Khóa học Luật thương mại quốc tế

Trong thời đại nền kinh tế mở cửa như hiện nay, các mảng liên quan đến quốc tế đang nắm vai trò rất quan trọng bởi vì sự phát triển của kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế quốc tế. Từ đây mà có rất nhiều ngành mới xuất hiện thu hút được sự chú ý của rất nhiều các bạn trẻ, trong đó phải kể đến ngành Luật thương mại quốc tế. Mặc dù ngành học này khá phổ biến ở Việt Nam nhưng cụ thể ngành này học gì, ra trường làm gì thì không phải ai cũng biết. Mời các bạn cùng tìm hiểu về ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành Luật thương mại quốc tế nắm vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nước ta

1. Ngành Luật thương mại quốc tế là gì?

Mã ngành: 7380107

Ngành Luật thương mại quốc tế [International Trade Law hoặc International Commercial Law] là một ngành học chuyên nghiên cứu và đào tạo về luật và các quy tắc điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau. Luật thương mại quốc tế chính là cơ sở để hoạt động kinh doanh xuyên biên giới giữa các quốc gia và doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ.

Nói chung Luật thương mại quốc tế khá phức tạp vì luật này liên quan tới rất nhiều các ngành luật khác nhau như luật kinh doanh, luật thương mại, luật thanh toán quốc tế, luật công ty và công ước quốc tế, luật của các quốc gia… Khi hiểu được Luật thương mại quốc tế là gì, bạn sẽ dễ dàng thấy được vai trò quan trọng của ngành này trong mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, đồng thời đây cũng là yếu tố giúp nâng cao tình hữu nghị giữa các quốc gia với nhau.

Luật thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh các hoạt động thương mại trong 2 trường hợp sau: [1] các hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau và [2] các hoạt động thương mại giữa các chủ thể ở hai quốc gia khác nhau.

2. Học ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều bạn khi tìm hiểu về ngành Luật thương mại quốc tế không hình dung được vì không biết ngành này học về các nội dung gì. 

Khi theo học ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, bạn sẽ được cung cấp kiến thức về các quy định của Hiến pháp trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật về kinh doanh thương mại khác, cũng như các quy định của các đạo luật cụ thể điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực quốc tế.

Thời gian đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ. Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ.

Chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế của UEL được xây dựng gồm 3 phần: [1] xã hội nhân văn, [2] pháp luật cơ sở và [3] phần chuyên ngành liên quan chủ yếu đến luật pháp trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Về mặt kiến thức, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ nắm rõ được các đạo luật cụ thể điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh như Luật thương mại quốc tế; Luật doanh nghiệp; Luật phá sản; Luật cạnh tranh; Luật đầu tư… Các đạo luật khác có quan hệ điều chỉnh gián tiếp các hoạt động kinh doanh như Luật sở hữu trí tuệ; Luật dân sự; Luật môi trường; Luật đất đai; Luật lao động; Luật thuế… Các Nghị quyết của Quốc hội; các Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản dưới luật về kinh tế.

Về mặt kỹ năng, sau khi ra trường, sinh viên được đảm bảo đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương 500 điểm TOEIC.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế Khóa 21 của UEL

Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế chất lượng cao với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:

– Sinh viên được tiếp cận chương trình học tiên tiến với nội dung chuyên sâu và nâng cao theo định hướng nghiên cứu gắn liền với thực tiễn;

– Sinh viên được nâng cao khả năng tiếng Anh thông qua môi trường học tập và giảng dạy sử dụng bằng tiếng Anh;

– Sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân; 

– Sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo được thiết kế rất linh hoạt, tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học vượt, học ngành chính, ngành phụ và học song ngành;

– Sinh viên được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, tham quan tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu cả ở trong và ngoài nước;

– Sinh viên được thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với các nhà quản trị xuất sắc, các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tuyển dụng hàng đầu và các cựu sinh viên thành đạt;

– Sinh viên được học tập và sinh hoạt trong khu đô thị Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô đầu tư hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực;

– Sinh viên được cung cấp nguồn học bổng đa dạng, được trao đổi với sinh viên quốc tế và có cơ hội được đi du học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

– Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp sang học tại các trường Đại học đối tác của UEL ở  Mỹ, Pháp, Anh, Úc…

3. Điểm chuẩn ngành Luật thương mại quốc tế của UEL

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế sau khi tốt nghiệp UEL

Ngày nay, sẽ không khó để thấy được sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc tế. Điều này đẩy mạnh mọi hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau. Lúc này, hệ thống pháp luật thương mại quốc tế trở nên vô cùng cần thiết và đây chính là “cơ hội vàng” đem lại việc làm đa dạng cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Luật thương mại quốc tế. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong xã hội như:

– Làm chuyên viên dịch vụ pháp lý tại các công ty luật tư nhân, các văn phòng luật, hoặc trong các cơ quan nhà nước, chuyên giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại.

– Làm chuyên viên tư vấn pháp luật tại các văn phòng luật sư, các công ty luật, chuyên thực hiện các công việc tư vấn pháp lý cho các công ty, doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với quốc tế.

– Làm chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế, hoặc làm biên tập viên cho các vấn đề liên quan đến pháp luật.

– Làm công tác nghiên cứu trong Viện Kinh tế hoặc các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật.

– Làm giảng viên giảng dạy về Luật thương mại tại các cơ sở đào tạo giáo dục, các trường đại học, cao đẳng.

– Làm luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có thể tham gia tranh tụng tại các phiên toà giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Ngành Luật thương mại quốc tế được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Hy vọng những thông tin trong bài viết “Review ngành Luật thương mại quốc tế trường Đại học Kinh tế – Luật [UEL]: “Cơ hội vàng” cho sinh viên thời kỳ hội nhập” sẽ giúp các bạn có thêm cơ sở trong việc lựa chọn ngành học tương lai của mình.

Dưới đây là bài chia sẻ của sinh viên Lê Trọng Đức Anh – thành viên của fanpage Diễn đàn Sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương- FTU Forum:

“CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ”

Gọi em là nàng tiên cá?‍♀️?‍♀️ vì tình yêu FTU dành cho em là VÔ BỜ

Các em thân mến, anh Đức Anh đã quay lại rồi đây. Trước tình hình diễn biến bệnh dịch ngày càng phức tạp thì hãy về với vòng tay của các anh chị, để FTU che chở cho em. Nhà trường đã có thông tin tuyển sinh chung ở trên web rồi, các em có thể tham khảo, còn ở bài viết của anh chị ngày
hôm nay thì sẽ cho các em cái nhìn chi tiết hơn nữa về chương trình học của ngành Luật thương mại quốc tế nhé. Còn điều gì thắc mắc hãy cmt xuống dưới bài viết để anh chị có thể giải đáp và nhớ update mọi thông tin mới mẻ, bổ ích trên fanpage Diễn đàn Sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương- FTU Forum nhé!

Ngành Kinh tế nói chung và chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chưa bao giờ hết hot với các bậc phụ huynh và học sinh khi nhắc đến trường đại học Ngoại Thương nhưng đến lúc đăng kí xét tuyển nhiều bạn đã không đặt nó là NV1 vì nhà trường xét tuyển theo nhóm ngành và “ngành Luật” nằm chung nhóm với “ngành Kinh tế”.

Câu hỏi đặt ra đó là “Vì sao mà mọi người lại sợ học Luật đến thế?”. Còn quá nhiều người nhận thức về ngành Luật với quan điểm rằng học Luật khô khan, chỉ dành cho ai thích học thuộc, việc ngày ngày làm bạn với quyển luật là 1 điều nhàm chán. Vậy thì sau khi đọc bài viết này em sẽ phải ngạc nhiên lắm đấy!!

I. Thông tin chung

[Chương trình được thông qua theo Quyết định số 2730/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 05/07/2011]

– Chương trình được xây dựng dựa trên thiết kế của các chuyên gia EU và sự đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý, luật gia, luật sư nhiều kinh nghiệm của Việt Nam trong khuôn khổ dự án MUTRAPIII-FTU1 do Liên minh Châu Âu tài trợ;

– Đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, đa số được đào tạo bài bản tại nước ngoài [Anh, Pháp, Nhật, Thụy Sỹ…], ngoài ra còn có các chuyên gia mời giảng đến từ Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, VCCI, các văn phòng/công ty luật danh tiếng, giám đốc pháp chế của các tập đoàn lớn.

– Khoa Luật chính thức trở thành thành viên của Asian Law Institute [ASLI]- Viện luật Châu Á

Và sau đây là bảng chỉ tiêu và điểm chuẩn chuyên ngành 3 năm gần đây nhất mà anh đã tổng hợp được:

II. Thông tin chuyên ngành

1. Chương trình đào tạo [ảnh 2]

2. Kiến thức và kĩ năng đạt được

Với chương trình này, người học được cung cấp:

  • Kiến thức về pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế [luật của WTO, ASEAN, EU…]
  • Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại, hợp đồng thương mại quốc tế
  • Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế, kỹ năng tranh tụng tại các cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
  • Khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh pháp lý
  • Khả năng kết hợp tư duy pháp lý và tư duy kinh tế để thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu

Cùng với các kiến thức nói trên, thông qua phương pháp học tập đa dạng sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm [như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian…] và các kỹ năng thực hành pháp luật cơ bản như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng nói, viết và nghiên cứu pháp luật, kỹ năng phân tích án lệ, kỹ năng tư vấn, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại, kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại, kinh doanh quốc tế…

Các phương pháp học tập đa dạng với phương châm lấy người học là trung tâm, môi trường học tập năng động; các hoạt động ngoại khóa, thực hành được triển khai thường xuyên, đặc biệt là hoạt động diễn án tại Phòng Thực hành pháp luật [ảnh 3]. Thông qua các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các sinh viên trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn trong các tình huống tranh chấp, nâng cao kĩ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại, hợp đồng thương mại quốc tế.

3. Hướng đi sau khi tốt nghiệp

  • Sinh viên tốt nghiệp ngành luật tại trường Đại học Ngoại Thương có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề luật, có khả năng làm việc tại các môi trường quốc tế mang tính cạnh tranh cao.
  • Cán bộ tại các cơ quan Tư pháp của Nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát
  • Cán bộ tại các cơ quan quản lý Nhà nước [Bộ, Ban, Ngành, Uỷ ban Nhân dân các cấp, …], các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực pháp lý.
  • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế có thể đảm nhiệm vị trí chuyên gia pháp lý tại các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF…
  • Trọng tài viên, hòa giải viên tại các trung tâm trọng tài và hòa giải quốc tế.

Ngoài tòa án thì trọng tài cũng là một phương thức được sử dụng để giải quyết tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Khi nhu cầu hội nhập với quốc tế ngày càng cao thì việc học Luật sẽ không gói gọn ngành nghề trong ngành Luật mà em hãy yên tâm rằng có rất nhiều lựa chọn cho em:

  • Làm tuyển dụng nhân sự, hành chính nhân sự, quản trị nhân sự: Các công ty khi tuyển dụng, giải quyết chế độ cho người lao động, bảo hiểm, …. cũng cần kiến thức pháp luật nhất định.
  • Giảng viên của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu viên về luật TMQT.
  • Kinh doanh, buôn bán,….. mọi ngành nghề khác: Học luật đều có ích vì học luật có tư duy pháp lý, ứng dụng thực tiễn rất tốt trong kinh doanh, giúp đảm bảo sự an toàn cho các giao dịch.
  • Làm quản trị dự án, … của các tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài. Nước ngoài thì kiến thức pháp luật là rất quan trọng. Họ đầu tư kinh doanh ở VN nhưng họ không nắm kiến thức nhiều về pháp luật Việt Nam nên việc có bằng cử nhân luật ở Việt Nam, am hiểu môi trường kinh doanh Việt nam cũng là một lợi thế.

– Nếu học ngành luật của ĐH Ngoại thương có điểm lợi thế nào khác so với các trường có đào tạo ngành này. Liệu sau này thí sinh có trở thành luật sư được hay không?

Một câu hỏi rất hay tại ngày hội tư vấn tuyển sinh 2019 “FTU – Con đường ra biển lớn” được tổ chức tại trường ĐH Ngoại thương đã được PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Trưởng Khoa Luật giải đáp. Không chỉ có ngành Luật mà còn rất nhiều bài khác nên anh sẽ để link bài viết cho các em tham khảo nhé ^^ //vietnammoi.vn/hoc-nganh-luat-o-dh-ngoai-thuong-co-co-hoi-tro-thanh-luat-su-khong-2019040806465104.htm

Có 1 bí mật nhỏ là học Luật thì lương sẽ tăng dần theo độ tuổi lao động chứ không giảm như nhiều ngành khác vì “gừng càng già càng cay” khi am hiểu rất nhiều bộ luật thì em sẽ được trả rất cao cho các vụ tố tụng, kiện cáo từ trong nước cho đến quốc tế. Với môi trường Tiếng Anh tốt như ở FTU thì cơ hội việc làm cho em luôn rộng mở.

4.Cơ hội
– Cơ hội học bổng:

Với kết quả học tập xuất sắc, sinh viên có cơ hội nhận được học bổng từ Đại học Ngoại thương và các đối tác của Trường, học bổng trao đổi sinh viên du học tại trường đối tác chiến lược của FTU và Khoa Luật. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội nhận học bổng hướng nghiệp từ các doanh nghiệp, hãng luật, tập đoàn quốc tế như Baker&McKenzie, YKVN, Vilaf…

– Cơ hội tham gia các cuộc thi quốc tế:

Những sinh viên ưu tú sẽ có cơ hội tham gia các cuộc thi về pháp luật như FDI Moot Court, VIS Moot được tổ chức ở Hàn Quốc, Hồng Kong, Áo.

Sinh viên tốt nghiệp có hội được nhận học bổng thạc sĩ tại các trường đại học Luật ở Hoa Kỳ, Anh Quốc, Thụy sĩ, Italy và các đối tác của FTU.

5. Chia sẻ về chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế ở trường Đại học Ngoại Thương
Điều khác biệt khi học ngành Luật ở FTU?​

“Khác biệt so với các trường Luật khác, đó là khi chúng ta được chọn ngành Luật, chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế thì chúng ta sẽ thấy rằng bên cạnh kiến thức luật cơ bản, thì chúng ta sẽ đi học sâu vào chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế. Đó là đặc điểm đầu tiên chúng ta thấy khác biệt. Thứ hai, ngành Luật của Trường Đại học Ngoại thương thì chúng ta chú trọng đến phát triển các kĩ năng cho các em. Tức là, các em trên ghế nhà trường không chỉ đơn thuần là các em học về lí thuyết mà các thầy cô đã xây dựng chương trình trong đó tích hợp các kĩ năng thực hành cho các em. Trong đó có môn Kĩ năng thực hành pháp luật. Bên cạnh đó thì các môn học khác, các bạn đều được đưa vào các kĩ năng. Có điểm khác biệt nữa là ngành Luật Đại học Ngoại thương của chúng ta chú trọng thêm về Tiếng Anh. Và chúng ta có tới hai môn học là Tiếng Anh pháp lí để giúp cho các em không những giỏi về chuyên môn, không những năng động, mà còn có tiếng Anh để đáp ứng được nhu cầu của hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay và trong tương lai”- Thầy Hà Công Anh Bảo, cựu sinh viên Đại học Ngoại thương, Phó Trưởng khoa Luật ĐHNT.

Việc học thuộc nhiều nên không dám học Luật?

Rụt rè, nhút nhát nên sợ tranh luận, sợ học Luật?

“Chị là một người khá thích luật nên từ đầu thì không hề có suy nghĩ sợ Luật hay gì cả. Về Luật thì điều chị thấy đầu tiên là bây giờ đây là một ngành khá phát triển. Nước mình thì đang hội nhập nên nếu giỏi ngoại ngữ thì cơ hội việc làm cực kì rộng mở luôn. Thứ hai là học Luật thì không học thuộc nhiều gì cả như các bạn nói, bọn chị đi thi đều được mang bộ luật vào tra cứu và giải quyết tình huống. Thứ ba là năm nhất thì bọn chị cũng được học tất cả các môn cơ sở như các khoa khác và vài môn cơ sở ngành như tâm lí học hay là xã hội học chị thấy rất hay nè. Cuối cùng thì số lượng sinh viên không quá đông nên các thầy cô chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế cực kì quan tâm và tạo điều kiện cho sinh viên”- Chị Nguyễn Mai Anh, sinh viên chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế K57 FTU nên đẩy câu giới thiệu trước khi trích dẫn lời của chị. Và chị Mai Anh cũng có đôi lời gửi đến các em K59 tương lai: “ Còn đang lăn tăn nên học Luật ở Ngoại Thương hay không thì chị nghĩ cực kì đáng nhé. Vì ngoài được học kiến thức chuyên môn và môi trường clb hay hoạt động ngoại khóa của trường mình cũng như khoa Luật cực kì sôi nổi và đó là tiền đề em phát triển hơn nè!”.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các em có thêm thông tin cần thiết về chuyên ngành Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương và có thêm niềm tin vững chắc khi chọn lựa vào chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế nhé^^.

Ngoại thương chờ em

Chủ Đề