Khoa Kế toán Đại học Quốc gia Hà Nội điểm chuẩn

Là một vị trí không thể thiếu trong mỗi một doanh nghiệp, tổ chức, nhu cầu việc làm của ngành Kế toán chưa bao giờ suy giảm. Vậy Kế toán là gì, chương trình đào tạo Kế toán tại Đại học Kinh tế – ĐHQGHN [UEB] như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất cả qua bài viết sau nhé!

Ngành Kế toán là gì?

1. Kế toán là gì?

Kế toán quản lý toàn bộ các thông tin về tài chính, giao dịch, kết quả kinh doanh,… của doanh nghiệp hay tổ chức thông qua những con số, báo cáo của mình, do đó Kế toán là bộ phận không thể thiếu của bất cứ một doanh nghiệp nào, phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó.

Sinh viên tham gia chương trình đào tạo chất lượng cao Kế toán tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN còn được tích hợp chứng chỉ quốc tế CFAB của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales [ICAEW], mang tới cho sinh viên nhiều cơ hội học tập và việc làm trên thị trường quốc tế.

2. Điểm chuẩn ngành Kế toán

3. Ngành Kế toán tại Đại học Kinh tế – ĐHQGHN có gì khác biệt không?

Tên ngành Kế toán
Tên tiếng Anh Accounting
Mã ngành QHE42
Thời gian đào tạo 4 năm
Danh hiệu tốt nghiệp Cử nhân

Để có thể tốt nghiệp cử nhân ngành Kế toán, các em cần hoàn thành 135 tín chỉ của chương trình đào tạo, bao gồm: Khối kiến thức chung [27 tín], Khối kiến thức theo lĩnh vực [10 tín], Khối kiến thức theo khối ngành [16 tín], Khối kiến thức theo nhóm ngành [21 tín], Khối kiến thức ngành [61 tín].

Chương trình học ngành Kế toán tại UEB giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức về kế toán – kiểm toán và tài chính, kinh doanh theo chuẩn mực kế toán – kiểm toán Việt Nam cũng như Quốc tế. Cụ thể, sinh viên có thể lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, phân tích, dự báo kết quả tài chính, dự toán sản xuất kinh doanh.

Một số môn học tiêu biểu của ngành Kế toán như: Kế toán tài chính doanh nghiệp, Kế toán quản trị doanh nghiệp, Kiểm toán, Phân tích hoạt động kinh doanh, Hệ thống thông tin kế toán, Tài chính kế toán trong kinh doanh,…

Ngoài ra, trường còn kết hợp với Công ty kiểm toán KPMG để triển khai chương trình KPMG Star tạo cơ hội cho sinh viên có thể thực tập tại các doanh nghiệp, sinh viên được đào tạo chuyên sâu một số môn học của chứng chỉ CFAB, vì thế cơ hội nghề nghiệp quốc tế trở nên rộng mở hơn.

Chưa hết đâu nhé, trong quá trình hoạt động tại trường, sinh viên có thể tham gia Câu lạc bộ Kế toán Kiểm toán với hàng loạt các hoạt động tạo môi trường cho các em thỏa sức phát triển như: Cuộc thi Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán Kiểm toán ETA kết hợp cùng Khoa Kế toán Kiểm toán, các buổi Coffee Talk chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác với nhiều trung tâm giảng dạy ACCA tại Hà Nội,…

Sinh viên CLB Kế toán Kiểm toán [Nguồn: ueb.edu.vn]

4. Cơ hội việc làm của ngành Kế toán tại UEB

Sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán tại UEB, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí:

– Kế toán viên tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, ngân hàng, công ty/ tổ chức tài chính, cơ quan quản lý nhà nước,…

– Chuyên viên Phân tích tài chính cho các công ty tư vấn tài chính doanh nghiệp.

– Trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán.

– Nghiên cứu, giảng dạy tại cơ sở giáo dục, nghiên cứu về lĩnh vực Kế toán kiểm toán.

Kế toán là một ngành có nhu cầu nhân lực cao hiện nay, mở ra cơ hội việc làm lớn cho các em khi tốt nghiệp. Hy vọng bài viết “Review ngành Kế toán Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội [UEB]: Ngôn ngữ không lời trong kinh doanh” giúp các em có được những thông tin hữu ích trong quá trình lựa chọn môi trường học tập sắp tới.

Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội

Là một trong những ngôi trường “có tiếng” đào tạo khối ngành Kinh tế, điểm chuẩn ngành Kế toán của ĐH Ngoại thương luôn ở mức cao nhất cả nước và tăng một cách “đột biến” trong 4 năm vừa qua, từ 23,6 điểm [năm 2018] đến 28,25 điểm [năm 2021].

Học phí dự kiến năm 2022 của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội với chương trình đại trà khoảng 22 triệu/năm, học phí chương trình chất lượng cao khoảng 42 triệu/năm và chương trình tiên tiến khoảng 60 triệu/năm. Học phí của các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm. 

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Điểm chuẩn ngành Kế toán của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cao đứng thứ 2 cả nước trong 4 năm vừa qua. Từ năm 2018 đến năm 2020, mức điểm chuẩn của ngành này tăng đều và dao động từ 23,6 đến 27,15 điểm. Năm ngoái, mức điểm trúng tuyển của ngành là 27,65, đồng nghĩa với việc, thí sinh phải đạt trên 9,2 trên mỗi môn mới có thể đỗ vào ngành này của ĐH Kinh tế Quốc dân.

Mức học phí dự kiến năm 2022 của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dao động từ 16-22 triệu/năm đối với chương trình chuẩn, từ 45-65 triệu/năm đối với các chương trình đặc thù.

Trường ĐH Thương mại

Điểm chuẩn ngành Kế toán của ĐH Thương mại cũng tăng khá mạnh trong 4 năm gần đây. Năm 2018, trường lấy 20,9 điểm, chênh 5,1 điểm so với năm 2020. Năm 2022, mức điểm chuẩn ngành Kế toán của trường cao thứ 3 cả nước, 26,6 điểm.

Năm 2022, học phí của ĐH Thương Mại đối với chương trình đào tạo chuẩn là 23-25 triệu/năm tùy theo từng ngành [chuyên ngành] đào tạo; học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp: từ 31,25- 33,495 triệu/năm học theo từng ngành [chuyên ngành] đào tạo; học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: 23 triệu/năm học. Mức tăng học phí từng năm so với năm trước liền kề không quá 10%.

Học viện Tài chính

Năm ngoái, điểm trúng tuyển ngành Kế toán của Học viện Tài chính là 26,55, cao hơn năm 2020 là 0,35 điểm, và hơn năm 2018 là 5,3 điểm. 

Học phí năm học 2021 - 2022 của Học viện Tài chính đối với chương trình chuẩn là 15 triệu/sinh viên/năm học; chương trình chất lượng cao là 45 triệu/sinh viên/năm học. Từ năm học 2022 - 2023 học phí sẽ được điều chỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng không vượt quá 10%/1 năm học.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Mặc dù thế mạnh không phải các ngành kinh tế nhưng điểm chuẩn ngành Kế toán của ĐH Bách khoa Hà Nội cũng tăng mạnh từ năm 2018 đến năm 2020, từ 20,5 đến 25,3 điểm. Trong 2 năm gần đây, điểm chuẩn của ngành này không có nhiều thay đổi, luôn nằm trong ngưỡng 25.

Học phí của năm học 2022-2023 của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến như sau:

- Các chương trình chuẩn: 24 - 30 triệu/năm học [tùy theo từng ngành].

- Các chương trình ELITECH: 35 - 40 triệu/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có học phí khoảng 60 triệu/năm học.

- Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế: 42 - 45 triệu/năm học.

- Các chương trình đào tạo quốc tế: 25 - 30 triệu/học kỳ. 

Trường ĐH Mở Hà Nội

Năm 2021, điểm chuẩn ngành Kế toán của ĐH Mở Hà Nội là 24,9 điểm, cao hơn năm 2020 là 1,7 điểm. Mức điểm chuẩn của ngành này năm 2018 và năm 2019 lần lượt là 19,5 và 20,85.

Mức học phí của ĐH Mở Hà Nội dự kiến năm 2022 của trường dao động từ 16,1-17 triệu/năm tùy theo từng ngành [chuyên ngành] đào tạo.

Trường ĐH Giao thông Vận tải

Trường ĐH Giao thông Vận tải ghi nhận sự tăng mạnh trong mức điểm chuẩn của ngành Kế toán trong 4 năm vừa qua. Cụ thể, điểm chuẩn của ngành này năm ngoái là 25,5 điểm, tăng đến 6,55 điểm so với năm 2018. Trung bình mỗi năm, điểm chuẩn ngành này tăng 2-3 điểm.

Về mức học phí của ĐH Giao thông Vận tải, đối với chương trình đại trà năm 2021-2022, học phí các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 335.300 đồng /1 tín chỉ, khối Kinh tế là 275.900 đồng /1 tín chỉ; đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao, học phí các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 616.520 đồng /1 tín chỉ, khối Kinh tế là 557.140 đồng /1 tín chỉ. Năm 2022-2023, học phí sẽ tăng khoảng 23% so với năm học 2021-2022, mỗi năm tiếp theo, mức học phí dự kiến sẽ tăng khoảng 10%/năm.

Trường ĐH Công Đoàn

Năm 2018 và năm 2019, điểm chuẩn ngành Kế toán của ĐH Công Đoàn đều nằm dưới mức 20 điểm. Hai năm gần đây, mức điểm chuẩn ngành này tăng nhanh, với mức điểm chuẩn năm 2020 và năm 2021 lần lượt là 22,85 và 24,85.

Học phí dự kiến năm 2022 của Trường ĐH Công đoàn dao động từ 11,8 - 22,3 triệu/ năm tùy theo từng ngành đào tạo. Riêng các ngành đào tạo theo chương trình chất lượng cao, mức học phí gấp 2 lần học phí hệ chính quy.

Trường ĐH Thăng Long

Mức điểm chuẩn ngành Kế toán của ĐH Thăng long tăng mạnh trong 4 năm gần đây. Điểm chuẩn ngành này năm ngoái cao hơn 8 điểm so với năm 2018 và mỗi năm, mức điểm chuẩn của ngành tăng từ 2-4 điểm.

Học phí dự kiến năm 2022 của Trường ĐH Thăng Long dao động từ 24,2 - 29,7 triệu/ năm.

Mai Trà Giang

Ngành Marketing có mức điểm chuẩn không kém cạnh các ngành Công nghệ, Y - Dược. Năm ngoái, ĐH Tôn Đức Thắng lấy điểm chuẩn theo thang 40 là 36,9 điểm. ĐH Kinh tế Quốc dân lấy điểm chuẩn theo thang 30 là 28,15 điểm.

Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh luôn thuộc top đầu trong khối đào tạo ngành Ngôn ngữ.

Điểm chuẩn các ngành của Học viện Tài chính liên tục tăng qua các năm, trong đó ngành Hải quan & Logistics có điểm chuẩn cao nhất là 36,22 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Công nghệ thông tin luôn được coi là 1 trong những ngành top đầu trong những năm qua. Điểm chuẩn của ngành ở các trường ĐH luôn nằm mở mức cao, vượt mức 28 điểm.

Trong những năm gần đây, ngành Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành “hot”, và điểm chuẩn có xu hướng tăng mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề