảo tại đây.

Sức nóng của kỳ thi đánh giá năng lực ngày càng lan rộng đến với các sĩ tử cũng như các trường Đại học. Vậy nên trong bài viết dưới đây PREP tổng hợp cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2022 của 3 trường Đại học: ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP. HCM, Đại học Bách khoa HN giúp bạn dễ dàng chinh phục được điểm số cao. Tham khảo một số nội dung được chia sẻ dưới đây để hiểu rõ về kỳ thi mới lạ này nhé!

“Bật mí” cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022 chính thức

I. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh có 120 câu hỏi, tổng thời gian làm bài 150 phút.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực gồm 3 phần:

  • Phần một là tư duy định tính với 40 câu hỏi về văn học – ngôn ngữ cũng dưới dạng trắc nghiệm
  • Phần hai là tư duy định lượng gồm 40 câu hỏi về toán học, thống kê và xử lý số liệu dưới dạng trắc nghiệm
  • Phần 3 là giải quyết vấn đề gồm 40 câu hỏi thuộc một số lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

1. Phần 1: Tư duy định tính

Các câu hỏi, bài đọc sẽ kiểm tra và đánh giá kiến thức văn học cũng như khả năng dùng từ, khả năng phân tích và suy luận của thí sinh bằng cả Tiếng Việt, Tiếng Anh.

Phần 1: Tư duy định tính

Phần 1: Tư duy định tính

2. Phần 2: Tư duy định lượng

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực phần tư duy định lượng trong đề thi của trường ĐH Quốc gia TPHCM kiểm tra:

  • Một số vấn đề được mở rộng từ kiến thức toán học cơ bản trong chương trình THPT
  • Một số câu hỏi mang tính chất suy luận và tư duy logic từ các dữ kiện đã cho trong đề
  • Một số bài toán phân tích số liệu và lựa chọn đáp án thông qua các số liệu đề bài đã cho

Phần 2: Tư duy định lượng

Phần 2: Tư duy định lượng

3. Phần 3: Giải quyết vấn đề 

Phần 3 của đề thi sẽ bao gồm một số vấn đề được tổng hợp từ kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên, ví dụ:

Phần 3: Giải quyết vấn đề

Tham khảo thêm bài viết:

  • Tất tần tật về kỳ thi đánh giá năng lực 2022

II. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia Hà Nội

Toàn bộ các câu hỏi trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia Hà Nội đa số có dạng trắc nghiệm. Đề bài tổng cộng 150 câu [trong đó 132 câu trắc nghiệm 4 đáp án và 18 câu hỏi dạng điền đáp án]. Thời gian thí sinh làm bài thi là 195 phút và bao gồm 3 phần, đó là:

  • Phần thi Tư duy định lượng bao gồm 50 câu
  • Phần thi Tư duy định tính bao gồm 50 câu
  • Phần thi Khoa học bao gồm 50 câu

1. Cấu trúc chung

Dưới đây là cấu trúc chung của đề thi đánh giá năng lực 2022 chính thức của trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia Hà Nội

2. Cấu trúc chi tiết

2.1. Tư duy định tính

70% câu hỏi trong phần tư duy định tính là các câu hỏi có dạng đọc hiểu văn bản. Vậy nên, để trả lời được các câu hỏi của phần thi này thì thí sinh dự thi phải vận dụng những kiến thức về văn học, Tiếng Việt hay Tập làm văn đã được học trước đây.

Một số câu hỏi về kiến thức tiếng Việt [chiếm khoảng 26%] về dùng từ tương đối khó. Nhiều học sinh ôn thi THPT Quốc gia trước đây thường bỏ qua vì tỷ trọng câu hỏi rất nhỏ trong đề thi. Do đó, các thí sinh tham gia thi thường dễ mất điểm trong phần này.

Tư duy định tính

2.2. Tư duy định lượng

Câu 1 trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia HN phần tư duy định lượng là câu có dạng đọc dữ liệu trên biểu đồ. Dạng câu hỏi này chưa từng có trong đề thi THPT Quốc gia.

Tư duy định lượng

Câu 2, 10, 13, 41 là các câu vận dụng kiến thức toán học như: đạo hàm, tích phân, mũ, min – max vào giải quyết một số bài toán liên môn và áp dụng vào trong thực tiễn. Các dạng bài này rất ít xuất hiện trong đề thi môn Toán THPT Quốc gia những năm gần đây. Tuy nhiên, các câu hỏi này thường có độ khó trung bình nên thí sinh vẫn có thể dễ dàng giải quyết và ghi điểm.

Tư duy định lượng

2.3. Phần Khoa học

Các câu hỏi trong phần Khoa học thuộc một số môn học như: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Mỗi môn học sẽ bao gồm 10 câu hỏi trong đề thi.

Phần Khoa học

III. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Bách Khoa Hà nội

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực/ tư duy của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội vẫn gồm 1 phần bắt buộc và 2 phần tự chọn. Phần thi bắt buộc sẽ được diễn ra vào buổi sáng trong khi tự chọn sẽ được diễn ra vào buổi chiều.

  • Thí sinh thi phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu trong thời gian 120 phút
  • Thí sinh làm phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên [Lý, Hoá, Sinh] trong 90 phút
  • Phần tự chọn 2 là tiếng Anh trong thời gian 60 phút hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế ví dụ như IELTS. 

Về hình thức,  bài thi đánh giá tư duy/ năng lực của trường ĐH Bách Khoa HN được thi làm trên giấy. Các câu hỏi trắc nghiệm sẽ được trả lời trên phiếu như thi THPT Quốc gia. Riêng môn Toán có một phần tự luận, phần này dùng để đánh giá khả năng tư duy và trình bày của thí sinh.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Bách Khoa Hà nội

1. Phần 1: Đánh giá năng lực Toán

Phần đánh giá năng lực Toán trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, thi trong 90 phút. Phần thi này sẽ đánh giá 4 kỹ năng đó là:

  • Mô hình hóa Toán học
  • Giải quyết vấn đề
  • Tư duy và lập luận Toán học
  • Kỹ năng giao tiếp Toán học

Phần 1: Đánh giá năng lực Toán

2. Phần 2: Đọc hiểu

Thời gian làm phần đọc hiểu sẽ trong vòng 30 phút với khoảng 3 – 4 bài đọc. Mỗi bài đọc sẽ dài 800 – 1.000 từ về một số lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ. Số câu hỏi sau mỗi bài đọc hiểu có thể là 6 – 9 câu.

Phần 2: Đọc hiểu

3. Phần 3: Bài thi tự chọn

Thí sinh sẽ chọn 1 trong 3 nội dung để thi:

  • Khối kiến thức Lý – Hóa
  • Khối kiến thức Hóa – Sinh
  • Khối kiến thức tiếng Anh

Nội dung của bài kiểm tra tự chọn sẽ nằm trong chương trình được giảng dạy ở THPT, mức thông hiểu cho đến vận dụng. Thí sinh có thời gian 60 phút để thực hiện bài thi.

IV. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Bộ Công an

Bộ Công an chính thức công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Bộ Công an năm 2022. Theo đó, đề thi của Bộ sẽ có 4 mã để thí sinh có thể lựa chọn, thí sinh được lựa chọn một trong 4 mã đề thi theo nguyện vọng đã đăng ký khi sơ tuyển:

  • CA1 [Phần trắc nghiệm: Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh; Phần tự luận: Toán].
  • CA2 [Phần trắc nghiệm: Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh; Phần tự luận: Ngữ Văn].
  • CA3 [Phần trắc nghiệm: Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc; Phần tự luận: Toán].
  • CA4 [Phần trắc nghiệm; Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc; Phần tự luận: Ngữ văn].

Bài thi sẽ diễn ra trong vòng 180 phút, bao gồm 2 phần thi chính, đó là:

  • Phần 1: Phần trắc nghiệm [thời gian làm bài: 90 phút]
  • Phần 2: Phần tự luận [thời gian làm bài: 90 phút]

V. So sánh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022 của 3 trường Đại học

Dưới đây là bảng so sánh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022 của 3 trường ĐH: trường ĐH Quốc gia HN, trường ĐH Quốc gia TP. HCM và trường ĐH Bách Khoa HN.

So sánh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022 của 3 trường Đại học

Trên đây là cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022 cũng như bảng so sánh điểm khác biệt giữa cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của 3 trường Đại học tổ chức kỳ thi. Hy vọng rằng những thông tin về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực được tổng hợp bởi PREP sẽ giúp các thí sinh tự tin chinh phục điểm số thật cao khi tham gia kỳ thi này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề