Khoa học vật liệu ra trường làm gì

Có thể nói, công nghệ nano đang hiện diện trong nhiều lĩnh vực của khoa học, công nghệ, làm thay đổi diện mạo của cuộc sống con người. Vậy công nghệ nano là gì? Ứng dụng của nó trong ngành vật liệu ra sao và triển vọng nghề nghiệp khi theo học ngành học này là gì?

Ứng dụng “vạn năng” của công nghệ nano

Thời gian gần đây, có thể thấy sự nổi lên mạnh mẽ của các sản phẩm sử dụng công nghệ nano. Ví dụ như các sản phẩm nước rửa tay hay khẩu trang sử dụng công nghệ kháng khuẩn bằng các hạt nano kim loại đang trở thành một trong những mặt hàng bán chạy nhất trong mùa dịch Covid-19.

Các loại kem trị nám, trị mụn, các liệu trình chăm sóc, trẻ hóa làn da dùng công nghệ nano tạo ra làn sóng mới trong ngành làm đẹp, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các trung tâm thẩm mỹ và các hãng dược phẩm.

Trên các quảng cáo về tủ lạnh, công nghệ kháng khuẩn khử mùi nano bạc được nhấn mạnh như một tính năng nổi bật của sản phẩm. Công nghệ nano cũng được các chuyên gia Nhật Bản ứng dụng trong quá trình xử lý nước ở sông Tô Lịch Hà Nội.

Công nghệ nano được đánh giá là một trong những thành phần công nghệ điển hình của nền công nghiệp 4.0 bên cạnh công nghệ Internet Vạn vật [IoT], thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, máy in 3D và công nghệ sinh học.

Công nghệ nano được đánh giá là một trong những thành phần công nghệ điển hình của nền công nghiệp 4.0

Vậy công nghệ nano là gì mà sở hữu sức mạnh vạn năng đến vậy? Công nghệ nano nói một cách đơn giản là công nghệ cho phép tác động, điều khiển hình dáng, kích thước, cũng như cấu tạo của vật chất ở quy mô cực kỳ nhỏ bé- kích thước nanomet [1nm = 1 phần tỷ mét]. Khi ở kích thước này, vật chất xuất hiện những đặc tính vật lý, hóa học và sinh học hoàn toàn khác so với khi ở kích thước bình thường. Một số vật liệu trở nên bền và nhẹ hơn; một số khác dẫn điện, truyền nhiệt tốt hơn hoặc phản xạ ánh sáng hay thay đổi màu sắc do kích thước hoặc cấu trúc của chúng bị thay đổi. Bởi lợi thế ưu việt đó, công nghệ nano trở thành công cụ quan trọng được các nhà khoa học sử dụng trong phân tích, thiết kế và chế tạo ra các vật liệu tiên tiến, với nhiều tính năng đặc biệt để phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Ngành công nghệ nano được đào tạo thế nào tại USTH? 

Để bắt nhịp với sự ứng dụng ngày càng mạnh mẽ của công nghệ nano vào ngành công nghiệp vật liệu, nhiều trường đại học tại Việt Nam mở các ngành đào tạo liên quan đến công nghệ nano, trong đó có trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội [USTH, Đại học Việt Pháp]. Tại USTH, khi theo học chương trình cử nhân Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano, sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở vững chắc về cấu trúc vật liệu, phương pháp chế tạo vật liệu cấu trúc nano cũng như các phương pháp để xác minh cấu trúc, tính chất của vật liệu. Bên cạnh các giờ học lý thuyết, thực hành trên lớp, sinh viên còn có cơ hội tham gia dự án nghiên cứu của giảng viên để trực tiếp vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, sinh viên được thường xuyên nâng cao trình độ ngoại ngữ để chủ động tiếp thu, mở mang nguồn tri thức mới trong quá trình học, đồng thời tự tin gia nhập thị trường lao động thời kỳ hội nhập.  Đặc biệt, với kiến thức chuyên môn được đào tạo theo chuẩn quốc tế và khả năng tiếng Anh thành thạo, sinh viên USTH giành được nhiều lợi thế khi tiếp cận cơ hội thực tập và du học tại nước ngoài.  Cụ thể, hàng năm ngoài cơ hội thực tập tốt nghiệp toàn phần tại Đại học Paris Diderot, một trong những đối tác chiến lược USTH trong đào tạo và nghiên cứu, 80% sinh viên ngành Khoa học Vật liệu tiến và Công nghệ Nano được đi thực tập nước ngoài tại Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,... 50% sinh viên tốt nghiệp nhận học bổng học tiếp tại nước ngoài. Trong đó, không ít sinh viên đã nhận được học bổng toàn phần danh giá như học bổng Excellence của Chính phủ Pháp, học bổng chương trình thạc sĩ quốc tế Erasmus Mundus. 

Triển vọng việc làm cho sinh viên ngành Nano tại USTH? 

Công nghệ nano đang với tay tới mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Chính vì thế, sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ không bị bó buộc cơ hội việc làm trong một mảng ngành nghề nhất định mà có thể thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tốt nghiệp ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano tại USTH, sinh viên có thể làm việc tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như năng lượng [sản xuất pin mặt trời, pin và ắc quy, đèn LED]; chăm sóc sức khỏe [sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm]; môi trường [vật liệu lọc nước, vật liệu xử lý môi trường, phát triển cảm biến phát hiện các chất độc hại, kim loại nặng trong thực phẩm, cũng như trong môi trường]; Vật liệu điện tử, vật liệu tổng hợp [composites], mực in thông minh... Đứng trước thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp bắt buộc phải đến từ những đổi mới trong công nghệ và sự khác biệt về chất lượng sản phẩm. Do đó, phòng R&D ngày càng được chú trọng đầu tư, trở thành bộ phận nòng cốt trong các doanh nghiệp lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano có thể tự tin đảm nhiệm các vị trí trí phân tích chất lượng, phát triển sản phẩm tại đây với mức lương hấp dẫn.  Bên cạnh đó, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí quản lý trong dây chuyền sản xuất, chuyên viên tư vấn công nghệ, giới thiệu sản phẩm... Với sinh viên muốn theo đuổi con đường trở thành nhà nghiên cứu, giảng viên, có thể lựa chọn học tiếp chương trình thạc sĩ tại USTH hoặc các trường đại học tại nước ngoài. 

Tìm hiểu thêm: 

“Vòng quanh thế giới” thăm cựu sinh viên ngành Công nghệ nano Sinh viên USTH có công bố khoa học đăng trên tạp chí nhóm Q1

TS. Nguyễn Văn Quỳnh: “Hãy tin vào quyết định của bản thân!”

Mọi thứ trong cuộc sống xoay quanh chúng ta đều cấu tạo từ các loại vật liệu. Việc liên tục nghiên cứu để tìm ra những loại vật liệu bền, chắc, đáp ứng các nhu cầu thực tiễn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành Khoa học vật liệu.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Khoa học vật liệu là gì?

Khoa học vật liệu [tiếng Anh là Materials Science] là ngành học cung cấp các kiến thức về vật liệu nano, vật liệu bán dẫn, từ tính, quang học… nhằm phục vụ các vấn đề nghiên cứu công nghệ vật liệu và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu ngoài việc cung cấp cho sinh viên các kiến thức về Vật lý, Hóa học, Lý sinh ra còn có những kỹ năng mềm để phát triển năng lực sáng tạo, phát triển, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, nghiên cứu và khám phá kiến thức… là những kỹ năng vô cùng cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vật liệu.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu

Có những trường nào đào tạo ngành Khoa học vật liệu?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Khoa học vật liệu cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Khoa học vật liệu năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 24.25 [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Khoa học vật liệu

Với các trường đại học phía trên, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển ngành Khoa học vật liệu theo những khối thi sau:

  • Khối A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]
  • Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]
  • Khối B00 [Toán, Hóa học, Sinh học]
  • Và một số khối ít được sử dụng khác như A02, C01 và D07

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu

Các bạn nếu quan tâm tới các môn học ngành Khoa học vật liệu có thể theo dõi chi tiết trong chương trình đào tạo ngành Khoa học Vật liệu trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngoại ngữ B1 [Tiếng Anh B1/Tiếng Pháp B1/Tiếng Trung B1]
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Tin học cơ sở
Học phần tự chọn, bao gồm:
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Khoa học Trái đất và sự sống
Nhà nước và pháp luật đại cương
Nhập môn phân tích dữ liệu
Nhập môn Internet kết nối vạn vật
Nhập môn Robotics
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Đại số tuyến tính
Giải tích 1, 2
Xác suất thống kê
Học phần tự chọn, bao gồm:
Hóa học đại cương
Vật lý Môi trường
Lập trình C
Lập trình Matlab
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Toán cho vật lý
Cơ học
Nhiệt động học và Vật lý phân tử
Điện và từ học
Quang học
Cơ học lượng tử
Thực hành Vật lý đại cương 1, 2, 3
Phương pháp nghiên cứu Khoa học
Tiếng Anh chuyên ngành
Học phần tự chọn, bao gồm:
Kỹ thuật điện tử
Cấu trúc phổ
IV. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Vật lý hạt nhân và nguyên tử
Cơ học lý thuyết
Điện động lực học
Khoa học vật liệu đại cương
Vật lý thống kê
Vật lý tính toán
Các phương pháp thực nghiệm trong Khoa học vật liệu
Vật lý chất rắn 1
Cấu trúc thấp chiều và công nghệ vật liệu nano
Phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu
Thực tập thực tế
Kỹ thuật đo lường và xử lý tín liệu
Học phần tự chọn, bao gồm:
Các học phần chuyên sâu về Từ học và siêu dẫn
Từ học và vật liệu từ
Vật lý màng mỏng
Vật lý siêu dẫn và ứng dụng
Các phép đo từ
Thực tập chuyên ngành từ học và siêu dẫn
Vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp
Vật liệu vô định hình
Vật liệu từ liên kim loại
Các học phần chuyên sâu về Vật liệu Bán dẫn
Vật lý bán dẫn
Vật lý màng mỏng
Thực tập chuyên ngành Vật lý bán dẫn
Vật liệu và công nghệ bán dẫn
Quang bán dẫn
Vật lý linh kiện bán dẫn
Quang điện tử và quang tử
Cảm biến và ứng dụng
Linh kiện bán dẫn chuyển đổi năng lượng
Các học phần chuyên sâu về Tính toán trong Khoa học Vật liệu và Vật lý Y sinh
Khoa học Vật liệu tính toán
Vật lý màng mỏng
Vật lý chất rắn 2
Thực tập chuyên ngành Khoa học vật liệu tính toán
Lập trình nâng cao
Phương pháp Toán – lý
Phương pháp Monte Carlo
Mở đầu lý thuyết lượng tử từ học
Mở đầu Vật liệu mềm
Mở đầu về Vật lý Sinh học
Môn học định hướng nghề nghiệp [Không tính tín chỉ]
Vật lý các quá trình chuyển hoá năng lượng xanh
Năng lượng xanh và vật liệu tiên tiến
Kỹ năng thuyết trình
Vật liệu mềm
Vật liệu y sinh
Máy tính lượng tử
Điện tử Công nghiệp
Lập trình LabVIEW
Khóa luận tốt nghiệp và các học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
    Hoặc
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
 Vật lý hiện đại
 Vật lý của vật chất

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên ngành Khoa học vật liệu sau khi tốt nghiệp có thể tự tin và thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:

  • Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu vật liệu, Viện Vật lý
  • Giảng viên đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực Khoa học vật liệu
  • Tham gia công tác quản lý và phát triển trong các cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp về Khoa học vật liệu
  • Chuyên gia thiết kế vật liệu, sản phẩm, quy trình chế tạo vật liệu
  • Chuyên viên kinh doanh lĩnh vực khoa học vật liệu tại các tập đoàn Panasonic, Samsung, LG, Viettel

Mức lương ngành Khoa học vật liệu

Theo thống kê, mức lương bình quân ngành Khoa học vật liệu trên thế giới là khoảng 50.000$/năm tương ứng với ~ 4200$/tháng [khoảng 96 triệu đồng]. Tại Việt Nam có thể con số này sẽ nhỏ đi đôi chút.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành Khoa học vật liệu. Nếu bạn còn thắc mắc điều gì vui lòng đặt câu hỏi và gửi tới fanpage của chúng mình để được tư vấn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề